Để giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao nói chung và nhân lực y tế nói riêng, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ; ban hành quy chế tuyển dụng, thu hút nhân tài trong các lĩnh vực; sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trẻ được đào tạo ở nước ngoài, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi; hỗ trợ kinh phí đào tạo, chuẩn hóa trình độ ngoại ngữ cho cán bộ trẻ; nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ thu nhập, đời sống, chỗ ở cho cán bộ trẻ công tác tại phường, xã, thị trấn, trong các đoàn thể, lĩnh vực giáo dục, y tế và các tài năng trẻ.
Theo đồng chí Nguyễn Tấn Bỉnh, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, ngành y tế thành phố cũng đã dần ưu tiên đầu tư tuyến y tế cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời nâng cao năng lực khám, chữa bệnh bằng tăng nguồn lực, phái bác sĩ có chun mơn xuống tuyến y tế cơ sở từ một đến ba năm để hỗ trợ, sau đó tăng cường cơng tác đào tạo bác sĩ chuyên khoa, chuyên khoa 1 cho các BV. Đặc biệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2957/QĐ-UBND về cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ phát triển tài năng y học thành phố Hồ Chí Minh. Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển đào tạo nhân lực y tế, khơng vì mục đích lợi nhuận, thông qua các hoạt động:
- Cấp học bổng cho các sinh viên y, dược học giỏi với cam kết sẽ sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại các vùng sâu, vùng xa hoặc theo học các chuyên ngành ít người muốn vào;
- Hỗ trợ cho các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu y, dược học trong các chuyên ngành ít người muốn nghiên cứu;
- Hỗ trợ cho các nghiên cứu y, dược học phục vụ cho lợi ích xã hội, khơng có ứng dụng kinh doanh;
- Hỗ trợ cho việc chuyển giao các kỹ thuật mới trong y, dược học cho các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, học viên cao học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế [54].