Số lượng nhân lực ở các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu NHÂN lực NGÀNH y tế ở các BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN hà nội HIỆN NAY (Trang 40 - 49)

HUYỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Số lượng nhân lực ở các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện thànhphố Hà Nội phố Hà Nội

* Số lượng CBYT thực tế và theo yêu cầu

Bảng 2.1: Thống kê lao động thực tế so với Nhu cầu lao động

từ năm 2009-2011

Đơn vị: Người

Đơn vị Nhu cầu lao động theo

TTLT08

Lao động thực tế

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

BVĐK Ba Vì 240 211 183 202

BVĐK Thường Tín 176 106 104 131

BVĐK Mê Linh 88 50 49 83

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Bảng 2.1 cho thấy tại ba BVĐK tuyến huyện được chọn là: Ba Vì, Thường Tín, Mê Linh. Số lượng CBYT trong giai đoạn từ năm 2009 - 2011 có sự tăng giảm trái chiều: Năm 2010, cả ba BV đều có sự sụt giảm về số lượng lao động so với năm trước đó. Cụ thể, BVĐK Ba Vì giảm khoảng 13%; BVĐK Thường Tín giảm 1,9%; BVĐK Mê Linh giảm 2%; Năm 2011, cả ba BV đều có sự gia tăng về số lượng lao động so với năm liền trước: BVĐK Ba

Vì có 202 CBYT, tăng gần 10,4% so với năm 2010, xong vẫn thấp hơn gần 4,3% so với năm 2009; BVĐK Mê Linh và Thường Tín đã có 83 và 131 CBYT cao hơn lần lượt 69,4% và 26% so với năm 2010 [39].

Theo quy định tại thông tư liên tịch 08/2007/TTLT - BYT - BNV ngày 05/06/2007 của Bộ Y Tế và Bộ Nội Vụ, số lượng nhân lực tại các BVĐK tuyến huyện hiện tại vẫn còn thiếu khá nhiều. Các BV mới chỉ có lượng nhân lực đáp ứng được trung bình 84% yêu cầu. Hầu hết các BV đều ở trong tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Cụ thể, BVĐK Thường Tín thiếu 45 CBYT (tương đương 26%); BVĐK Ba Vì thiếu 38 CBYT (tương đương 16%) và BVĐK Mê Linh thiếu 5 CBYT (tương đương 6%). Thực trạng này được khái quát theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Số lượng CBYT thực tế và nhu cầu lao động theo TTLT 08

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

* Tỷ lệ CBYT/giường bệnh vµ CBYT/10000 dân

Bảng 2.2: Tỷ lệ CBYT/GB của BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội

từ 2009 đến 2011

Đơn vị: lần

TT Đơn vị CBYT/GB

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 BVĐK Ba Vì 1,06 0,92 0,92

2 BVĐK Thường Tín 0,59 0,58 0,66

3 BVĐK Mê Linh 0,5 0,49 0,69

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Số liệu tổng hợp bảng trên cho thấy:

- Tỷ lệ CBYT/GB của các BVĐK tuyến huyện qua các năm giao động trong khoảng từ 0,49 đến 1,06. Chỉ số CBYT/GB trung bình của 3 BVĐK tuyến huyện là 0,72 năm 2009, 0,66 năm 2010 và 0,66 năm 2011. Các chỉ số này thấp hơn nhiều so với mức 1,1 - 1,2 CBYT/GB theo quy định tại TTLT08.

- Trong 3 năm tỷ lệ CBYT/GB của BVĐK Ba Vì ln cao hơn tỷ lệ CBYT/GB của hai BVĐK Thường Tín và Mê Linh

- Số CBYT/GB có xu hướng tăng giảm trái chiều qua các năm ở BVĐK Thường Tín và Mê Linh, nhưng lại có xu hướng giảm và giữ nguyên ở BVĐK Ba Vì.

