Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu NHÂN lực NGÀNH y tế ở các BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN hà nội HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chính sách và hướng đi tích cực nhằm tìm kiếm nhân lực bác sĩ, bác sĩ nội trú phục vụ cho các bệnh viện như: áp dụng một số chính sách ưu đãi như tăng các khoản phụ cấp vào tổng thu nhập, hỗ trợ điều kiện làm việc, sau 2 năm phục vụ ở tuyến cơ sở sẽ được bố trí, phân nhiệm lại phù hợp với nguyện vọng; Thực hiện “Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Đà Nẵng năm 2012”. Theo đó, đầu năm học 2012 - 2013 thành phố Đà Nẵng sẽ tuyển chọn và thu hút tối đa 40 người tham gia đề án theo 3 đối tượng là học sinh vừa đậu đại học y, sinh viên ngành bác sĩ đa khoa từ năm 3 trở nên và học viên đang học chương trình bác sĩ nội trú tại đại học Y Hà Nội, Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Y Dược Huế, ưu tiên cho các ứng viên có nguyên quán tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh

Quảng Nam. Số lượng có thể tăng lên tới 80 ứng viên vào các năm học sau. Các ứng viên đăng ký tham gia đề án này phải là người có nguyện vọng cống hiến và làm việc lâu dài cho thành phố Đà Nẵng. Sau khi ký hợp đồng với đề án sẽ được hưởng các quyền lợi như: được cấp học bổng toàn phần trong suốt thời gian học (bao gồm học phí và sinh hoạt với mức 34.700.000 đồng/năm/ người khi học tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 27.100.000 đồng/người/năm khi học tại Huế), hỗ trợ lại tồn bộ chi phí trong thời gian học trước khi tham gia đề án, bố trí cơng việc phù hợp với ngành nghề đạo tạo sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra ứng viên sẽ được xem xét chuyển tiếp lên bậc học cao hơn (bác sĩ nội trú, thạc sỹ), bố trí thuê nhà chung cư và hưởng chính sách dành cho đối tượng thu hút của thành phố Đà Nẵng như được nhận hỗ trợ một lần 15.000.000 đồng đối với ứng viên tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc, 20.000.000 đồng đối với thạc sĩ, bác sĩ nội trú. Trong q trình cơng tác được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng trong thời gian 5 năm. Sau khi tốt nghiệp, ứng viên phải công tác tại cơ quan thuộc thành phố Đà Nẵng ít nhất 5 năm. Đối với những ứng viên học đại học có kết quả khơng đạt từ loại khá trở lên trong 3 kỳ học liên tiếp sẽ khơng được cấp kinh phí học tiếp. Ứng viên học xong nhưng nếu khơng thực hiện theo đúng cam kết của đề án sẽ phải bồi thường chi phí gấp 5 lần. Các ứng viên được tuyển chọn trên cơ sở thang điểm cạnh tranh và cơng khai đối với từng đối tượng cụ thể. Chính sách này đã nhận được ủng hộ của nhiều ứng viên. Đây là một cách làm mới, một hướng đi hứa hẹn giúp thành phố Đà Nẵng khắc phục tình trạng khan hiếm nhân lực chất lượng cao hiện nay.

Như vậy, qua nghiên cứu kinh nghiệm về đảm bảo nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện của một số thành phố trong nước kể trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm đảm bảo nhân lực ở các BVĐK tuyến huyện thành phố Hà Nội như sau:

Một là, phát triển số lượng nhân lực bằng cách hỗ trợ đào tạo cho sinh

viên ngành y thông qua các đề án phát triển nhân lực hoặc Quỹ phát triển tài năng y học.

Hai là, nâng cao chất lượng nhân lực bằng cách đào tạo cập nhật thường

xuyên liên tục cho cán bộ y tế cơ sở; cử cán bộ y tế xuống cơ sở kèm cặp và hướng dẫn.

Ba là, công tác luân chuyển nhân lực: phải được thực hiện thường xuyên

bằng cách đưa cán bộ tuyến trên xuống công tác tại cơ sở từ 3- 6 năm.

Bốn là, chế độ chính sách, đãi ngộ nhân lực: cần tăng các khoản phụ cấp

vào tổng thu nhập, hỗ trợ điều kiện làm việc, sau 2 năm phục vụ ở tuyến cơ sở sẽ được bố trí, phân nhiệm lại phù hợp với nguyện vọng.

Chương 2

Một phần của tài liệu NHÂN lực NGÀNH y tế ở các BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN hà nội HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w