Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội nói chung và ba huyện ngoại thành nói riêng

Một phần của tài liệu NHÂN lực NGÀNH y tế ở các BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN hà nội HIỆN NAY (Trang 30 - 32)

chung và ba huyện ngoại thành nói riêng

Thủ đơ Hà Nội nằm ở phía Nam của đồng bằng sơng Hồng; thực hiện nghị quyết số 15/2008/QH 12 của Quốc hội khoá 12 về mở rộng địa giới hành chính, sau ngày 01/8/2008 diện tích và dân số của Hà Nội mới tăng lên do hợp nhất tồn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hồ Bình); điều kiện tự nhiên khá phong phú, có các vùng rừng núi, đồng bằng và các khu đơ thị.

- Diện tích của Thủ đơ Hà Nội: 3.344,70 km2. - Dân số: khoảng 6,3 triệu người.

- Mật độ dân số: 1 .863 người/km2. - Tỷ suất sinh: 16,80%o.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 12,32%. - Đơn vị hành chính: 29 đơn vị, trong đó:

+ Quận nội thành: 10. + Huyện ngoại thành: 18.

+ Xã phường, thị trấn: 577; trong đó có 13 xã miền núi (Ba Vì: 07, Quốc

Oai: 02, Mỹ Đức: 01, Thạch Thất: 03).

Điều kiện tự nhiên đã tạo cho thủ đơ Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú về đất, về rừng, du lịch... và tiềm năng phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị mới; phát huy các nguồn lực đã có, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh đơ thị hố, cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm

phát triển kinh tế xã hội toàn diện bền vững, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội; xây dựng nền tảng vật chất vững chắc cho Thủ đô; cùng với con người Hà Nội cần cù lao động, thông minh, sáng tạo, thanh lịch, mến khách, chắc chắn Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước trong hiện tại và tương lai.

Trong những năm vừa qua Hà Nội đã phát triển mạnh về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, tạo động lực thúc đẩy các địa phương trong cả nước cùng phát triển, do vậy đời sống và mức thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó, mật độ dân cư đơng cũng ảnh hưởng khơng ít đến mơi trường sống. Ngồi ra, Hà Nội cịn có số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, người lao động từ các địa phương khác đến tìm việc làm. Điều kiện sinh sống của họ rất tạm bợ, thiếu thốn, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt là công tác vệ sinh công cộng đang trên đà quá tải, thường xuyên gây ô nhiễm. Mặt khác, thành phố đang trong giai đoạn xây dựng nên cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đều biểu hiện quá tải nghiêm trọng, thiếu về số lượng và kém về chất lượng, tại các quận nội thành, một số nơi chưa có hệ thống thốt nước, tình trạng ứ đọng các chất thải, nước thải trong mùa mưa là điều kiện cho các loại dịch bệnh phát triển. Khí thải và tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây ra cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân. Chất lượng nguồn nước bề mặt cũng như nước ngầm nhiều vùng ở Hà Nội bị ơ nhiễm nặng, tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra ở khơng ít nơi. Nhiều gia đình phải dùng nước giếng khoan, nước chưa xử lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân.

Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, nằm cách trung tâm thủ đơ Hà Nội 60 km về phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 428km2, lớn nhất Thủ đơ Hà Nội. Giao thơng đến Ba Vì có Đại lộ Thăng Long với vận tốc thiết kế dành

cho xe 4 bánh 80km/h nối trung tâm Hà Nội với Quốc lộ 21A, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối Sơn Tây với Hưng Hóa tỉnh Phú Thọ và đi các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Trên quốc lộ này, đoạn cuối tại xã Thái Hịa có cầu Trung Hà, bắc qua sông Hồng. Trục Hồ Tây - Ba Vì đang được Bộ Giao thơng Vận tải trình Chính phủ. Đường thủy có sơng Hồng, sơng Đà và sơng Tích. Hoạt động kinh tế chủ yếu của Huyện Ba Vì là nghề truyền thống và du lịch.

Huyện Thường Tín là vùng đất đai đồng bằng được bồi đắp bởi hai dịng sơng chính là Sơng Hồng và Sơng Nhuệ với diện tích 127,95 km2.Thường Tín có hệ thống đường giao thơng thuận lợi với hai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km, tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Thường Tín và ga Tía. Đường thủy có sơng Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm. Hoạt động kinh tế của huyện chủ yếu là công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ.

Huyện Mê Linh nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội, giáp Sân Bay quốc tế Nội Bài với diện tích rộng hơn 141 km2. Mê Linh là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất đai có hướng nghiêng dần từ Đơng Bắc xuống Tây Nam, có địa hình đồng bằng bồi tụ phù sa sơng (phù sa mới), bằng phẳng. Phía Đơng Bắc huyện có xen núi thấp: Ba Tượng 334m, Coi Vây 319m. Sông Cà Lồ ranh giới phía Bắc huyện, sơng Hồng ranh giới phía Nam huyện. Quốc lộ 23 chạy chéo qua huyện, đường tỉnh 312, 308, đường xe lửa Hà Nội - Lào Cai đi chéo về phía Đơng Bắc huyện. Hoạt động kinh tế chủ yếu hiện nay của huyện là Công nghiệp - dịch vụ - du lịch - Nơng nghiệp, trong đó cơng nghiệp có tỷ trọng chiếm tới 80% cơ cấu kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu NHÂN lực NGÀNH y tế ở các BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN hà nội HIỆN NAY (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w