3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà hát Ca Múa NhạcViệt Nam
3.2.2. Giải pháp về nhân lực
Vấn đề đào tạo bồi, dưỡng nguồn nhân lực hiện tại của Nhà hát CMNVN cũng đã được ban lãnh đạo Nhà hát quan tâm trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua việc cử một số diễn viên đi học tập nâng cao trình độ chun mơn hay tạo điều kiện để cho các nghệ sỹ, diễn viên có nhu cầu đi học nâng cao tại HVÂNQG Việt Nam hay trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và Trường Cao đẳng Múa Việt Nam…
Nhà hát cần bổ sung kịp thời nhân lực là các diễn viên trẻ thay thế cho các thế hệ đi trước đã và đang sắp đến tuổi nghỉ hưu, lực lượng này phải được đào tạo bài bản tại các trường nghệ thuật hàng đầu Việt Nam như HVÂNQG Việt Nam và Trường Cao đẳng Múa Việt Nam. Việc tuyển dụng diễn viên cần bảo đảm đầy đủ các điều kiện tiêu chí về trình độ chun mơn, đáp ứng tốt vị trí cơng việc được tuyển dụng, đặc biệt phải có lịng u thích, đam mê loại hình nghệ thuật Ca, Múa, Nhạc. Ngồi ra, bảo đảm tính bền vững, ni dưỡng và xây dựng lực lượng nghệ sỹ trẻ, tài năng cho Nhà hát, trở thành đội ngũ kế cận hiệu quả, thực hiện chất lượng mọi chương trình nghệ thuật.
Với tiêu chí hiện nay của Nhà hát CMNVN phải có bằng đại học chun ngành trong khi trình độ đào tạo diễn viên múa ở nước ta cao nhất là bậc cao đẳng, (chỉ có huấn luyện là hệ đại học tại Trường Đại học SKĐA Hà Nội), vì vậy khi được tuyển vào Nhà hát CMNVN các diễn viên trẻ này vẫn phải được “đào tạo lại” hay nói đúng hơn là vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm được truyền dạy từ các thế hệ đi trước hay từ những cơ hội biểu diễn do Nhà hát tạo điều kiện để từng bước nâng cao kiến thức làm nghề.
Nhà hát nên trình Bộ VHTT&DL xây dựng cơ chế đặc thù nhằm thu hút các tài năng nghệ thuật trẻ và tạo môi trường để các nghệ sỹ được phát huy hết khả năng sáng tạo, biểu diễn như: Chế độ hợp đồng, tiền lương, tiền bồi dưỡng luyện tập và bồi dưỡng đêm diễn, nơi ăn ở, sinh hoạt, tạo mọi điều kiện để các tài năng trẻ được thực tập, hợp tác biểu diễn ở trong và ngoài nước phù hợp với trình độ chun mơn của mình.
Hàng năm Nhà hát CMNVN nên có các buổi báo cáo đánh giá của các đồn chun mơn để rà soát lại, từ đó sàng lọc những hạt nhân tích cực ưu tú cử đi đào tạo hay có chế độ khen thưởng rõ ràng, cịn các cá nhân khơng phát triển về chuyên môn hay ý thức kém không đảm bảo được cơng việc thì ban giám đốccó thể cắt giảm biên chế, hợp đồng hay luân chuyển công tác cho phù hợp với năng lực. Như vậy mới từng bước xây dựng được nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn, ý thức công tác tốt, tư tưởng vững vàng, cùng nhau phấn đấu cho sự nghiệp phát triển của Nhà hát
3.2.3. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và chun mơn
Củng cố đội ngũ lãnh đạo về nghệ thuật. Mục tiêu tới năm 2020 đội ngũ quản lí nghệ thuật đạt tiêu chuẩn 100% có trình độ đại học trở lên được đào tạo chính qui ở các bộ mơn chuyên ngành khác nhau. Đội ngũ kĩ thuật viên, âm thanh, ánh sáng, phải được đào tạo chính qui và đạt ở trình độ đại học, được tiếp thu và tiếp cận với các công nghệ cao trên thế giới.
Nhà hát CMNVN nên trú trọng nhiều hơn nữa việc quy hoạch, tuyển lựa, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kế cận có trình độ chuyên môn, tuổi đời trẻ năng động, sáng tạo để cử đi học các lớp nghiệp vụ quản lý văn hóa nghệ thuật, hay cáo lớp chuyên viên, các lớp về ngoại ngữ, về chính trị…do Bộ VHTT&DL mở hay Học viện chính trị quốc gia đào tạo…từ đó nâng cao trình độ kiến thức quản lý, lập trường chính trị vững vàng là đội ngũ kế cận hiệu quả đối với tương lai của Nhà hát.
