Giải pháp về hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu Quản lý nhà hát ca múa nhạc việt nam (Trang 85 - 128)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà hát Ca Múa NhạcViệt Nam

3.2.6. Giải pháp về hoạt động Marketing

Đầu tư xây dựng, nâng cấp phòng trưng bày, sưu tầm thành bảo tàng Ca, Múa, Nhạc của riêng Nhà hát nhằm giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Ca, Múa, Nhạc dân tộc cho khách du lịch, là điểm đến

văn hóa của mọi du khách khi đến thủ đơ, là địa chỉ để có thể tra cứu và thu thập thông tin đáng tin cậy với khán giả khi muốn tìm hiểu và thưởng thức nghệ thuật CMN dân tộc. Liên kết hợp tác với các công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài nước nhằm giới thiệu tới du khác về Nhà hát CMNVN như một địa chỉ văn hóa.

Những năm trước đây và cho đến hiện nay, Nhà hát CMNVN chưa có phịng marketing chun trách, vì vậy hoạt động marketing gần như vắng bóng, cơng việc phần lớn chỉ do một, hai nhân viên đối ngoại kiêm nhiệm nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc thông báo lịch diễn lên trang web của Nhà hát. Vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động marketing, đào tạo và tuyển dụng cán bộ chuyên trách marketing nghệ thuật, mau chóng thành lập phịng marketing, xây dựng chiến lược marketing dài hạn và ngắn hạn cho Nhà hát, đầu tư về cơ sở vật chất cũng như tài chính để thúc đẩy hoạt động marketing thường xuyên hơn.

Hiện nay nhiều chương trình biểu diễn của Nhà hát CMNVN tại Nhà hát lớn hoặc rạp Âu Cơ vẫn chưa có chiến lược quảng cáo hiệu quả, nhiều khán giả vẫn chưa biết là có chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát, trong khi đó các chương trình nghệ thuật đều được luyện tập rất cơng phu và tốn nhiều kinh phí. Đây là điều rất bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, sự phát triển của Nhà hát và đời sống cán bộ diễn viên, lòng tự trọng của những người làm nghề. Trong chiến lược marketing thì các hình thức quảng cáo như tờ rơi, băng zơn, hay những ấn phẩm quảng bá các nơi chỉ là kỹ thuật hay công cụ marketing chiếm một phần rất nhỏ. Thiết nghĩ trong thời gian sắp tới Nhà hát CMNVN phải triển khai công tác nghiên cứu thị trường, khán giả, lên kế hoạch quảng bá hình ảnh Nhà hát cùng với những chương trình nghệ thuật chất lượng bằng nhiều cách khác nhau như: Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra xã hội học, đưa nghệ thuật CMN đến học đường, nhà máy, công sở… hoặc tổ chức các buổi tọa đàm giữa lãnh đạo, các nghệ sỹ của Nhà hát với khán giả, sẽ giúp cho khán giả có thể bày tỏ trực tiếp những suy nghĩ, đánh giá của mình với sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát đưa ra. (Địa điểm tọa đàm có thể ở tại sân khấu Nhà hát, số 08 Huỳnh Thúc Kháng). Trước đó sẽ thơng báo qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo trên trang thông tin của nhà hát, thông qua các CLB như: CLB Âu Cơ, CLB cựu diễn viên… để khán giả biết và tham gia đóng góp ý kiến. Nhà hát CMNVN cũng nên xây dựng các chi hội câu lạc bộ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước để phát huy tối đa nguồn lực các thành viên trong câu lạc bộ, từng bước hình thành và mở rộng khán giả. Đây là vấn đề rất quan trọng, là cơ sở thực tiễn giúp cho lãnh đạo Nhà hát CMNVN biết được công chúng đang cần thưởng thức những gì, mặt nào được, mặt nào chưa được để dần khắc phục, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn cho sự phát triển tiếp theo của Nhà hát, đáp ứng mọi nhu cầu của khán giả.

Vận hành và hoàn thiện hơn nữa trang web của Nhà hát CMNVN, thông tin phải được thường xuyên cập nhật như: Lịch biểu diễn, nội dung các chương trình nghệ thuật, gương mặt nghệ sĩ… hàng

năm nên có một khoản kinh phí để liên kết với đài truyền hình trung ương, truyền hình Hà Nội, đài tiếng nói Việt Nam, các tạp chí chuyên ngành để làm các phóng sự, tin bài, giới thiệu về Nhà hát CMNVN với các tiết mục mới, những nghệ sỹ tài năng mới… Khi có các sự kiện lớn, Nhà hát nên tổ chức làm phim tư liệu giới thiệu về Nhà hát CMNVN và các vấn đề có liên quan để quảng bá mạnh mẽ và rộng rãi hơn hình ảnh và thương hiệu của Nhà hát trên các phương tiện thơng tin đại chúng.

