2.2. Các lĩnh vực quản lý của Nhà hát Ca Múa NhạcViệt Nam
2.2.2. Quản lý nhân lực
Để làm tốt công tác quản lý nhân lực của Nhà hát CMVN ban lãnh đạo Nhà hát luôn luôn đôn đốc, kiểm tra giám sát ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ làm việc, ý thức tuân thủ những quy định chung của toàn bộ CNVC, diễn viên Nhà hát, bên cạnh đó ln chú trọng giáo dục tư tưởng lối sống cũng như thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách cho cán bộ diễn viên; người lao động, bảo đảm sự công bằng, phát huy hiệu quả lao động của mọi người và hoạt động của Nhà hát.
Nhà hát CMNVN đã thực hiện công tác quản lý với việc phân công, sử dụng đúng chuyên môn, chuyên ngành mà các nghệ sỹ diễn viên đã được học tại các trường nghệ thuật chuyên nghiệp
hay các trường đại học khác tại các phòng, ban chun mơn. Ngồi ra Nhà hát còn thực hiện đầy đủ chính sách với từng đối tượng như: Chính sách với đội ngũ diễn viên trong biên chế của Nhà hát, hay chính sách với đội ngũ hợp đồng, cộng tác viên các chương trình…trong đó đội ngũ cộng tác viên chương trình được trả thù lao theo thỏa thuận từ trước giữa cơ quan và người tham gia cộng tác. Với đội ngũ nghệ sỹ, diễn viên trong biên chế và hợp đồng của Nhà hát, ngoài mức lương cố định của Nhà hát CMNVN theo quy định của Nhà nước, tiền nặng nhọc – độc hại, chế độ bảo hiểm kịp thời thì tiền biểu diễn hàng đêm cũng đã được ban lãnh đạo nâng lên cao hơn những năm trước đây để từng bước cho phù hợp với mức sống tối thiểu của anh chị em diễn viên, theo cơ chế được phép tự chủ được Chính phủ, Bộ VHTT&DL, và các ban, ngành có liên quan phê duyệt nhằm đẩy mạnh q trình tự chủ tài chính của đơn vị.
Hiện nay Nhà hát CMNVN thực hiện cơ chế quản lý với các nghệ sỹ diễn viên theo phương thức giao đầu việc theo kế hoạch của cơ quan hàng năm, theo cụ thể chương trình cho các đồn mà người đồn trưởng chịu trách nhiệm đơn đốc thực hiện, sau đó ban lãnh đạo và các phịng, ban liên quan như: Phòng nghệ thuật, Ban sản xuất chương trình sẽ đốc thúc kiểm tra tiến độ chất lượng các đầu việc. Còn về mặt thời gian làm việc, thực hiện chế độ theo giờ hành chính và theo yêu cầu của từng chương trình nghệ thuật, để đưa ra kế hoạch luyện tập có hiệu quả cả về mặt nhân sự và chất lượng nghệ thuật.
Về công tác nhân sự, những năm qua Nhà hát CMNVN cũng đã tiến hành hoàn thiện từng bước sắp xếp công việc, nhân sự các phịng, ban để đi vào hoạt động có quy củ và hiệu quả hơn. Đặc biệt, Nhà hát lập ra Ban sản xuất chương trình gồm 05 người do trực tiếp Giám đốc lãnh đạo điều
hành nhằm thích ứng nhanh với nhu cầu của thực tiễn hoạt động. Tuy nhiên hiện nay cơ cấu tổ chức của Nhà hát vẫn chưa hoàn thiện do thiếu một số vị trí phó phịng, phó đồn; các vị trí chun trách về kinh doanh, marketing, quảng cáo, tin học… Nhà hát CMNVN đang tiến hành trong thời gian sắp tới sẽ kiện tồn bộ máy tổ chức, sắp xếp cơng việc phù hợp.