Ngoài ra hàng năm Nhà hát nên phối hợp với các cơ sở đào tạo, các Nhà hát ở nước ngoài mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, mời các chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy, trau dồi kinh nghiệm biểu diễn nghệ thuật, kinh nghiệm dàn dựng sân khấu, âm nhạc, biên đạo múa và thanh nhạc; mở lớp dạy, tập huấn tại chỗ cho các nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát. Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng chun mơn cho các phịng, đồn trong khoảng thời gian phù hợp.
Nhà hát nên phối hợp với Vụ đào tạo và Cục hợp tác quốc tế trong việc xem xét, cấp chỉ tiêu đào tạo nâng cao nghiệp vụ tại nước ngồi, theo chương trình thực tập ngắn hạn và dài hạn với nhu cầu cấp thiết của Nhà hát hiện nay. Đặc biệt với một số vị trí quan trọng như chỉ huy dàn nhạc, đạo diễn sân khấu …
3.2.4. Giải pháp về các hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Nhà hát CMNVN cần xây dựng kế hoạch biểu diễn định kỳ tại Nhà hát lớn Hà Nội để phục vụ công chúng và quảng bá thương hiệu, biểu diễn định kỳ từ 02 – 04 buổi /tháng tại rạp Âu Cơ ở phố Huỳnh Thúc Kháng với các chương trình phong phú tổng hợp hoặc riêng từng loại hình Ca, Múa, Nhạc để từng bước tạo lập một địa chỉ thưởng thức văn hóa nghệ thuật có chất lượng cao. Nên đưa các chương trình báo cáo hàng năm, các chương trình dự thi và có giải cao tại các hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc ra biểu diễn rộng rãi, nhiều nơi, nhiều đối tượng quần chúng nhân dân, bởi đây đều là những chương trình được đầu tư lớn, giàu chất lượng nghệ thuật
Ngoài ra Nhà hát cần liên kết với các tập đoàn kinh tế, lực lượng vũ trang, các trường đại học để tổ chức biểu diễn nhằm phát triển lực lượng khán giả riêng, liên kết với các công ty tổ chức sự kiện, liên hệ chặt chẽ với các tổ chức văn hóa nước ngồi thơng qua các đại sứ quán tại Việt Nam ở nước sở tại để có sự ủng hộ cả về vật chất và con người. Đầu tư mời gọi các nghệ sĩ, chuyên gia để liên kết biểu diễn, nâng cao năng lực biểu diễn nhạc nhẹ của đồn Phương Đơng, quảng bá loại hình nghệ thuật Ca múa nhạc dân tộc tiến đến xuất khẩu văn hóa nghệ thuật Việt Nam ra nước ngoài.
Đẩy mạnh xã hội hoá hơn nữa, tăng cường các hoạt động doanh thu, tham gia sâu rộng vào thị trường nghệ thuật như các cơng ty, tập đồn tổ chức sự kiện. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nghệ thuật, tìm cách kéo cơng chúng đến với sân khấu, Nhà hát phải tìm đến các mạnh thường quân, tìm cách kết nối với các doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật của mình.
Phối hợp, liên kết sâu rộng hơn nữa với các tổ chức văn hóa nghệ thuật, các đại sứ quán tại Việt Nam Tổ chức nhiều chuyến lưu diễn nước ngoài phục vụ cộng đồng người Việt và biểu diễn hợp tác quốc tế nhằm tăng nguồn thu và cơ hội phát triển Nhà hát
3.2.5. Giải pháp về tài chính
Hiện nay kinh phí của Nhà nước cấp cho Nhà hát theo dạng kinh phí đặt hàng các gói sản phẩm nghệ thuật mỗi năm khoảng trên dưới 07 tỷ đồng, sau khi trả lương và các khoản phụ cấp khác sẽ cịn lại rất ít dành cho hoạt động chuyên môn theo kế hoạch của Nhà hát, việc xây dựng mới các chương trình nghệ thuật gặp nhiều khó khăn. Do vậy, giải pháp trong giai đoạn hiện nay và những năm tới đây, ngồi việc tìm các nguồn tài trợ, các dự án lớn để có kinh phí thực hiện làm mới các chương trình thì ban giám đốc nên đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng các chương trình nhỏ, dễ tiếp cận tới công chúng, giảm tải về mọi mặt như: Nhân sự, vốn đầu tư, thời gian, mà lại có thể chủ động, dễ dàng biểu diễn được nhiều đêm, nhiều nơi. Bên cạnh đó Nhà hát nên huy động các nghệ sĩ nổi tiếng kết hợp với các đoàn địa phương biểu diễn các chương trình lớn nhỏ mang thương hiệu Nhà hát CMNVN để tiết kiệm chi phí, nhân lực mà vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ công chúng.