Tóm lại: một đơn vị biểu diễn nghệ thuật nói chung hay Nhà hát CMNVN nói riêng, muốn phát triển tốt loại hình nghệ thuật của mình thì phải có hoạt động marketing xứng tầm. Tuy vậy nhiều Nhà hát khơng có hoặc có nhưng không coi trọng hoạt động marketing nghệ thuật, đây chính là điều hạn chế trong cơng tác quản lý của các đơn vị nghệ thuật trong đó có Nhà hát CMNVN. Mong rằng trong thời gian tới hoạt động marketing của Nhà hát sẽ được quan tâm đầu tư một cách bài bản, có tính chiến lược lâu dài về mọi mặt góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà hát.

Tiểu kết

Trên cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về văn hóa, quản lý Nhà hát nói chung, là thực tiễn để vận hành cơ chế quản lý Nhà hát CMNVN, thấy được thực trạng công tác quản lý những năm qua, những mặt làm tốt, những mặt cịn hạn chế, từ đó phân tích đề ra phương hướng cho sự phát triển những năm tiếp theo.

Bước vào thời kỳ mới với những chủ trương kịp thời, đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong cơng tác văn hóa văn nghệ nói chung, văn hóa nghệ thuật nói riêng như: Nghị định số 23-NQTW của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới”; nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành TW khóa VIII; quyết định số 45/2008/QĐ-TTg chính phủ ngày 23/8/2008 “về quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam năm 2010… Ngồi ra cịn nhiều văn bản, nghị định khác của Bộ VHTT&DL, Cục NTBD, làm cơ sở, chỗ dựa vững chắc cho Nhà hát CMNVN xây dựng những định hướng riêng, đặc thù để phát triển nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc những năm tới, trong đó trước tiên cần hồn thiện cơ cấu tổ chức, sau là tập trung đẩy mạnh công tác marketing nghệ thuật, công tác xã hội hóa, xây dựng những chương trình vừa và nhỏ có chất lượng cao, dễ tiếp cận để hướng tới khán giả, đẩy mạnh giao lưu hợp tác quốc tế, liên kết với các trường đào tạo để gây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng các vị trí cịn thiếu nhiều như: thanh nhạc, biên đạo múa, nhạc sĩ sáng tác …

Từ những định hướng chung của Nhà nước, Bộ VHTT&DL, Cục NTBD và kết hợp với định hướng cụ thể của Nhà hát CMNVN, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cấp thiết về nhân sự, tổ chức, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, trình độ quản lý cán bộ các phịng, đồn và đội ngũ diễn viên, quảng bá nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc và hiện đại cho công chúng, phát triển khán giả, đẩy

KẾT LUẬN

Có thể nói, mỗi quốc gia, dân tộc đều có bản sắc văn hóa truyền thống của riêng mình, nó chứa trong đó hồn cốt và tinh hoa riêng biệt được biểu hiện qua các thể loại nghệ thuật biểu diễn dân gian, dân tộc. Thông qua đó, diện mạo văn hóa được tỏa sáng và là hình ảnh tượng trưng đậm nét cho đất nước thời hội nhập.

1. Nhà hát CMNVN ra đời từ năm 1951, qua hơn nửa thế kỷ nhiều gian nan thử thách, Nhà hát đã gặt hái được nhiều thành công, xứng đáng với trọng trách được Nhà nước giao phó. Trong giai đoạn chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa giao lưu hội nhập quốc tế, với xu thế tồn cầu hóa, xuất hiện và du nhập vào mơi trường văn hóa nước ta rất nhiều các loại hình nghệ thuật vui chơi giải trí dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo ra sự cạnh tranh lớn về nghệ thuật biểu diễn Ca, Múa, Nhạc của Nhà hát CMNVN. Qua từng thời kỳ phát triển của đất nước, xác định mục tiêu cần đổi mới công tác quản lý Nhà hát CMNVN trong hướng phát triển những năm tới hoạt động Nhà hát CMNVN đã dần đi đúng hướng.

Từ cơ sở lý luận về quản lý Nhà hát và tổng quan Nhà hát CMNVN, đã làm tiền đề để tác giả luận văn tổng hợp, đánh giá, phân tích nhìn ra thực trạng cơng tác quản lý Nhà hát CMNVN.

2. Nhà hát CMNVN là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt Nam, cùng với các Nhà hát hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống khác, đang đứng trước giai đoạn rất khó khăn về nhiều mặt: Cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực, trình độ quản lý, thị hiếu khán giả…đặc biệt lớp khán giả trẻ đang thờ ơ với nghệ thuật dân tộc.

Nước ta đã trải qua thời kỳ bao cấp với thời gian dài, mọi cơ chế, chính sách trong cơng tác quản lý nói chung có rất nhiều bất cập, trì trệ, lạc hậu, khơng phát huy được năng lực sáng tạo của các tổ chức, mỗi cá nhân. Vì thế, khi Nhà nước “mở cửa” chuyển sang cơ chế mới thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, giao quyền tự chủ cho các Nhà hát trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hiện nay, các Nhà hát trong đó có Nhà hát CMNVN sẽ bước đầu bị động, loay hoay trong cách quản lý đơn vị mình.

