Nhận định tổn thương trong mổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thay van hai lá có huyết khối nhĩ trái tại bệnh viện việt đức (Trang 97 - 99)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhận định vị trí huyết khối trong nhĩ trái khi phẫu thuật chúng tôi thấy rằng có 24BN (43,7%) chỉ có huyết khối trong TNT, có 29 BN (52,7%) có cả huyết khối trong nhĩ trái và TNT, có 1 BN (1,8%) chỉ có huyết khối trong nhĩ trái và có 1 BN (1,8%) có huyết khối tự do trong nhĩ trái. Đem so sánh kết quả này với SÂ qua thành ngực trước mổ (Bảng 3.9) ta thấy: có tới 13 trường hợp (23,7%) SÂ qua thành ngực trước mổ không phát hiện ra huyết khối. Trong số 13 trường hợp này thì có 12 trường hợp huyết khối ở trong TNT và một trường hợp huyết khối ở cả TNT và nhĩ trái. Như vậy, kết quả trên cho thấy rằng đối với SÂ qua thành ngực trước mổ việc chẩn đoán huyết khối trong TNT vẫn là một khó khăn và hay bị bỏ sót.

Hình 4.4. Hình ảnh HK tự do trong mổ của BN Nguyễn Thị Th 58 tuổi, mổ ngày 23/10/09.

Về thương tổn màng tim trong mổ chúng tôi thấy có 9 BN (16,4%) trước mổ có tiền sử mổ tách van cũ nên lần này mổ lại màng tim dính gây nhiều khó khăn cho phẫu thuật: kéo dài thời gian mổ, tăng nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng sau mổ.

Về tổn thương lớp nội mạc nhĩ trái chúng tôi thấy có 13 BN (23,6%) có lớp nội mạc nhĩ trái bình thường, có 40 BN (72,7%) có lớp nội mạc nhĩ trái dày và 2 BN (3,6%) có lớp nội mạc dày và vôi hóa. Từ số liệu trên cho thấy tổn thương lớp nội mạc nhĩ trái là rất hay gặp trong bệnh VHL. Tổn thương này có thể do dòng phụt ngược của hở hai lá xối vào thành nhĩ trái làm dày lớp nội mạc nhĩ trái lên hoặc do tại vị trí bám của huyết khối cũ trong thành nhĩ trái lâu ngày làm huyết khối thành hóa và vôi hóa vào thành nhĩ trái. Trong phẫu thuật bệnh VHL có HKNT tổn thương này rất khó xử trí do phần huyết khối bị thành hóa bám rất chắc vào thành nhĩ trái. Nếu trong mổ không bóc hết tổn thương này thì sau mổ những mảnh huyết khối còn sót có thể tiếp tục bong ra gây tắc mạch. Mặt khác, tại vị trí bóc huyết khối sẽ để lại bề mặt sù sì trên nhĩ trái, mất tính trơn nhẵn của nhĩ trái. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối mới trong nhĩ trái sau mổ [40].

Về tổn thương bộ máy VHL chúng tôi thấy tỉ lệ dính mép van là 100%, tỉ lệ dày và co rút lá van, tổ chức dưới van là 100% và tỉ lệ vôi hóa là 96,4 % (Bảng 3.17). Tỉ lệ này của chúng tôi cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn [15], điều này là do việc lựa chọn BN trong nghiên cứu có khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi chọn những BN bị bệnh VHL đã có biến chứng HKNT, tức là giai đoạn bệnh muộn hơn so với nhóm BN trong nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn. Do vậy, tổn thương của bộ máy VHL cũng nặng nề hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thay van hai lá có huyết khối nhĩ trái tại bệnh viện việt đức (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w