Những năm tiếp theo, Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ phải được tổ chức chặt chẽ, khoa học, nâng cao về trình độ quản lí, cơng tác tổ chức biểu diễn. Trang thiết bị của rạp hát đến 2025 phải được cải tiến đồng bộ về hệ thống âm thanh ánh sáng và nhiều trang thiết bị hiện đại công nghệ cao, đội ngũ kĩ thuật viên được đào tạo chính quy, hệ thống an ninh trật tự lễ tân phải thực sự chuyên nghiệp để đáp ứng được với tất cả các loại hình nghệ thuật trong nước và quốc tế đến biểu diễn. Khuyến khích các đồn của Nhà hát xây dựng chương trình biểu diễn tăng nguồn thu tại rạp Âu Cơ, mở rộng quảng bá hơn nữa việc cho các đơn vị hay các tổ chức có nhu cầu thuê sân khấu để thực hiện biểu diễn nghệ thuật hàng đêm và thuê các phòng luyện tập ngồi giờ hành chính.
Ngồi ra nên đẩy mạnh đầu tư cho CLB Âu Cơ, khu căng tin hiện đại để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của anh, chị em, nghệ sỹ, diễn viên và khán giả mỗi khi tới xem các chương trình biểu diễn của Nhà hát tại phố Huỳnh Thúc Kháng. Qua đây tăng thêm nguồn thu cho cơ quan, tạo thêm nhiều hình thức việc làm cho các đối tượng khác nhau trong Nhà hát.
Những năm trước đây, khi xây dựng chương trình biểu diễn lớn thì kế hoạch luyện tập thường giao cho các đoàn tự chủ động tập, sau đó “ghép”cùng các bộ phận với lượng thời gian không cố định. Chính điều này dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian, số buổi tập, hiệu quả cơng việc không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, lãng phí tài chính và sức lao động sáng tạo của anh chị em, không khoa học. Từ góc độ người làm cơng tác quản lý xin đưa ra đề xuất: mỗi khi thực hiện một chương trình, hội đồng nghệ thuật nên tính tốn, thẩm tra khối lượng cơng việc từ đó thống nhất khoán thời gian nhất định cho các phịng, đồn chun mơn hay trực tiếp các thành viên tham gia chương trình. Các trưởng đồn sẽ chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tiến độ, khung thời gian hay chất lượng nghệ thuật cho cơng việc luyện tập tại đồn, khuyến khích và khen thưởng khi cơng việc vượt tiến độ. Ví dụ: Một tác phẩm cần làm trong 15 buổi tập nhưng anh chị em tích cực làm trong 10 buổi mà công việc vẫn đạt hiệu quả như yêu cầu thì sẽ được hưởng tiền bồi dưỡng luyện cả 15 buổi tập và ngược lại nếu khơng hồn thành với tiêu chí về thời gian và chất lượng đề ra thì phải tập bù mà khơng được hưởng thêm. Đây là hình thức khốn cơng việc nhằm tạo ra tinh thần làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, khơng lãng phí thời gian, tạo cho mỗi cá nhân có ý thức trách nhiệm cao, giảm được nhiều chi phí và thời gian của toàn bộ các phịng, ban có liên quan tới cơng tác phục vụ cho các đồn chun mơn luyện tập và biểu diễn, cộng với các khoản phát sinh chi phí như: điện, nước, khấu hao trang thiết bị kỹ thuật.
3.2.6. Giải pháp về hoạt động Marketing
Đầu tư xây dựng, nâng cấp phòng trưng bày, sưu tầm thành bảo tàng Ca, Múa, Nhạc của riêng Nhà hát nhằm giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Ca, Múa, Nhạc dân tộc cho khách du lịch, là điểm đến
văn hóa của mọi du khách khi đến thủ đô, là địa chỉ để có thể tra cứu và thu thập thơng tin đáng tin cậy với khán giả khi muốn tìm hiểu và thưởng thức nghệ thuật CMN dân tộc. Liên kết hợp tác với các công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài nước nhằm giới thiệu tới du khác về Nhà hát CMNVN như một địa chỉ văn hóa.
