Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 33 - 35)

Thứ nhất, Chính sách của nhà nước

Phân hóa giàu nghèo là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Tăng trưởng kinh tế có tác động tới giảm nghèo, song tác động đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của Nhà nước thơng qua các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chính sách giảm nghèo. Thực tế cho thấy, tại các quốc gia có sự quan tâm lớn của Chính phủ tới người nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có hiệu quả thì tỷ lệ nghèo sẽ giảm nhanh. Thành tựu giảm nghèo ở nước ta thời gian qua là một trong những minh chứng thuyết phục, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Các chính sách của nhà nước Việt Nam có tác động trực tiếp tới giảm nghèo bao gồm các nhóm chính sách: Nhóm chính sách về tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nghèo; nhóm chính sách hỗ trợ thơng qua cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản.

Thứ hai, Khả năng thực thi các chính sách về giảm nghèo

Hiệu quả của chính sách được thể hiện thơng qua những kết quả mà việc thực thi chính sách mang lại. Thực tế cho thấy để giảm nghèo bền vững, cần tác động tới người nghèo bằng một hệ thống chính sách đồng bộ có tính lồng ghép cao. Nếu như chính sách giáo dục, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực góp phần tạo điều kiện, tiền đề hay nâng cao năng lực, kỹ năng, trang bị kiến thức cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng thì chính sách y tế, khám chữa bệnh lại bảo đảm cho họ có được sức khoẻ, khả năng tham gia lao động, sản xuất. Cịn các chính sách như an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội lại là những "giá đỡ" quan trọng, góp phần ổn định điều kiện sống tối thiểu cho người dân khi họ phải gánh chịu những tác động bất lợi từ cả khía cạnh kinh tế như mất việc làm, nghỉ việc đến những tác động do biến động xã hội gây ra và những rủi ro từ các yếu tố khách quan khác như dịch bệnh, thiên tai, bão lũ... Để thực hiện đồng bộ, hiệu quả hệ thống chính sách nêu trên rất cần có đội ngũ cán bộ có chun mơn phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao, cần nhất là có tâm với cơng việc, xơng xáo, lăn lộn. Cơng việc phải được phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch từ Trung ương tới cơ sở.

Thứ ba, Năng lực tự vươn lên thoát nghèo của bản thân người nghèo

Bản thân người nghèo thường có nhận thức hạn chế về vấn đề nghèo. Nhiều người nghèo không lý giải được ngun nhân nghèo khó của mình. Do người nghèo thường có trình độ học vấn thấp, nhiều người khơng có nghề, ít có cơ hội tìm được việc làm tốt, ổn định, nên thu nhập thấp thường chỉ đạt mức đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, từ đó khơng có điều kiện để nâng cao trình độ cũng như có tiền để đi học nghề hay trang bị hoặc nâng cao kiến thức của mình trong tương lai để thốt khỏi cảnh nghèo khó. Trình độ học vấn thấp và khơng có nghề sẽ ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái... đến không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai.

Người nghèo thường tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi đang chịu ảnh hưởng rất lớn của những tập quán, thói quen canh tác, sản xuất lạc hậu, được truyền từ đời này sang đời khác nên rất khó thay đổi. Tập quán canh tác lạc hậu, cùng với tư tưởng bảo thủ, cổ hủ, không chịu tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới... đã và đang là nhân tố cản trở người nghèo vươn lên trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Khơng ít người nghèo cho đến nay vẫn chưa có ý thức vươn lên, tự cứu lấy bản thân và gia đình, một bộ phận người nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số cịn có thói quen chây lười, ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước hoặc cộng đồng.

Thực tế nước ta những năm qua cho thấy, khơng ít những hộ nơng dân được nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng trong q trình đơ thị hóa, đã khơng sử dụng vào chuyển đổi nghề nghiệp mà sử dụng tiêu xài lãng phí và cuối cùng lại rơi vào tình trạng nghèo sau một thời gian. Một số hộ khác do thiếu kiến thức kinh doanh trong kinh tế thị trường đã bị thua lỗ, thậm chí phá sản. Rất nhiều hộ nghèo được nhận hỗ trợ từ phía nhà nước song đã khơng cố gắng để thốt nghèo nên hỗ trợ hết lại tiếp tục nghèo. Tình trạng người nghèo khơng cố gắng tự vươn lên thốt nghèo, hoặc khơng có kiến thức để thốt nghèo làm cho các chính sách giảm nghèo thường khó đạt được hiệu quả như dự định, hiệu quả giảm nghèo không bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Tình trạng đó địi hỏi trong các chính sách giảm nghèo, ngồi các cơ chế hỗ trợ thì cần phải có các cơ chế kích thích tinh thần cho người nghèo tự vươn lên giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w