Một vấn đề nữa của công tác nhân sự trong những năm gần đây đang được Nhà hát đặc biệt quan tâm đó là: Xây dựng đội ngũ diễn viên kế cận đủ sức thay thế các nghệ sĩ lớn tuổi trong khi phần nhiều các sinh viên mới ra trường, các nhân tố mới được tìm kiếm thông qua các cuộc thi tài năng nghệ thuật hiện nay cịn non yếu; Trình độ quản lý của các diễn viên được sắp xếp vào các vị trí quản lý điều hành tại Nhà hát chưa thực sự đáp ứng được yêu cần nhiệm vụ bởi phần lớn họ là diễn viên lâu năm giàu tài năng và tâm huyến được bổ nhiệm lên làm quản lý.
“Là người chịu trách nhiệm quản lý hành chính, đặc biệt là nhân lực của Nhà hát đã nhiều
năm, ông thấy điều gì là hạn chế hiện nay trong cơng tác quản lý Nhà hát CMNVN ?”.
Ông Trương Ngọc Xuyên, phó Giám đốc Nhà hát CMNVN chia sẻ:
Có thể khẳng định rằng: Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của Nhà hát CMNVN là thiếu và yếu do diễn viên giỏi không muốn đầu quân vào các đồn nghệ thuật cơng lập vì chính sách, chế độ lương quá thấp, áp lực thời gian và công việc cao. Mặt khác, chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng được yêu cầu biểu diễn hiện tại của Nhà hát. Với đặc thù của Nhà hát CMNVN, việc tuyển chọn diễn viên theo u cầu chun mơn lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, để có được đội ngũ diễn viên thực sự phù hợp với Nhà hát. Chúng tôi phải tuyển lựa kỹ càng, ấn định thời gian thử việc, giao cho các đoàn, tổ chuyên mơn đào tạo lại. Bên cạnh đó, chúng tơi liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo theo cách thức: Cơ sở đào tạo sẽ đào tạo các môn học cơ bản theo quy định của nhà nước kết hợp với Nhà hát có những nghệ sĩ giàu kinh nghiệm biểu diễn nghệ thuật dân gian dân tộc để hướng dẫn kỹ năng biểu diễn và những yêu cầu chuyên môn đặc thù phù hợp với yêu cầu của Nhà hát. Ngoài ra chúng tôi cũng định kỳ tổ chức cử đi học nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ quản lý vốn là các nghệ sĩ tài năng nhiều kinh nghiệm và tâm huyết lên đảm nhận các vị trí chủ chốt của Nhà hát;cử các diễn viên, kỹ thuật viên trẻ đi học tập tại nước ngoài để nâng cao chất lượng đội ngũ nghệ sĩ kế cận.
Công tác quản lý về mặt nhân sự tại Nhà hát CMNVN còn được thể hiện qua nhiều hoạt động khác nhau liên quan đến bộ máy tổ chức của Nhà hát như: Hàng năm theo định kỳ tổ chức thi tuyển công chức của Bộ VHT&TD, Nhà hát cũng tuyển vào biên chế các diễn viên, viên chức hoạt động có năng lực để từng bước phát triển về số lượng cũng như chất lượng nhằm đáp ứng tốt với đặc thù cơng việc tại Nhà hát. Ngồi ra ban lãnh đạo Nhà hát còn thường xuyên tạo điều kiện để các cán bộ công chức, nghệ sỹ diễn, viên theo học các lớp tập huấn của Bộ VHTT&DL tổ chức, các lớp nâng cao về nghiệp vụ quản lý hay hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, các lớp cảm tình Đảng... Trên cơ sở đó, Ban giám đốcNhà hát tổng hợp phân tích, đánh giá, để thực hiện cơ chế quản lý phù hợp, giúp cho công tác quản lý chặt chẽ, chi tiết, hiệu quả hơn. Qua đây tìm ra các cá nhân có phẩm chất đạo đức lối sống, trình độ năng lực tốt, từ đó có hướng phát triển đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tư duy, bản lĩnh chính trị để phục vụ cho Nhà hát sau này.