Những năm trước đây và cho đến hiện nay, Nhà hát CMNVN chưa có phịng marketing chun trách, vì vậy hoạt động marketing gần như vắng bóng, cơng việc phần lớn chỉ do một, hai nhân viên đối ngoại kiêm nhiệm nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc thông báo lịch diễn lên trang web của Nhà hát. Vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động marketing, đào tạo và tuyển dụng cán bộ chuyên trách marketing nghệ thuật, mau chóng thành lập phịng marketing, xây dựng chiến lược marketing dài hạn và ngắn hạn cho Nhà hát, đầu tư về cơ sở vật chất cũng như tài chính để thúc đẩy hoạt động marketing thường xuyên hơn.
Hiện nay nhiều chương trình biểu diễn của Nhà hát CMNVN tại Nhà hát lớn hoặc rạp Âu Cơ vẫn chưa có chiến lược quảng cáo hiệu quả, nhiều khán giả vẫn chưa biết là có chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát, trong khi đó các chương trình nghệ thuật đều được luyện tập rất cơng phu và tốn nhiều kinh phí. Đây là điều rất bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, sự phát triển của Nhà hát và đời sống cán bộ diễn viên, lòng tự trọng của những người làm nghề. Trong chiến lược marketing thì các hình thức quảng cáo như tờ rơi, băng zôn, hay những ấn phẩm quảng bá các nơi chỉ là kỹ thuật hay công cụ marketing chiếm một phần rất nhỏ. Thiết nghĩ trong thời gian sắp tới Nhà hát CMNVN phải triển khai công tác nghiên cứu thị trường, khán giả, lên kế hoạch quảng bá hình ảnh Nhà hát cùng với những chương trình nghệ thuật chất lượng bằng nhiều cách khác nhau như: Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra xã hội học, đưa nghệ thuật CMN đến học đường, nhà máy, công sở… hoặc tổ chức các buổi tọa đàm giữa lãnh đạo, các nghệ sỹ của Nhà hát với khán giả, sẽ giúp cho khán giả có thể bày tỏ trực tiếp những suy nghĩ, đánh giá của mình với sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát đưa ra. (Địa điểm tọa đàm có thể ở tại sân khấu Nhà hát, số 08 Huỳnh Thúc Kháng). Trước đó sẽ thơng báo qua các phương tiện thơng tin đại chúng, thông báo trên trang thông tin của nhà hát, thông qua các CLB như: CLB Âu Cơ, CLB cựu diễn viên… để khán giả biết và tham gia đóng góp ý kiến. Nhà hát CMNVN cũng nên xây dựng các chi hội câu lạc bộ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước để phát huy tối đa nguồn lực các thành viên trong câu lạc bộ, từng bước hình thành và mở rộng khán giả. Đây là vấn đề rất quan trọng, là cơ sở thực tiễn giúp cho lãnh đạo Nhà hát CMNVN biết được cơng chúng đang cần thưởng thức những gì, mặt nào được, mặt nào chưa được để dần khắc phục, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn cho sự phát triển tiếp theo của Nhà hát, đáp ứng mọi nhu cầu của khán giả.
Vận hành và hoàn thiện hơn nữa trang web của Nhà hát CMNVN, thông tin phải được thường xuyên cập nhật như: Lịch biểu diễn, nội dung các chương trình nghệ thuật, gương mặt nghệ sĩ… hàng
năm nên có một khoản kinh phí để liên kết với đài truyền hình trung ương, truyền hình Hà Nội, đài tiếng nói Việt Nam, các tạp chí chun ngành để làm các phóng sự, tin bài, giới thiệu về Nhà hát CMNVN với các tiết mục mới, những nghệ sỹ tài năng mới… Khi có các sự kiện lớn, Nhà hát nên tổ chức làm phim tư liệu giới thiệu về Nhà hát CMNVN và các vấn đề có liên quan để quảng bá mạnh mẽ và rộng rãi hơn hình ảnh và thương hiệu của Nhà hát trên các phương tiện thơng tin đại chúng.
Tóm lại: một đơn vị biểu diễn nghệ thuật nói chung hay Nhà hát CMNVN nói riêng, muốn phát triển tốt loại hình nghệ thuật của mình thì phải có hoạt động marketing xứng tầm. Tuy vậy nhiều Nhà hát khơng có hoặc có nhưng khơng coi trọng hoạt động marketing nghệ thuật, đây chính là điều hạn chế trong công tác quản lý của các đơn vị nghệ thuật trong đó có Nhà hát CMNVN. Mong rằng