Quản lý hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Quản lý nhà hát ca múa nhạc việt nam (Trang 64 - 66)

2.2. Các lĩnh vực quản lý của Nhà hát Ca Múa NhạcViệt Nam

2.2.6. Quản lý hoạt động marketing

Nhà hát CMNVN cũng như các đơn vị biểu diễn nghệ thuật khác muốn hoạt động biểu diễn nghệ thuật ngày một phát triển, bắt buộc phải có bộ máy hoạt động marketing nghệ thuật chuyên trách. Đây là yếu tố sống cịn.

Trước khi đi vào cơng tác hoạt động marketing của Nhà hát CMNVN, chúng ta cần thấy rõ một số vấn đề liên quan đến cơng tác marketing nghệ thuật nói chung.

Theo Đỗ Thị Thanh Thủy:

Marketing là một quy trình quản lý, ở đó các nguồn lực của một tổ chức được tận dụng để thỏa mãn nhu cầu của những nhóm khách hàng được lựa chọn nhằm mục đích đạt được những mục tiêu của cả hai bên. Nó tập chung vào phát triển các chiến lược nghiên cứu đúng đắn có căn cứ hợp lý để đạt được những thông tin về nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng và làm cho tổ chức có thể nhận ra và phân đoạn thị trường có khả năng phản hồi với sản phẩm và dịch vụ của họ. Nó cũng giúp cho tổ chức nghệ thuật nhận ra những cách thức hiệu quả nhất để nắm được các thị trường, mục tiêu… [48, tr.18-21]. Marketing nghệ thuật, đây là một công việc rất quan trọng trong hoạt động của các Nhà hát hay các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật, nó xuất phát từ nhu cầu tất yếu khi hoạt động của Nhà hát hay tổ chức biểu diễn nghệ thuật nằm trong quy luật vận động của cơ chế thị trường.

Nói đến marketing nhiều người chỉ nghĩ nó đơn thuẩn là quảng cáo như: Tờ rơi, băng rôn hay những ấn phẩm quảng cáo khác, nhưng đó chỉ là những kỹ thuật hay cơng cụ marketing, một phần rất nhỏ trong toàn bộ chiến lược marketing. Thực chất, mục tiêu, dự định và thực hành của marketing rộng hơn và sâu hơn nhiều, nó khơng chỉ là các cơng cụ kỹ thuật mà bao gồm cả việc nghiên cứu trị trường, lên kế hoạch, quảng bá, thực hiện và kiểm sốt. Nó địi hỏi nền móng vững chắc là tầm nhìn

hay kế hoạch chiến lược của tổ chức. Phần lớn các tổ chức nghệ thuật được Nhà nước bao cấp thì marketing vẫn là một hoạt động thứ yếu và khơng được chính thức công nhận như một nhiệm vụ quản lý.

Về cơ cấu tổ chức, công việc marketing thường được quy về phòng tổ chức biểu diễn, tuy nhiên với tên gọi và quyền hạn của bộ phận này nó chưa thực hiện được chức năng đầy đủ của marketing nghệ thuật. Một trong những nguyên nhân được đề cập đến là các tổ chức bao cấp Nhà nước khơng có ngân sách chính thức dành riêng cho marketing; về cơ cầu tổ chức, khơng có bộ phận chuyên trách cũng như nhân lực đào tạo công tác này. Tuy nhiên có thể nhìn nhận rằng ngun nhân quan trọng là tầm nhìn hay chiến lược tổ chức khơng được quy định rõ ràng, chính vì vậy triển khai chiến lược kế hoạch marketing là một vấn đề khó.

Một tình trạng chung từ trước đến nay là các đơn vị nghệ thuật được Nhà nước bao cấp, do vậy họ không chịu mấy áp lực trong việc tạo nguồn thu nhập chính từ việc bán vé. Nên với nguồn ngân sách cấp về thì các đơn vị ngoài việc chi trả lương cho diễn viên, nghệ sỹ, cịn lại cần đối để dàn dựng chương trình sao cho phù hợp với mức kinh phí cịn lại, do đó mọi khâu trở nên đơn giản hóa, đơi khi khơng cần cơng chúng biết đến, chương trình nghệ thuật dựng xong, tổng duyệt, diễn báo cáo, vé mời được phát ra, biểu diễn vài ba đêm rồi thơi. Đó là chưa nói đến chất lượng nghệ thuật có quyết định sự thu hút đối với khán giả hay chưa mà ở đây mới chỉ tính đến ý thức quảng bá, đưa sản phẩm tới khán giả của các đơn vị nghệ thuật được bao cấp là rất ít.

