3. Cơ cấu sử dụng lao động % 100.00 100.00%
3.2.2.2. Tạo sinh kế bền vững
Sinh kế hiện nay chưa có định nghĩa chính xác nên cách hiểu của mỗi người có khác nhau. Chúng ta có thể hiểu sinh kế là kế để sinh sống; sinh kế bền vững là cách để hộ nghèo sinh sống ổn định lâu dài.
Bộ Phát triển Vương quốc Anh và một số tổ chức khác đã phối hợp nghiên cứu, đưa ra khung sinh kế bền vững làm phương tiện hữu ích để phân tích và tư duy về kinh tế. Khung phân tích này gồm 3 yếu tố: Những loại vốn của hộ gia đình, quá trình tiếp cận và sử dụng các loại vốn và những chiến lược đã được lựa chọn cho sinh kế của gia đình họ. Nói cách khác, sinh kế
bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cũng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Nguồn lực vật chất của người nghèo được gọi là vốn sinh kế, gồm:
- Nguồn lực con người (giáo dục, sức khỏe, số lượng thành viên gia đình...) - Nguồn lực vật chất (công cụ lao động, phương tiện làm ăn, thông tin liên lạc...)
- Nguồn lực xã hội ( những hỗ trợ xã hội tác động đến đời sống của gia đình) - Nguồn lực tài chính (tiết kiệm, tín dụng...)
- Nguồn lực tự nhiên (quyền sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên,...). Người nghèo có các nguồn lực này đều có thể tiếp cận được với các dịch vụ xã hội khác để phục vụ cho cuộc sống của bản thân và gia đình mình. Nếu hộ gia đình tiếp cận được vốn tự nhiên (đất đai) thì họ vừa có đất sản xuất, lại vừa có đất để thế chấp vay vốn tín dụng của Ngân hàng cho sản xuất của gia đình họ.
Ở quận Hải Châu, phần lớn các hộ nghèo đều có vốn sinh kế, nhưng từ xưa đến nay các loại vốn đó chưa được sử dụng có hiệu quả bởi việc tư duy kinh tế hạn chế, nhìn thấy cái gì cũng khó, khơng dám làm, khơng có kinh nghiệm nên khơng tạo ra giá trị mới cho gia đình họ, thay vào đó là ỷ lại, trơng chờ sự trợ giúp của nhà nước. Nhiệm vụ đặt ra cho chính quyền các cấp là tuyên truyền, giáo dục ý thức tự vươn lên của người nghèo, dạy họ cách làm ăn, bắt buộc họ tư duy, lên kế hoạch sử dụng những loại vốn mà họ có để làm kinh tế, để vươn lên thoát nghèo.
Sinh kế là giải pháp giảm nghèo căn bản nhất cho người nghèo, nhưng muốn thành cơng phải có những quyết sách mạnh mẽ nhằm thay đổi tập quán cách làm, cách nghĩ của người dân và phải có thời gian để thể nghiệm ý tưởng này, đồng thời phải có đội ngũ cán bộ thật sự tâm huyết, gần dân, biết chăm lo cho dân..
Các phương án đa dạng hóa sinh kế, điều chỉnh quy mô sản xuất, điều chỉnh mức độ đầu tư để chống đỡ với rủi ro là một biện pháp chống đỡ rủi ro. Người nghèo cần tạo cho mình có nhiều nguồn thu nhập dù thu nhập từ mỗi nguồn khơng nhiều... Mơ hình sinh kế đa dạng giúp chống đỡ tốt hơn các cú sốc, dù không tạo được đột biến về thu nhập.
Hỗ trợ của cộng đồng với các hình thức đa dạng là lưới an tồn phi chính thức hữu hiệu trong phịng chống rủi ro.
Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của người Việt Nam đã được phát huy vào những lúc khó khăn. Trong bối cảnh mới, các mơ hình chống đỡ rủi ro dựa vào cộng đồng cần được tổng kết và có chính sách hỗ trợ để nhân rộng.
- Quỹ phát triển cộng đồng: thực hiện các dự án nhỏ dựa trên sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng. Các dự án nhỏ có thể hướng đến cải thiện sinh kế, cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản nhằm giúp người dân chống đỡ rủi ro tốt hơn.
- Quỹ phòng chống rủi ro: do người dân đóng góp và sự hỗ trợ từ bên ngồi, có thể bằng hiện vật hoặc bằng tiền, dùng để cứu trợ tức thời cho những hộ gặp rủi ro thông thường hoặc gặp rủi ro do thiên tai.
Hỗ trợ của Chính phủ nhằm giúp các cá nhân và cộng đồng chống đỡ rủi ro được thực hiện thơng qua các chính sách bảo trợ xã hội, gồm 3 vòng hỗ trợ: vịng ngồi cùng là các biện pháp nâng cao năng lực chống đỡ rủi ro, giảm nguy cơ tổn thương; vòng giữa là các biện pháp phịng ngừa thơng qua các cơ chế bảo hiểm; vòng trong cùng là các biện pháp bảo vệ hay “lưới an tồn” thơng qua các hơc trợ xã hội trực tiếp cho những người bị ảnh hưởng của rủi ro.