Chất lượng nhân lực ở các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu NHÂN lực NGÀNH y tế ở các BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN hà nội HIỆN NAY (Trang 49 - 56)

thành phố Hà Nội

* Chất lượng CBYT ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội

Bảng 2.10: Trình độ chuyên môn của CBYT ở các BVĐK tuyến huyện

thành phố Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị : %

Chỉ tiêu BVĐK Ba Vì BVĐK Thường Tín BVĐK Mê Linh 2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011 Sau đại học 4,27 6,01 5 9,43 9,62 6,9 10 10,2 7,2 Đại học 14,7 12 12,9 21,7 21,2 18,3 24 26,5 20,5 Cao đẳng 1,9 2,7 5,4 1,9 1,9 3,1 2 6,1 8,4 Trung học 66,8 68,3 67,3 54,7 55,8 61,8 50 49 59 Sơ cấp 0,9 0,5 0 0,9 1 0,8 0 0 0

Khác 11,4 10,4 9,4 11,3 10,6 9,2 14 8,2 4,8

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Nhìn bảng trên cho thấy trình độ chun mơn của CBYT ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội chủ yếu là trình độ trung học (trung bình 59,2%/BV/Năm), số CBYT sau đại học, đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp (với tỷ lệ trung bình lần lượt là 7,6%, 19,1% và 3,7% CBYT/BV/Năm). Trong đó, BVĐK Ba Vì là đơn vị có tỷ lệ CBYT trình độ trung học cao nhất (trung bình hơn 67%/năm), tỷ lệ CBYT trình độ đại học (trung bình 13,2%/năm) và sau đại học (trung bình 5,1%/năm) thấp nhất; BVĐK Mê Linh có tỷ lệ CBYT trình độ trung học thấp nhất (trung bình 52,7%), tỷ lệ CBYT trình độ đại học (trung bình 23,6%) và sau đại học (trung bình 9,1%) cao nhất. Tỷ lệ lao động có trình độ khác tại 3 BV cịn chiếm tỷ lệ khá cao, cao nhất tại BVĐK Ba Vì với tỷ lệ trung bình 3 năm là 10,4%, thấp nhất tại BVĐK Mê Linh với tỷ lệ trung bình 3 năm là 9%. Với tình trạng trên, các BVĐK tuyến huyện cần phải xây dựng kế hoạch để đào tạo nâng cao trình độ CBYT nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

Bảng trên cũng cho thấy trong vòng 3 năm từ năm 2009 đến 2011, cơ cấu nhân lực theo trình độ chun mơn ở các BVĐK tuyến huyện có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động có trình độ sau đại học, đại học, sơ cấp và trình độ khác, tăng dần tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng. Số lao động sau đại học, đại học, sơ cấp và trình độ khác tại 3 BV có tỷ lệ giảm trung bình lần lượt từ 7,9%, 20,1%, 0,6% và 12,2% năm 2009 xuống còn 6,3 %, 17,2, 0,27% và 7,8 % năm 2011; số lao động trung cấp và cao đẳng tại 3 BV có tỷ lệ tăng trung bình lần lượt từ 57,2% và 1,9% năm 2009 lên 62,7% và 5,6% năm 2011. Như vậy, bên cạnh việc chất lượng CBYT ở các BVĐK tuyến huyện đã có phần nào được cải thiện do số lao động sơ cấp và trình độ khác đã có dấu hiệu giảm rõ rệt, các BVĐK tuyến huyện vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao ở trình độ đại học và

sau đại học. Điều này cho thấy các BVĐK tuyến huyện cần có nhiều chính sách và chiến lược tốt hơn để nâng cao chất lượng nhân lực của mình.

Bảng 2.11: Trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của CBYT ở các

BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội năm 2011

Đơn vị : Người

BVĐK Tổng

Lý luận chính trị Ngoại ngữ Tin học Cao cấp Trung cấp cấp Cử nhân Cơ sở Cử nhân Cơ sở Ba Vì 202 - 8 - - 166 - 166 Thường Tín 131 - - - - - - - Mê Linh 83 - 6 - - 79 - 79

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Có thể thấy, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học của các CBYT ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội cịn thấp, chủ yếu ở trình độ trung cấp về lý luận chính trị và ở trình độ cơ sở về mặt ngoại ngữ và tin học, khơng có CBYT nào có trình độ cao cấp về lý luận chính trị và cử nhân về ngoại ngữ và tin học. CBYT có trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ tập trung ở hai BVĐK Ba Vì và Mê Linh, riêng BVĐK Thường Tín lại khơng có bất kỳ một CBYT Đây là một bất cập và cũng là trở ngại đối với các BVĐK trong việc tiếp cận, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay.

* Chất lượng Bác sĩ ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội

Bảng 2.12: Trình độ chun mơn của Bác sĩ ở các BVĐK tuyến huyện

thành phố Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị: %

Chỉ tiêu BVĐK Ba Vì

BVĐK

Thường Tín BVĐK Mê Linh 2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011

Tiến sĩ/Thạc sĩ 0 0 0 0 0 0 0 0 0

BSCKII 0 0 3,7 0 0 0 0 0 0

BS Nha khoa 2,9 3,4 0 3,6 3,6 3,7 7,1 6,7 5

BS 74,3 62,1 66,7 60,7 60,7 63 57,1 60 65

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Bảng trên cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu bác sĩ theo trình độ chun mơn ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội. Trình độ chủ yếu tại các BV này là Bác sĩ với tỷ lệ trung bình 3 BV là 64% năm 2009, 61% năm 2010 và 65% năm 2011. Cả ba BV đều khơng có CBYT trình độ Tiến sĩ /thạc sĩ y. BSCKII chiếm tỷ lệ nhỏ trung bình 3 BV là 1,2% và chỉ có tại BV Ba Vì và khơng có tại các BV Thường Tín và Mê Linh.