Như vậy, nhìn chung tại cả 3 BVĐK tuyến huyện đang có tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, số CBYT trong BVĐK tuyến huyện chưa đáp ứng với số giường bệnh định mức của bệnh viện. Chỉ số này khơng ổn định có xu hướng biến động ảnh hưởng lớn đến hoạt động khám chữa bệnh của các BV. Và chúng ta có thể thấy rõ hơn thực trạng này ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ CBYTGB của các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội

giai đoạn 2009-2011

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Bảng 2.3: Tỷ lệ CBYT/10000 dân của BVĐK tuyến huyện thuộc

thành phố Hà Nội từ 2009 đến 2011

Đơn vị tính: lần

TT Đơn vị CBYT/10000 dân

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 BVĐK Ba Vì 8,5 7,4 7,8

2 BVĐK Thường Tín 4,8 4,7 5,9

3 BVĐK Mê Linh 2,67 2,5 4,3

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Qua số liệu tổng hợp tại bảng 2.3 cho thấy: Tỷ lệ CBYT/10000 dân của các BVĐK tuyến huyện qua các năm giao động trong khoảng từ 2,5 đến 8,5. Chỉ số này khơng đồng đều và có sự chênh lệch khá lớn giữa các BVĐK tuyến huyện. Trong 3 năm, chỉ số CBYT/10000 dân của BVĐK Ba Vì ln cao hơn của hai BVĐK Thường Tín và Mê Linh: năm 2009 chỉ số CBYT/10000

dân ở BVĐK Ba Vì đạt 8,5 cao hơn ở BVĐK Thường Tín và Mê Linh lần lượt là 1,8 và 3,2 lần; năm 2010 chỉ số CBYT/10000 dân ở BVĐK Ba Vì giảm cịn 7,4 xong vẫn cao hơn BVĐK Thường Tín và Mê Linh lần lượt là 1,6 và 3 lần; năm 2011 chỉ số CBYT/10000 dân ở BVĐK Ba Vì tăng lên 7,8, cao hơn BVĐK Thường Tín và Mê Linh lần lượt là 1,3 và 1,8 lần.

Số CBYT/10000 dân có xu hướng tăng giảm trái chiều qua các năm ở cả 3 BVĐK tuyến huyện. Chỉ số CBYT/10000 dân trung bình của 3 BVĐK tuyến huyện là 5,3 năm 2009, 4,9 năm 2010 và 6,0 năm 2011. Chỉ số này thấp hơn so với số CBYT/10000 dân trung bình của các BVĐK tuyến huyện cả nước năm 2009 là 9,44.

* Tỷ lệ BS/10000 dân

Bảng 2.4: Tỷ lệ BS/10000 dân của các BVĐK tuyến huyện thuộc

thành phố Hà Nội trong 3 năm qua

Đơn vị: lần

Tên BVĐK

tuyến huyện Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 TB 3 năm

Ba Vì 1,4 1,14 1,04 1,2

Thường Tín 1,3 1,18 1,23 1,22

Mê Linh 0,75 0,78 1,04 0,86

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Trong ba năm từ năm 2009 đến 2011, số BS/10000 dân của 3 BVĐK tuyến huyện có sự biến động khác nhau: chỉ số BS/10000 dân tại BV Mê Linh tăng liên tục từ 0,75 năm 2009 lên 1,04 năm 2011 trong khi đó, tại BV Ba Vì, chỉ số này lại giảm liên tục từ 1,4 năm 2009 xuống 1,04 năm 2011; tại BV Thường Tín chỉ số này giảm từ 1,3 năm 2009 xuống 1,18 năm 2010 và tăng lên 1,23 năm 2011. Điều này chứng tỏ, số BS ở các khu vực khác nhau có sự biến động rất khác nhau: giảm ở khu vực miền núi, tăng ở khu vực giáp nội thành. Đây là một khó khăn khá lớn để để đảm bảo nguồn nhân lực cho các BVĐK ở khu vực miền núi xa trung tâm thành phố.

Trung bình 3 năm (2009 - 2011), số BS/10000 dân của 3 BVĐK tuyến huyện giao động từ 0,86 đến 1,22. Tỷ lệ BS/10000 dân cao nhất tại BVĐK Thường Tín (trung bình là 1,22/năm) và thấp nhất tại BVĐK Mê Linh (Trung bình 0,86/năm). Chỉ số BS/10000 dân đánh giá khả năng đáp ứng nhân lực nòng cốt của bệnh viện cho số dân của huyện đó. Qua các chỉ số trên ta thấy có sự chênh lệch lớn về khả năng đáp ứng nhu cầu cho nhân dân từng huyện. Số BS/10000 của BV Thường Tín tuy cao nhất trong 3 BV huyện nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nước năm 2010 và mục tiêu năm 2015. Điều này cho thấy nhu cầu bổ sung bác sĩ tại các BVĐK tuyến huyện này trong những năm tới là rất lớn.

