Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 29 - 33)

Thứ nhất, Trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển của kinh tế có vai trị quyết định tới sự phát triển của những lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trong đó có giảm nghèo bền vững.

Thơng thường trình độ phát triển kinh tế được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng, mức thu nhập của dân cư… Theo đó, trình độ phát triển kinh tế có tác động trực tiếp tới cơng tác giảm nghèo, vì nó tác động tới thu nhập của dân cư, tới việc cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần của dân cư thông qua việc gia tăng sự hỗ trợ của nhà nước cho dân cư nói chung và người nghèo nói riêng.Nhờ đó giúp cho người nghèo có thêm các cơ hội để tự vươn lên. Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy, các nước có trình độ phát triển kinh tế cao có tỷ lệ nghèo thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển.

Ở nước ta, tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã góp phần quan trọng tới công tác giảm nghèo. Trong giai đoạn 2005 - 2010, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 7,26%, năm 2011 là 5,89%; đi liền với đó là tốc độ giảm nghèo là khá nhanh. Theo kết quả các đợt điều tra mức sống dân cư toàn quốc, theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu năm 1998 tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam vẫn còn ở mức 37% và năm 2000 giảm cịn 32%, thì năm 2002 cịn 28,9% và năm 2004 còn 24,1%; năm 2006 còn 15,47%; năm 2007 còn 14,75%; năm 2008 còn 13,5%, đến năm 2011, cả nước còn 12% hộ nghèo. Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam đã được thể hiện rõ nét trong những năm vừa qua.

Thứ hai, Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động hai mặt tới giảm nghèo, vừa mở rộng cơ hội thu hút nguồn lực cho giảm nghèo song cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói trong q trình hội nhập.

Q trình hội nhập quốc tế và khu vực đã tạo thêm thuận lợi cho sản xuất kinh doanh đối với các chủ thể kinh tế về vốn, cơng nghệ, thị trường, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, từ đó tạo ra những điều kiện vật chất và các cơ hội ngày càng lớn hơn cho cơng cuộc giảm nghèo. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế

cũng đem lại những sự trợ giúp về tài chính và kinh nghiệm tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo từ các thiết chế tài chính, tín dụng và chính phủ, các tổ chức phi chính phủ. Những nguồn lực này cùng với các chương trình mang tính trợ giúp kỹ thuật, điều kiện kết cấu hạ tâng, nâng cao dân trí…nếu được sử dụng tốt sẽ có vai trị hỗ trợ tích cực đối với giảm nghèo.

Thực tế cho thấy, các quốc gia không tham gia hội nhập kinh tế đã không tận dụng được các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế và giảm nghèo. Vùng châu Phi, Sa mạc Sahara hay các nước khu vực Nam Á chính là hình mẫu nghèo đói do bế quan tỏa cảng, hạn chế giao lưu mở cửa, hội nhập nền kinh tế và xã hội với thế giới bên ngoài. Kết quả là khả năng tăng trưởng kinh tế bị hạn chế, không tranh thủ được sự hỗ trợ từ bên ngoài, hạn chế trao đổi mua bán thương mại khoa học công nghệ. Khi xã hội kém phát triển dẫn đến đời sống của họ trở nên vất vả hơn, khả năng thốt nghèo là vơ cùng khó khăn.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với các đối thủ lớn, do đó nếu các chủ thể trong nước không thể nâng cao sức cạnh tranh của mình thì khơng những khó thâm nhập thị trường quốc tế, mà còn thua ngay trên sân nhà. Bên cạnh đó, hội nhập cũng làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào thị trường quốc tế theo hiệu ứng Domino, thực tiễn nước ta những năm qua cho thấy, những biến động trên thị trường thế giới ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu từ nước Mỹ năm 2008 đã gây ra suy giảm kinh tế cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những tín hiệu “khơng vui” từ các thị trường quốc tế cũng đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Từ đó, có thể thấy hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh những cơ hội mà hội nhập mang lại, thì nền kinh tế đất nước cũng phải đối diện với khơng ít tác động, ảnh hưởng từ sự vận hành của nền kinh tế thế giới. Theo đó, ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp đến đời sống cũng như thu nhập của người lao động. Đặc biệt là người nghèo, những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương của xã hội. Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng khơng nhỏ tới giảm nghèo và GNBV.

Thứ ba, yếu tố lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao đang trở thành nỗi lo ngại lớn nhất khơng chỉ cho các nhà quản lý chính sách ổn định kinh tế vĩ mơ. Vịng xốy của lạm phát có thể sẽ nhấn chìm các nỗ lực cải thiện chất lượng sống của người dân nghèo.

Theo nghiên cứu gần đây của Bộ KHĐT, nhóm hộ nghèo ở Việt Nam đa số là những người nông dân ở vùng nông thôn, người làm cơng ăn lương, người hưu trí, hoặc kinh doanh nhỏ lẻ. Nguồn thu nhập chính của người nghèo chủ yếu là từ nông, lâm, thủy sản, chiếm 55,5% tổng thu nhập, tiền lương tiền công chiếm 23,8% tổng thu nhập.

Khi lạm phát xảy ra, tiền lương tối thiểu thường tăng không đủ bù đắp mức tăng giá. Nguồn thu từ nông nghiệp không "lại" được với tăng giá đầu vào như thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu cho vận chuyển, chưa kể, còn chịu rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh. Năm 2008, khi thu nhập người dân chỉ tăng 10-20% thì giá các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tăng tới 30 - 50%.

Khác với người giàu, tổng thu nhập eo hẹp khiến cho việc chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu của người nghèo là duy trì sự sống, mua lương thực thực phẩm, chất đốt ln chiếm tỷ trọng cao nhất, tới 65,1%. Cịn chi cho những nhu cầu thuộc về chất lượng sống như nhà ở, điện, nước, vệ sinh, y tế, giáo dục, giải trí... chỉ chiếm 34,9%. Với người giàu, việc ăn uống chỉ tiêu khoảng 45,9% tổng thu nhập, còn lại 54,1% là dành cho các nhu cầu về sức khỏe, giải trí và điều kiện sống khác.

Do đó, khi giá cả tăng cao, người nghèo sẽ phải dồn khoản tiền kiếm được chỉ để duy trì cuộc sống, như phải tăng thêm 0,5% tiền để mua thực

phẩm, lương thực, thêm 0,5% tiền cho thuốc chữa bệnh và 1,4% cho đi lại (giai đoạn 2006-2008). Các nhu cầu may mặc, giáo dục, mua sắm đồ dùng, nhà ở bị co lại từ 0,2 - 0,7%, dù nhóm người nghèo ln được hưởng nhiều chính sách miễn giảm của Nhà nước.

Đặc biệt, với những người lao động nhập cư, nhóm này cịn phải chi thêm tiền thuê nhà thường tăng từ 20 - 30%, tiền điện, tiền nước thường cao hơn 2 - 4 lần so với dân địa phương.

Cũng do tác động lạm phát, thu nhập bình quân của người lao động năm 2008 dù tăng lên 15,3% so với năm 2007 song vẫn thấp hơn tới 4,6% so với tốc độ tăng giá. Tương tự, thu nhập bình quân của người lao động năm 2010 dù tăng lên 10,3% so với năm 2009 thì vẫn bị sụt giảm tới 1,45% so với tốc độ giá cả.

Phản ứng chung của những hộ nghèo trước lạm phát là tiết kiệm mọi chi phí có thể, từ việc chọn nhà thuê rẻ hơn, điều kiện điện, nước, vệ sinh kém hơn, cắt giảm dinh dưỡng... đồng nghĩa chất lượng sống bị giảm sút.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w