Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Một phần của tài liệu NHÂN lực NGÀNH y tế ở các BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN hà nội HIỆN NAY (Trang 65 - 68)

* Xác định mục đích đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Căn cứ vào tình hình thực tế, các BVĐK tuyến huyện cần xác định được các mục đích từ đó lập kế hoạch cụ thể cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của đơn vị mình. Đây là một trong những bước cơ bản và then chốt giúp đơn

vị biết nhân lực của đơn vị còn thiếu và hạn chế ở những mặt nào? họ cần phải được đào tạo và bồi dưỡng như thế nào? ở đâu và vào thời gian nào?

* Xác định trách nhiệm đối với đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện là trách nhiệm của cả một hệ thống bao gồm: các cơ sở đào tạo, các BV, cơ quan chủ quản. Cụ thể là:

- Các trường đại học, bệnh viện, viện thuộc ngành y tế xây dựng kế hoạch thường xuyên mở các lớp đào tạo liên tục để nâng cao trình độ bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên cho tuyến huyện dựa trên nhu cầu được xác định trong kế hoạch địa phương về nâng cao năng lực CBYT.

- Sở y tế Hà Nội cần xây dựng các đề án để khuyến nghị Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện cho CBYT được đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ liên tục.

- Các BV hoạch định nhu cầu bồi dưỡng nhân lực của đơn vị, phối hợp với các đơn vị để có các khóa đào tạo phù hợp cho nhân lực đơn vị mình.

* Xác định yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, năng lực chuyên môn của CBYT. Đảm bảo nhân lực phục vụ cho cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong vùng.

* Xác định phương án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thích hợp

- Hình thức đào tạo:

+ Đào tạo tại chỗ: Sở y tế cần phối hợp với các BVH xây dựng cơ chế hỗ trợ cán bộ ở vùng khó khăn tham gia học tập liên tục; hỗ trợ các vùng tổ chức các lớp học ở địa phương để cán bộ có thể tham gia học tập, khơng phải bỏ cơ quan đi dài ngày. Tiếp tục triển khai các chủ trương đã có của Bộ Y tế nhằm nâng cao năng lực cán bộ ở vùng khó khăn: cơng tác chỉ đạo tuyến, luân chuyển cán bộ tuyến trên hỗ trợ cho tuyến dưới

+ Đào tạo theo địa chỉ: là hình thức đào tạo dựa theo hợp đồng thỏa thuận giữa nhà trường và đơn vị có nhu cầu sử dụng nhân lực, trong đó đơn vị có nhu cầu sử dụng nhân lực phải cam kết sẽ tiếp nhận học sinh sau khi tốt

nghiệp về làm việc tại đơn vị. Tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ phải đăng ký với Bộ Giáo dục - Đào tạo và chỉ được triển khai tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sau khi có ý kiến phê duyệt chính thức của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Đây là một phương án giúp các BVH bù đắp được nhân lực thiếu hụt. Tuy nhiên để thực hiện được phương án này, các BV cần phối hợp với Sở y tế đưa ra các quy định, đãi ngộ và chế tài đủ mạnh để đảm bảo những người được đào tạo theo phương thức này sẽ công tác tại đơn vị đã đăng ký.

+ Đào tạo và bồi dưỡng theo cơ chế liên thông giữa CK1 với Thạc sỹ, CK2 với Tiến sỹ để khuyến khích CBYT tham gia các chương trình đào tạo CK1, CK2, góp phần nâng cao chất lượng chun mơn y tế.

- Phương pháp đào tạo:

+ Đào tạo và phát triển đội ngũ CBYT chuyên sâu trong đó xác định rõ các chuyên ngành mũi nhọn và trình độ chuyên sâu cần phát triển theo dựa trên thơng tin về mơ hình bệnh tật, các giải pháp về huy động nguồn lực, trách nhiệm thực hiện của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các địa phương, đơn vị cơ sở.

+ Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn về quản lý cho cán bộ quản lý các cấp, nhất là cán bộ quản lý bệnh viện, quản lý nhà trường. Lập kế hoạch đào tạo lại cán bộ quản lý theo chương trình mới.

+ Mở rộng chuyên ngành đào tạo về quản trị bệnh viện và có chương trình đào tạo quản lý cho sinh viên và học viên sau đại học trong ngành y tế. Xây dựng chương trình đào tạo quản lý cho sinh viên và học viên sau đại học trong ngành y tế.

* Huy động kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

- Đề xuất với nhà nước tăng kinh phí thích đáng cho đào tạo liên tục, đặc biệt cho các ngành ít hấp dẫn, cho CBYT vùng khó khăn

- Bệnh viện cần đẩy mạnh các chương trình xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội đầu tư cho đào tạo nhân

lực y tế; đổi mới việc huy động nguồn lực và cơ chế tài chính cho đào tạo y học ở bậc đại học theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;

- Ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ y khoa, gửi cán bộ đi đào tạo bậc cao về y học và hỗ trợ triển khai các chương trình đào tạo phối hợp với trường đại học nước ngồi;

- Giành một tỉ lệ thích hợp trong 1% ngân sách nhà nước hàng năm chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để triển khai các nghiên cứu về y học; nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo y tế.

Một phần của tài liệu NHÂN lực NGÀNH y tế ở các BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN hà nội HIỆN NAY (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w