* Tỷ lệ BS/các chức danh khác

Bảng 2.5: Tỷ lệ BS/chức danh khác của các BVĐK tuyến huyện

thành phố Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị: lần

Tên BVĐK

tuyến huyện Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 TB 3 năm

Ba Vì 0,27 0,25 0,19 0,23

Thường Tín 0,49 0,46 0,32 0,41

Mê Linh 0,54 0,63 0,38 0,47

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Trong ba năm từ năm 2009 đến 2011, số BS/chức danh khác của 3 BVĐK tuyến huyện có sự biến động khác nhau: chỉ số BS/chức danh khác giảm liên tục tại hai BV Ba Vì và Thường Tín lần lượt từ 0,27 năm 2009 xuống 0,19 năm 2011 và từ 0,49 năm 2009 xuống 0,32 năm 2011 trong khi tại BV Mê Linh chỉ số này tăng từ 0,54 năm 2009 lên 0,63 năm 2010 và rồi giảm xuống 0,38 năm 2011.

Trung bình 3 năm (2009 - 2011), số BS/các chức danh khác của 3 BVĐK tuyến huyện giao động từ 0,23 đến 0,47. Chỉ số này cao nhất tại BVĐK Ba Vì

(trung bình là 0,23/năm tương đương 1BS/4,3 CBYT khác) và thấp nhất tại BVĐK Mê Linh (Trung bình 0,47/năm tương đương 1BS/2,1 CBYT khác). Điều này chứng tỏ, chỉ có BVĐK Ba Vì có số BS/các chức danh khác đạt chuẩn cịn hai BV còn lại đều chưa đáp ứng được yêu cầu theo TTLT08 (tỷ lệ Bác sĩ/các chức danh chuyên môn y tế khác (Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên) là 1/3 - 1/3,5). Điều này cho thấy hiện tại nhu cầu bổ sung CBYT tại các vị trí khác tại các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội là rất lớn.

* Cơ cấu nhân lực theo tuổi và giới tính

Bảng 2.6: Cơ cấu nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội

theo tuổi năm 2011

Tuổi

BVĐK Ba Vì BVĐK Thường Tín BVĐK Mê Linh SL

(Người) % (Người)SL % (Người)SL %

<30 91 45 53 40,5 48 57,8

30-50 79 39,1 57 43,5 31 37,3

51-60 32 15,8 21 16 4 4,8

Tổng cộng 202 131 83

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Bảng 2.6 cho thấy nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội năm 2011 chủ yếu là lao động trẻ với tỷ lệ trung bình 47% CBYT ở độ tuổi dưới 30, 40% CBYT ở độ tuổi từ 30 - 50 và chỉ có 12% CBYT ở độ tuổi từ 51 đến 60. BVĐK Mê Linh là đơn vị có tỷ lệ lao động trẻ cao nhất (với 57,8%) và tỷ lệ lao động ở độ tuổi về hưu thấp nhất (với 4,8%); BVĐK Thường Tín là đơn vị có tỷ lệ lao động trẻ thấp nhất (với gần 41%) và lao động ở độ tuổi về hưu cao nhất (với 16%). Đây là một thuận lợi giúp cho các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội đảm bảo tính ổn định của nhân lực hiện có. Tuy nhiên, với tình trạng khan hiếm nhân lực như hiện tại thì các BVĐK tuyến huyện cũng cần có chiến lược nhân sự chuẩn bị bù đắp lại

lượng nhân lực thiếu hụt do lượng lao động ở tuổi về hưu có thể tạo ra trong thời gian tới.

Bảng 2.7: Cơ cấu nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội

theo giới tính năm 2011

Đơn vị: Người

Giới tính

BVĐK Ba Vì BVĐK Thường Tín BVĐK Mê Linh SL (Người) % SL (Người) % SL (Người) % Nam 55 27 52 39,7 32 38,6 Nữ 147 73 79 60,3 51 61,4 Tổng cộng 202 131 83

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Bảng trên cho thấy nhân viên nữ luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội với tỷ lệ trung bình gần 65%. Số lao động nữ tập trung đơng nhất ở hầu hết các khoa phịng của BV. Trung bình 35% số lao động còn lại là nam, tập trung chủ yếu ở các khoa như hành chính tổ chức, khoa hồi sức chống độc, khoa đông y- vật lý trị liệu, vật tư thiết bị y tế…

