2.2. Các lĩnh vực quản lý của Nhà hát Ca Múa NhạcViệt Nam
2.2.5. Quản lý tài chính
Với đặc thù là một đơn vị biểu diễn nghệ thuật Ca, Múa, Nhạc mà chủ yếu là ca múa nhạc mang âm hưởng dân gian dân tộc. Hiện nay nguồn kinh phí của nhà nước cấp thơng qua các đơn đặt hàng nên rất hạn chế, ngoài việc nguồn chi lương theo quy định của Nhà nước cho các cán bộ viên chức, nghệ sỹ diễn viên thì Nhà hát CMNVN tự cân đối chi tiêu theo kế hoạch của mình. Bên cạnh đó, tình trạng các loại hình nghệ thuật truyền thống nói chung và loại hình Ca, Múa, Nhạc dân tộc của Nhà hát CMNVN thiếu khán giả và đương nhiên sẽ thiếu nguồn thu từ việc bán vé các chương trình dân gian, dân tộc. Trong khi đó chi phí cho một chương trình nghệ thuật là khơng nhỏ từ việc tiền bồi dưỡng cho nghệ sỹ, diễn viên, đạo diễn, biên đạo, chỉ huy lên đến từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Vì vậy, những năm vừa qua, Nhà hát CMNVN đã khơng ngừng tìm những hướng đi mới phù hợp với tình hình để làm sao vẫn duy trì phát triển biểu diễn mà vẫn có nguồn thu ngồi nguồn kinh phí Nhà nước cấp. Ví dụ
* Năm 2011: Tổng doanh thu 14.500.000.000 đồng, trong đó ngân sách cấp là 7.406.870.000 đồng. Còn lại là từ các nguồn thu khác như: Bán vé các chương trình xã hội hóa, các chương trình biểu diễn doanh thu; cho thuê sân khấu biểu diễn tại Nhà hát Âu Cơ, các phòng tập cho câu lạc bộ; cho thuê địa điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, phòng trà…[34, tr.1].
* Năm 2016: Tổng doanh thu: 37 tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ kinh phí Bộ VHTT&DL trả cho các gói sản phẩm nghệ thuật đặt hàng là gần 07 tỷ đồng. Còn lại chủ yếu là nguồn thu khác như: Bán vé các chương trình xã hội hóa, các chương trình biểu diễn doanh thu; cho thuê sân khấu biểu diễn tại Nhà hát Âu Cơ, các phòng tập cho câu lạc bộ; cho thuê địa điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, phịng trà…(ơng Trương Ngọc Xun, Phó Giám đốc Nhà hát CMNVN cho biết).
Như vậy, ngồi nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho hàng năm trước đây hay nguồn kinh phí đặt hàng các gói sản phẩm nghệ thuật những năm gần đây cho thấy nguồn thu chủ yếu của Nhà hát CMNVN hiện nay là từ nguồn thu từ hoạt động bán vé các loại chương trình xã hội hóa và các nguồn thu phụ khác để Nhà hát một mặt trả lương, phụ cấp và các loại bảo hiểm theo quy định của Nhà nước, mặt khác được phép tự chủ một phần trong việc cân đối, hỗ trợ về tiền bồi dưỡng, khen thưởng, chế độ thù lao phù hợp hơn cho nghệ sỹ, diễn viên, cộng tác viên, đạo diễn, chỉ huy, biên đạo…. trong việc tổ chức dàn dựng các chương trình nghệ thuật riêng của các đồn hay của cả 03 đoàn chuyên mơn nếu có chương trình chung. Kinh phí từ các nguồn tài trợ cho chương trình biểu diễn hay các dự án hợp tác với Nhà hát CMNVN đều được quản lý chặt chẽ và giải ngân theo đúng yêu cầu của dự án, theo nguyên tắc của Nhà nước đề ra và đều được thông qua ký
kết bằng văn bản, giữa đại diện Nhà hát CMNVN với đơn vị tài trợ hay chủ dự án, các ban, ngành có liên quan trong q trình hoạt động như : Vụ tài chính,vụ hợp tác quốc tế, kiểm tốn Nhà nước, chi cục thuế...Ngồi ra, Nhà hát cịn sử dụng kinh phí làm nguồn chi theo quy định cho phép của Bộ VHTT&DL đúng với quy định của Nhà nước về việc sửa sang, mua sắm, tu bổ cơ sở vật chất, trong đó thiết bị biểu diễn thuộc thẩm quyền của Nhà hát, để phục vụ công tác biểu diễn nghệ thuật. Những nguồn chi này đóng vai trò quan trọng trong việc động viên về tinh thần, khích lệ sự sáng tạo trong cơng việc của mỗi thành viên, xây dựng các chương trình nghệ thuật có giá trị và chất lượng ngày càng cao. Đây cũng chính là việc huy động và sử dụng một cách có hiệu quả về nguồn lực tài chính do nguồn kinh phí Nhà nước cấp, kết hợp với nguồn thu từ bán vé và các nguồn thu khác tại Nhà hát CMNVN.