Thấy được thực trạng này tại Nhà hát CMNVN, từ việc xác định rõ vai trò chủ thể quản lý, cơ chế và cách thức quản lý của Nhà hát đã giúp tác giả luận văn tổng hợp, phân tích tìm ra thực trạng căn ngun của những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý trên mọi mặt hoạt động của Nhà hát CMNVN. Đây là nền tảng quan trọng để Nhà hát CMNVN có được những định hướng, giải pháp nâng cao cơng tác quản lý.

được duy trì, phát triển bền vững với xu thế của xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng, định hướng của Nhà nước? cơ chế quản lý, cách thức quản lý của Nhà hát CMNVN phải được vận hành như thế nào? để mọi hoạt động của Nhà hát thực sự hiệu quả, nhằm ổn định tinh thần, nâng cao đời sống vật chất, thúc đẩy sự sáng tạo cống hiến cho nghệ thuật biểu diễn dân gian, dân tộc, của toàn thể nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát CMNVN.

Qua phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà hát CMNVN, tác giả luận văn đã đưa ra những đề xuất, những giải pháp, giúp cho công tác quản lý Nhà hát trong thời gian tới hoạt động phù hợp hơn, hiệu quả hơn về mọi mặt.

4. Ở góc độ cơng tác quản lý nói chung, trong mỗi giai đoạn phát triển của mỗi tổ chức đều phải có cơ chế, cách thức quản lý tương ứng mới phát huy được hết vai trò chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng thành viên trên mọi lĩnh vực hoạt động. Nhà hát CMNVN cũng như tất cả các Nhà hát hay đơn vị biểu diễn nghệ thuật khác, trên cơ sở những định hướng chung của Đảng và Nhà nước, phải tự chủ động, linh hoạt, sáng tạo tìm tịi, nghiên cứu đưa ra những phương hướng phát triển của riêng mình cho phù hợp, đáp ứng với sự phát triển chung của xã hội. Do vậy việc duy trì và phát triển, ngoài những giải pháp cấp thiết trước mắt, cần phải có những bước đi cụ thể, chiến lược trong định hướng của Nhà nước, Bộ VHTT&DL, Cục NTBD, các ban ngành có liên quan. Có như vậy mỗi cán bộ, diễn viên mới phát huy được tối đa vai trò, giá trị trong hoạt động nghệ thuật, đến gần hơn được với đông đảo cơng chúng, được cơng chúng am hiểu, u thích, xứng đáng với thương hiệu một Nhà hát quốc gia trong hoạt động âm nhạc dân tộc kết hợp hiện đại.

Nước ta đang trên con đường hội nhập mạnh mẽ và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các Nhà hát đã được tự chủ một phần trong mọi hoạt động của đơn vị mình để từng bước tiến tới tự chủ tồn phần. Tiến trình này phải được đặt dưới sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của Nhà nước và pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý theo đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật để vừa kích thích sự sáng tạo, phát huy tối đa năng lực đội ngũ nghệ sỹ diễn viên, đội ngũ quản lý nhưng vẫn phù hợp với quy luật phát triển và xã hội đương đại.

Việc nghiên cứu công tác “Quản lý Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại Nhà hát trong những năm tới. Mặt khác đây cũng là nguồn tài liệu hữu ích cho các đơn vị biểu diễn nghệ thuật và các cơ sở đào tạo nghệ thuật có thể tham khảo, ứng dụng về cơng tác quản lý vì: Mỗi loại hình nghệ thuật phát triển sẽ đóng góp chung cho thành tựu của nền nghệ thuật Việt Nam, nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tạo dựng hình ảnh một nước Việt Nam giàu bản sắc, văn minh, tiến bộ trên trường quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

2. Nguyễn Duy Bắc (2001), Về lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong công cuộc đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2010), Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27 tháng 7 năm 2010 về chống sự

xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội, Hà Nội.

4. Ban chấp hành Trung ương (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương khóa XI, Hà Nội.

5. Trần Văn Bính (2011) (chủ biên): Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2008), Nghị quyết số 23 – NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa nghệ

thuật trong thời kỳ mới”, do Bộ Chính trị ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2008.

7. Bộ Văn hóa Thơng tin (1964), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa số 534-VH- QĐ về việc “Thành lập Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam ”

8. Bộ Văn hóa Thơng tin (2004), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thơng tin số 47/2004/QĐ-

BVHTT về việc ban hành “Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp”.

9. Bộ Văn hóa Thơng tin (2004), Quy chế số 47 của Bộ Văn hóa Thơng tin về việc Ban hành “Quy

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch số 1098/QĐ-BVHTTDL “Quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam”.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định số 4239/QĐ-BVHTTDL ngày 23 tháng 12

năm 2014 về việc thí điếm áp dụng lộ trình đối mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 40/NQ-CP của Chính phủ.

12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Công văn số 1122/BVHTTDL-KHTC ngày 30 tháng 3 năm

2015của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai đặt hàng chương trình nghệ thuật đối với các Nhà hát được giao thí điểm áp dụng theo tinh thần Nghị quyết số 40/NQ-CP của Chính phủ)

13. Chính phủ (2008), Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ “Về chính sách khuyến khích xã

Một phần của tài liệu Quản lý nhà hát ca múa nhạc việt nam (Trang 85 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)