* Cơ cấu nhân lực theo bộ phận

Bảng 2.8: Cơ cấu nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội

theo bộ phận năm 2011 Đơn vị: Người BVĐK Bộ phận Lâm sàng Tỷ lệ % Cận lâm sàng và Dược Tỷ lệ % Quản lý, hành chính Tỷ lệ % Ba Vì 144 71,3 26 12,9 32 15,8 Thường Tín 103 78,6 10 7,6 18 13,7 Mê Linh 61 73,5 13 15,7 9 10,8

Trung bình 74,5 12,1 13,4

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Có thể thấy nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội tập trung chủ yếu ở bộ phận lâm sàng - trung bình chiếm gần 75% tổng nhân lực của BV, trong khi CBYT làm cận lâm sàng & dược và quản lý hành chính lại q ít, trung bình chiếm hơn 12% và hơn 13%. Số CBYT làm lâm sàng ở BVĐK Thường Tín có tỷ lệ cao nhất chiếm gần 79% trong khi ở BVĐK Ba Vì là có tỷ lệ thấp nhất chiếm hơn 71% tổng nhân lực BV; Số CBYT làm cận lâm sàng và dược ở BV Mê Linh có tỷ lệ cao nhất chiếm 15,7%, ở BVĐK Thường Tín có tỷ lệ thấp nhất chiếm 7,6% tổng nhân lực BV; Số CBYT làm quản lý hành chính ở BVĐK Ba Vì có tỷ lệ cao nhất (15,8%) ; ở BVĐK Mê Linh chiếm tỷ lệ thấp nhất (10,8% tổng nhân lực của BV). Đối chiếu với TTLT08/2007, ta thấy cơ cấu CBYT phân theo bộ phận tại các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều này dẫn đến một số lượng không nhỏ cán bộ y tế phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, làm ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh cũng như chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

* Tình hình biến động nhân lực

Bảng 2.9: Thống kê biến động nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện

thành phố Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị: người

Năm

BVĐK Ba Vì BVĐK Thường Tín BVĐK Mê Linh Tổng

tăng giảm Tổng tăng giảm Tổng tăng giảm

2009 211 2 5 106 13 3 50 5 4

2010 183 0 28 104 3 5 49 2 3

2011 202 23 4 131 29 2 83 34 0

Nguồn: Báo cáo thống kê về tổ chức và nhân lực của Sở Y tế Hà Nội.

Nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện có số lượng tăng mới và giảm khác nhau tại các địa phương khác nhau. Nhân lực có xu hướng tăng nhiều ở

BVĐK Mê Linh và Thường Tín với số lao động tăng mới trung bình trong 3 năm lần lượt là 13,7 và 15 người/năm, giảm nhiều ở Ba Vì với số lao động giảm trung bình trong 3 năm là 12,3 người/năm. Năm 2010, mặc dù BVĐK Ba Vì có số lao động tăng mới là 23 người, xong vẫn là đơn vị có số lao động tăng mới thấp nhất trong 3 BVĐK tuyến huyện nghiên cứu. Điều này cho thấy thực trạng tuyển dụng và giữ nhân lực ở các BVĐK khu vực miền núi, xa trung tâm hết sức khó khăn, địi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện để thu hút nhân lực y tế cho các khu vực này.

Bảng trên cũng cho thấy nhân lực tuyển mới và nghỉ việc ở các BVĐK tuyến huyện có sự tăng giảm trái chiều qua các năm. Năm 2009, số lao động trung bình tăng mới của cả 3 BV khoảng 7 người, cao gấp 1,75 lần so với trung bình lao động giảm; Năm 2010, trung bình lao động tăng mới của 3 BV khoảng 2 người, thấp hơn 6 lần so với trung bình lao động giảm; năm 2011, trung bình lao động tăng mới của 3 BV khoảng 29 người, cao hơn 14,5 lần so với trung bình lao động giảm. Nguyên nhân là do năm 2011, ngành nhân lực y tế đặc biệt là nhân lực y tế tại các cùng sâu vùng xa, các khoa độc hại, nguy hiểm đã có sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước. Nhiều chính sách ưu đãi đã được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nhân lực về làm việc tại các điểm y tế cơ sở.

Một phần của tài liệu NHÂN lực NGÀNH y tế ở các BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN hà nội HIỆN NAY (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w