Tiêu chí đánh giá giảm nghèo thơng thường

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 35 - 38)

Tiêu chí đánh giá giảm nghèo thơng thường khá đơn giản, phù hợp với tiến trình giải quyết vấn đề đói nghèo của nước ta trong hơn 10 năm qua, thể hiện trình độ tổ chức, khả năng tổ chức và nguồn lực của một quốc gia đang

trong quá trình phát triển. Theo đó, một số cơ quan chức năng của nước ta đã tính tốn, đưa ra một mức thu nhập khả dĩ, phù hợp với số đông người nghèo trong nước được Chính phủ, Quốc hội phê duyệt gọi là ngưỡng nghèo. Từ đây chúng ta đưa ra tiêu chí hộ nghèo, xã nghèo để các địa phương xác định tỷ lệ hộ nghèo đưa vào hỗ trợ, theo Chương trình giảm nghèo quốc gia, gọi là Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (CTMTQGVGN) theo kế hoạch hàng năm.

Giai đoạn 2001 - 2005 xác định hộ nghèo gồm 3 mức thu nhập: - Khu vực thành thị: 150.000đ/tháng

- Khu vực nông thôn - đồng bằng - trung du: 100.000đ/tháng - Khu vực miền núi: 80.000đ/tháng

Trong Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010. Có 2 ngưỡng nghèo:

- Khu vực nơng thơn: 200.000đ/người/tháng - Khu vưc thành thị: 260.000đ/người/tháng

Chỉ thị 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, kết hợp với kết quả bình xét từ cơ sở, chuẩn thu nhập được xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở từng địa phương giai đoạn 2010 - 2015:

- Hộ nghèo

Khu vực nông thôn: ≤ 400.000đ/người/tháng Khu vưc thành thị: ≤ 500.000đ/người/tháng - Hộ cận nghèo

Khu vực nông thôn: 401.000-520.000đ/người/tháng Khu vực thành thị: 501.00-650.000đ/người/tháng

Xây dựng tiêu chí hộ nghèo và xác định tỷ lệ hộ nghèo là 1 bước tiến bộ đáng kể trong việc lượng hóa mức độ khó khăn của người nghèo, hộ nghèo, địa phương nghèo, từ đó có các chính sách hỗ trợ phù hợp cho mỗi đối tượng, thể hiện tính ưu việt của xã hội.

Việc đánh giá kết quả giảm nghèo thơng thường là dựa vào tiêu chí phân định hộ nghèo, địa phương nghèo để xem xét mức kết quả giảm nghèo hàng năm. Đây chính là cách đánh giá về lượng khơ khan, khơng hình dung được mức độ cải thiện cuộc sống của người nghèo; mặt khác đây chỉ là kết quả tạm thời, khơng có gì đảm bảo chắc rằng họ khơng bị tái nghèo khi gặp rủi ro thơng thường.

1.2.3.2. Tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững

Hiện nay, Nhà nước chưa ban hành tiêu chí đánh giá GNBV, nhưng qua thực tiễn thực hiện công tác giảm nghèo và kết quả giảm nghèo cũng như chất lượng giảm nghèo, sự bền vững của thành quả giảm nghèo, luận văn cho rằng GNBV dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

- Một địa phương được coi là GNBV, trước hết địa phương đó phải đạt được các mục tiêu giảm nghèo đã định.

- Mức độ ổn định của hộ nghèo sau khi thốt nghèo, hộ thốt nghèo khơng bị tái nghèo trước những nguy cơ dễ bị tổn thương là tiêu chí thứ hai để đánh giá GNBV.

- Đánh giá GNBV phải dựa trên tiêu chí mức gia tăng về thu nhập của gia đình để thấy được kết quả sử dụng các nguồn lực của xã hội và gia đình họ để tạo sinh kế bền vững: (1) nguồn lực tự nhiên (đất đai, tài nguyên); (2) nguồn lực vật chất (công cụ, phương tiện sản xuất); (3) nguồn lực xã hội (những hỗ trợ của Nhà nước và xã hội cho người nghèo); (4) nguồn lực tài chính (tiết kiệm, tín dụng, tài sản làm ra của cải gia đình); (5) nguồn lực con người (trình độ, kỹ năng, sức khỏe, số lượng thành viên trong gia đình). Những hộ nghèo biết tận dụng các nguồn lực nói trên để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện mức sống, tạo sự ổn định trước mọi thử thách là đã đạt đến mục tiêu GNBV.

Như vậy, việc đánh giá kết quả GNBV phải dựa trên tiêu chí phân định hộ nghèo, địa phương nghèo để xem xét kết quả giảm nghèo hàng năm. Đồng

thời, phải thấy được năng lực vận động của người nghèo, hộ nghèo trong q trình thực hiện giảm nghèo. Đây chính là cách đánh giá cả về lượng và chất, nó cho ta hình dung được mức độ cải thiện cuộc sống của người nghèo; mặt khác kết quả GNBV cho thấy khả năng ổn định lâu dài của hộ hay địa phương đã thốt nghèo, nó được đảm bảo chắc chắc chắn rằng họ không bị tái nghèo khi gặp rủi ro thông thường xảy ra.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w