Đỗ Thị Thanh Thủy đã đưa ra kết luận mang tính cảnh báo và sự cần thiết của marketing nghệ thuật đó là:

Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới và không bao lâu nữa rất có thể sẽ diễn ra một sự cạnh tranh đột biến trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam. Các tổ chức nghệ thuật ở Việt Nam địi hỏi phải có những chiến lược cụ thể để có thể thu hút và giữ vững được đối tượng khán giả của mình. Một trong những giải pháp cơ bản là họ ngày càng phải áp dụng các kiến thức kỹ năng mới trong cơ chế thị trường và nâng cao tính tự chủ của tổ chức, trong đó hiểu biết và tận dụng các kiến thức, kỹ năng về marketing nghệ thuật một cách phù hợp trong bối cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam là điều vô cùng cần thiết… [48, tr.18-21].

Qua những phân tích như trên, ta thấy rõ được tầm quan trọng của việc marketing nghệ thuật trong các đơn vị nghệ thuật nói chung vì đây là yếu tố sống cịn, mang tính chiến lược nhằm gây dựng và phát triển nguồn khán giả bền lâu, cũng chính là nhu cầu và điều kiện tất yếu để các hoạt động biểu diễn nghệ thuật được phát triển đi lên theo đúng quy luật của nó. Nếu mỗi Nhà hát, mỗi đơn vị nghệ thuật khơng có

hoặc có những hoạt động Marketing khơng tốt thì nghệ thuật của đơn vị đó sẽ khơng đến được với khán giả, mà có đến cũng chỉ mang tính cầm chừng, khơng ni dưỡng và duy trì được sự ổn định bền vững trong chiến lược phát triển loại hình nghệ thuật của mình.

Nhà hát CMNVN là đơn vị biểu diễn nghệ thuật cơng lập, lâu nay khơng có phịng marketing mà chỉ có bộ phận marketing thuộc phịng nghệ thuật, được hoạt động mang tính kiêm nhiệm, khơng chuyên trách, khơng được đào tạo bài bản, vì vậy đã từ lâu chiến lược marketing nghệ thuật cho các chương trình nghệ thuật của Nhà hát, chỉ đơn giản là những thông tin về nội dung và lịch biểu diễn trên trang facebook của Nhà hát hoặc trên băng rôn quảng cáo tại rạp Âu Cơ và một số địa điểm nhỏ lẻ. Đây là một ảnh hưởng không nhỏ tới việc đưa các chương trình nghệ thuật có chất lượng tới cơng chúng. Bên cạnh đó việc khai thác trang Web chính thức của Nhà hát đang gặp nhiều khó khăn do chưa có người chun trách về cơng nghệ thông tin điều hành nên hiện nay trang Web của Nhà hát đang tạm dừng hoạt động. Chính vì những lý do trên nên việc bán vé các chương trình nghệ thuật kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của Nhà hát, đến đời sống anh, chị em nghệ sỹ, diễn viên, nhân viên và đặc biệt là sức lan tỏa của thương hiệu Nhà hát. Đây cũng chính những nguyên nhân căn bản giải thích cho lý do tại sao Nhà hát vẫn chưa được biết đến rộng rãi như mong muốn, nhiều chương trình nghệ thuật vẫn vắng khách mặc dù được dàn dựng rất công phu, tâm huyết, hiệu quả nghệ thuật cao, những khán giả biết đến đêm diễn rất nhiệt tình khen ngợi và hưởng ứng.

Như vậy ta thấy rằng trong tương lai muốn loại hình nghệ thuật Ca, Múa, Nhạc phát triển, xứng đáng với thương hiệu Nhà hát CMNVN phải có chiến lược marketing nghệ thuật lâu dài, có phịng marketing chun trách, được đào tạo bài bản, có kinh phí hoạt động bảo đảm, từ đó mới có thể xây dựng được nền tảng cho sự phát triển liên tục, bền lâu với nền nghệ thuật Ca, Múa, Nhạc của Nhà hát CMNVN đặc biệt trong giai đoạn tự chủ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà hát ca múa nhạc việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)