3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà hát Ca Múa NhạcViệt Nam
3.2.5. Giải pháp về tài chính
Hiện nay kinh phí của Nhà nước cấp cho Nhà hát theo dạng kinh phí đặt hàng các gói sản phẩm nghệ thuật mỗi năm khoảng trên dưới 07 tỷ đồng, sau khi trả lương và các khoản phụ cấp khác sẽ cịn lại rất ít dành cho hoạt động chuyên môn theo kế hoạch của Nhà hát, việc xây dựng mới các chương trình nghệ thuật gặp nhiều khó khăn. Do vậy, giải pháp trong giai đoạn hiện nay và những năm tới đây, ngồi việc tìm các nguồn tài trợ, các dự án lớn để có kinh phí thực hiện làm mới các chương trình thì ban giám đốc nên đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng các chương trình nhỏ, dễ tiếp cận tới công chúng, giảm tải về mọi mặt như: Nhân sự, vốn đầu tư, thời gian, mà lại có thể chủ động, dễ dàng biểu diễn được nhiều đêm, nhiều nơi. Bên cạnh đó Nhà hát nên huy động các nghệ sĩ nổi tiếng kết hợp với các đoàn địa phương biểu diễn các chương trình lớn nhỏ mang thương hiệu Nhà hát CMNVN để tiết kiệm chi phí, nhân lực mà vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ công chúng.
Những năm tiếp theo, Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ phải được tổ chức chặt chẽ, khoa học, nâng cao về trình độ quản lí, cơng tác tổ chức biểu diễn. Trang thiết bị của rạp hát đến 2025 phải được cải tiến đồng bộ về hệ thống âm thanh ánh sáng và nhiều trang thiết bị hiện đại công nghệ cao, đội ngũ kĩ thuật viên được đào tạo chính quy, hệ thống an ninh trật tự lễ tân phải thực sự chuyên nghiệp để đáp ứng được với tất cả các loại hình nghệ thuật trong nước và quốc tế đến biểu diễn. Khuyến khích các đồn của Nhà hát xây dựng chương trình biểu diễn tăng nguồn thu tại rạp Âu Cơ, mở rộng quảng bá hơn nữa việc cho các đơn vị hay các tổ chức có nhu cầu thuê sân khấu để thực hiện biểu diễn nghệ thuật hàng đêm và thuê các phòng luyện tập ngồi giờ hành chính.
Ngồi ra nên đẩy mạnh đầu tư cho CLB Âu Cơ, khu căng tin hiện đại để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của anh, chị em, nghệ sỹ, diễn viên và khán giả mỗi khi tới xem các chương trình biểu diễn của Nhà hát tại phố Huỳnh Thúc Kháng. Qua đây tăng thêm nguồn thu cho cơ quan, tạo thêm nhiều hình thức việc làm cho các đối tượng khác nhau trong Nhà hát.
Những năm trước đây, khi xây dựng chương trình biểu diễn lớn thì kế hoạch luyện tập thường giao cho các đoàn tự chủ động tập, sau đó “ghép”cùng các bộ phận với lượng thời gian không cố định. Chính điều này dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian, số buổi tập, hiệu quả công việc không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, lãng phí tài chính và sức lao động sáng tạo của anh chị em, không khoa học. Từ góc độ người làm cơng tác quản lý xin đưa ra đề xuất: mỗi khi thực hiện một chương trình, hội đồng nghệ thuật nên tính tốn, thẩm tra khối lượng cơng việc từ đó thống nhất khoán thời gian nhất định cho các phịng, đồn chun mơn hay trực tiếp các thành viên tham gia chương trình. Các trưởng đồn sẽ chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tiến độ, khung thời gian hay chất lượng nghệ thuật cho công việc luyện tập tại đồn, khuyến khích và khen thưởng khi cơng việc vượt tiến độ. Ví dụ: Một tác phẩm cần làm trong 15 buổi tập nhưng anh chị em tích cực làm trong 10 buổi mà công việc vẫn đạt hiệu quả như yêu cầu thì sẽ được hưởng tiền bồi dưỡng luyện cả 15 buổi tập và ngược lại nếu khơng hồn thành với tiêu chí về thời gian và chất lượng đề ra thì phải tập bù mà khơng được hưởng thêm. Đây là hình thức khốn cơng việc nhằm tạo ra tinh thần làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, khơng lãng phí thời gian, tạo cho mỗi cá nhân có ý thức trách nhiệm cao, giảm được nhiều chi phí và thời gian của tồn bộ các phịng, ban có liên quan tới cơng tác phục vụ cho các đồn chun mơn luyện tập và biểu diễn, cộng với các khoản phát sinh chi phí như: điện, nước, khấu hao trang thiết bị kỹ thuật.