Hạn chế trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Hải Châu và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 68 - 73)

3. Cơ cấu sử dụng lao động % 100.00 100.00%

2.2.2.2. Hạn chế trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Hải Châu và nguyên nhân của những hạn chế

Châu và nguyên nhân của những hạn chế

* Những hạn chế

Qua thời gian thực hiện chương trình GNBV ở quận Hải Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, cơng tác GNBV vẫn cịn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:

- Về phát triển sản xuất, tăng thu nhập

Tuy thu nhập của hộ nghèo tăng so với trước, song một số hộ nghèo được hưởng nhiều chế độ, chính sách ưu đãi nên nảy sinh tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng; thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Vẫn còn một bộ phận hộ nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi (do thiếu kiến thức làm ăn, thiếu độ tin cậy để chính quyền và các tổ chức đoàn thể bảo lãnh). Các dịch vụ hỗ trợ vay vốn còn hạn chế, thiếu sự kết hợp giữa hoạt động hướng dẫn cách làm ăn, dạy nghề, tiếp cận thị trường... với cho vay vốn tín dụng nên hiệu quả đạt được chưa cao.

Tiềm năng, lợi thế của quận nhất là nguồn lao động trẻ chưa được phát huy và khai thác có hiệu quả gây nên tình trạng lãng phí nguồn lực. Việc triển khai các giải pháp hỗ trợ đầu tư sản xuất, kinh doanh cho các hộ nghèo đôi khi cịn chậm, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Trình độ, khả năng tổ chức quản lý của cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Để giảm nghèo bền vững, năng lực phát triển sản xuất của người nghèo được nâng cao là điều kiện quan trọng hàng đầu, trong các vấn đề nêu trên thì kiến thức, kinh nghiệm làm ăn cùng với việc được đảm bảo vay vốn tín dụng phát triển sản xuất nếu được đảm bảo ở mức độ cao sẽ góp phần khơng nhỏ cho sự nghiệp giảm nghèo bền vững.

- Về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

+ Về y tế

Thủ tục và thời gian cấp thẻ BHYT cho người nghèo còn chậm, cơ chế thực hiện trợ giúp y tế còn bất cập. BHYT phải đổi thẻ hàng năm nên không kịp cấp ngay từ đầu năm để hưởng chính sách kịp thời

+ Về giáo dục

Chính sách hỗ trợ giáo dục thực hiện theo cơ chế miễn giảm học phí cho học sinh nghèo chưa bao phủ đối với học sinh nghèo tại các trường dân lập; các cơ sở đào tạo cũng khơng mặn mà trong việc thực hiện chính sách miễn giảm học phí vì ảnh hưởng đến nguồn thu của đơn vị

Một bộ phận học sinh con em hộ nghèo (chủ yếu ở cấp trung học cơ sở) do hồn cảnh gia đình gặp khó khăn phải bỏ học nhưng chưa có chính sách trợ giúp của nhà nước.

Việc đào tạo nghề vẫn cịn nhiều bất cập, học xong khơng được tiếp nhận. Một bộ phận không thiết tha học nghề, trình độ học vấn và sở thích của các đối tượng khơng đồng đều gặp khó khăn trong hợp đồng đào tạo. Việc lựa chọn nghề của người lao động thiếu định hướng đã xảy ra tình trạng bỏ học, có trường hợp hộ nghèo khơng chịu học nghề mà chỉ muốn lao động phổ thông để kiếm tiền nhanh, thiếu ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên.

- Hạn chế về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo

Nhu cầu về nhà ở cho hộ nghèo rất cao, trong khi việc giải quyết nhà ở xã hội do nhiều nguyên nhân khác nhau giải quyết còn rất chậm.

Trong nhiều năm qua, để đánh giá kết quả về hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục chúng ta thường tổng hợp số liệu về kinh phí hỗ trợ giáo dục cho người nghèo, kinh phí khám chữa bệnh cùng số thẻ bảo hiểm y tế đã cấp cho người nghèo, hay số lượng các cơng trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng cùng kinh phí đã đầu tư...Xét theo một khía cạnh nào đó, đó chỉ là con số biểu hiện về mặt lượng, chưa phản ánh chất lượng. Trên thực tế, những người nghèo đã thực sự được tiếp cận với những dịch vụ xã hội đó như thế nào? Đây cũng là những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế để người nghèo được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ nêu trên. Có như vậy, việc giảm nghèo và kết quả giảm nghèo mới thực sự là bền vững.

- Giảm nguy cơ rủi ro, tăng cường tiếng nói và quyền lực cho người nghèo Cơng tác truyền thông, nâng cao năng lực nhận thức của người nghèo trong những năm qua còn nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thơng tin mang tính hỗ trợ, định hướng giảm nghèo. Khơng ý thức được tình trạng, nguyên nhân nghèo của mình để suy nghĩ, hành động vươn lên.

Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách cịn nhiều bất cập, hạn chế việc tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo nắm bắt được chủ trương giảm nghèo và các cơ hội được hưởng lợi, vươn lên thốt nghèo.

Làm tốt cơng tác truyền thông giảm nghèo, nâng cao kỹ năng quản lý của người nghèo, giúp người nghèo tự nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ (địa vị pháp lý) của mình trong đời sống xã hội sẽ là những công cụ quan trọng, giúp người nghèo khơng chỉ tìm ra hướng đi thốt nghèo cho riêng mình, biết tự quản lý nguồn lực của mình có hiệu quả mà cịn biết tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình cũng như có cơ hội, khả năng tiếp cận và tận dụng có hiệu quả với

thị trường tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ cơng, các chính sách, hỗ trợ của nhà nước khác có liên quan đến chính bản thân họ.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Từ những tồn tại, hạn chế ở từng dự án, chính sách cụ thể nêu trên có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản như sau:

- Để thực hiện thành cơng chương trình GNBV, yếu tố đầu tiên và có tính quyết định là phải làm thơng suốt về nhận thức các cấp ủy Đảng, chính quyền, UBMTTQ và các hội đoàn thể ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế tại một số địa phương nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền và lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể chưa quán triệt sâu sắc, đầy đủ về ý nghĩa, mục tiêu và nội dung chương trình GNBV, do vậy, chưa thực sự quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách quyết liệt

- Năng lực của cán bộ thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cịn hạn chế. Phần lớn đội ngũ cán bộ giảm nghèo ở cơ sở đều kiêm nhiệm, thường xun thay đổi, khối lượng cơng việc nhiều, vì vậy khó thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hơn nữa công tác giảm nghèo địi hỏi người cán bộ ngồi chun mơn nghiệp vụ cịn phải nhiệt huyết, nhạy bén và có tính sáng tạo, song các địa phương chưa coi đó là một vấn đề cần thiết để bố trí cho phù hợp nhu cầu của cơng việc.

- Các chương trình giảm nghèo khơng được thực hiện đồng bộ, gây lãng phí, vì nguồn lực của nhà nước cịn khó khăn. Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng ở một số địa phương thiếu chính xác dẫn đến một bộ phận người nghèo khơng tiếp cận các chính sách, dự án của chương trình, trong khi một bộ phận khơng nghèo lại được tiếp cận.

Việc theo dõi, quản lý dự án vay vốn ở một địa phương chưa chặt chẽ,

dẫn đến việc sử dụng vốn vay khơng có hiệu quả. Bên cạnh đó, cơng tác chỉ đạo tại một số đơn vị thiếu kiên quyết, dứt điểm dẫn đến một số hộ không chấp hành kéo dài thời gian hoàn trả vốn vay gây mất uy tín đối với các tổ chức tín dụng.

Ngồi việc hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, một bộ phận người nghèo cũng không thể tiếp cận được các dịch vụ công khác như trợ giúp pháp lý...cũng như quyền được tham gia, quyết định các vấn đề trong giảm nghèo tại chính cộng đồng nơi mình đang sinh sống cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bền vững của kết quả giảm nghèo. - Việc theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ. Hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá chưa thống nhất. Cơng tác sơ kết, tổng kết đánh giá chương trình chủ yếu dựa trên báo cáo của các ngành có liên quan và các địa phương. Hơn nữa các báo cáo thường mang tính liệt kê số liệu, chưa có sự phân tích đánh giá đầy đủ. Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu ban đầu do chưa có các cuộc khảo sát chuyên sâu để đánh giá hiệu quả của chương trình. Điều này đã gây khó khăn cho cơng tác giám sát và đánh giá tổng thể chương trình.

- Việc tuyên truyền, thu hút xã hội hoá trong giảm nghèo chưa thực sự có hiệu quả, cịn nặng về hành chính. Tính thuyết phục cịn hạn chế chưa tạo được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đơn vị tham gia một cách thường xuyên, liên tục; việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh chưa thực sự có hiệu quả. Việc xác định hộ nghèo ở một số nơi cịn thiếu sót dẫn đến tình trạng hỗ trợ chính sách khơng đúng đối tượng cũng tạo nên dư luận trong quần chúng nhân dân.

- Do q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, hộ nghèo khơng đủ khả năng thích ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ - cơng nghiệp - nơng nghiệp và thủy sản. Trình độ dân trí của các hộ nghèo thấp, vì vậy việc tiếp cận và phát huy khoa học kỹ thuật trong đời sống và phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả của ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh; tinh thần tự lực, tự cường, tự thân vận động để vươn lên thốt nghèo chưa cao, cịn một số hộ nghèo vẫn có tư tưởng dựa dẫm, trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội; lười lao động, chưa chủ động, ý thức cố gắng vươn lên thoát nghèo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w