BS trình độ CKI chiếm tỷ lệ trung bình 3 BV là 31% năm 2009, 34,5% năm 2010 và 31% năm 2011. Chỉ số này không ổn định mà có xu hướng tăng giảm nhẹ tùy theo từng BV. Tại BVĐK Ba Vì, tỷ lệ BSCKI tăng từ 21,5% năm 2009 lên 34,5% năm 2010, rồi giảm xuống còn 29,6% năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2010, BV Ba Vì có 6 BS chuyển đi trong khi BSCKI lại tăng lên 2 người; năm 2011 có 2 BSCKI chuyển đi; tại BVĐK Thường Tín, chỉ số này ổn định từ năm 2009 đến 2010 và giảm nhẹ vào năm 2011 xuống còn 33,3% nguyên nhân là do năm 2011 có 1 BSCKI chuyển đi; tại BVĐK Mê Linh, chỉ số này có xu hướng giảm dần qua các năm với tỷ lệ TB 2,85%/năm. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua, số lượng bác sĩ tại BV tăng lên khá nhiều (1 BS năm 2010 và 4BS và 1 BSCKI năm 2011).

Bác sĩ nha khoa chiếm tỷ lệ nhỏ với tỷ lệ TB 3 BV là 4,5 năm 2009, 4,6 năm 2010 và 2,9 năm 2011. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần ở BV Ba Vì và Mê Linh, cá biệt BV Ba Vì khơng có BS nha khoa nào vào năm 2011.

Như vậy có thể thấy thực trạng ở các BVĐK tuyến huyện hiện nay là thiếu trầm trọng các BS có trình độ cao, BS chun khoa; những BS có trình độ giỏi thường khơng muốn gắn bó lâu dài với các BVĐK tuyến huyện. Thực trạng trình độ BS ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội thể hiện rõ ở biểu đồ sau.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn của BS trung bình ở

các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội trong 3 năm (2009-2011)

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội. * Chất lượng của Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội

Bảng 2.13: Trình độ chun mơn của Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật

viên ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị : %

Chỉ tiêu BVĐK Ba Vì BVĐK Thường Tín BVĐK Mê Linh 2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011 Sau đại học 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Đại học 0 0 3,8 0 0 4 0 0 0 Cao đẳng 4,3 5,7 10,4 4,1 4 5,3 7,6 23,1 21,2 Trung học 93,6 93,2 85,7 93,9 94 90,5 92,3 76,9 78,8 Sơ học 2,1 1,1 0 2 2 0 0 0 0

Bảng trên cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu nhân lực Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật theo trình độ chun mơn ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội. Trình độ chủ yếu của nhân lực ở các BV này là trung học với tỷ lệ trung bình 3 BV là 93,3% năm 2009, 88% năm 2010 và 59% năm 2011. Trình độ cao đẳng tại 3 BV có tỷ lệ trung bình là 5,3% năm 2009, 10,9% năm 2010 và 12,3% năm 2011. Cả ba BV đều khơng có nhân lực trình độ sau đại học. Nhân lực trình độ đại học chiếm tỷ lệ nhỏ trung bình 3 BV là 2,5% năm 2011và chỉ có tại BV Ba Vì và BV Thường Tín, BV Mê Linh khơng có nhân lực trình độ đại học nào.

Đồng thời cũng cho thấy có sự chuyển dịch về cơ cấu trình độ của nhân lực qua các năm theo hướng giảm dần lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp, tăng dần lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Tại các BVĐK Ba Vì, Thường Tín, Mê Linh, lao động trình độ trung học giảm lần lượt từ 93,6%, 93,9% và 92,3% năm 2009 xuống còn 85,7%, 90,5% và 78,8% năm 2011; Tại các BVĐK Ba Vì và Thường Tín, lao động có trình độ sơ cấp giảm lần lượt từ 2,1 và 2 năm 2009 xuống cịn 0% năm 2011.Bên cạnh đó, số liệu thống kê cho thấy lao động trình độ cao đẳng tăng dần qua các năm với tỷ lệ trung bình 3,05%/năm tại BVĐK Ba Vì, tăng giảm trái chiều tại BVĐK Thường Tín (giảm 0,1% năm 2010 và tăng 1,3% năm 2011) và Mê Linh (tăng 15,5% năm 2010 và giảm 1,9% năm 2011). Lao động trình độ đại học tăng từ 0% lên 3,8% tại BVĐK Ba Vì và 4% tại BVĐK Thường Tín năm 2011. Thực trạng trình độ chun mơn của nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội biểu thị qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn của nhân lực

trung bình của các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội trong 3 năm (2009-2011)

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội. Tóm lại, các BVĐK tuyến huyện đã có những hoạt động đảm bảo phát

triển nhân lực của mình thơng qua cơng tác đào tạo, hoạch định sử dụng, bố trí nhân lực hiện có. Các BVĐK cũng đã lưu ý hơn đến việc tăng nguồn thu nhằm tạo ra các khoản chi hợp lý cho công tác đãi ngộ nhằm giữ chân những CBYT có năng lực và chun mơn cao. Có sự chuyển dịch về cơ cấu trình độ của CBYYT qua các năm theo hướng giảm dần lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp, tăng dần lao động có trình độ cao hơn.

Một phần của tài liệu NHÂN lực NGÀNH y tế ở các BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN hà nội HIỆN NAY (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w