3. Cơ cấu sử dụng lao động % 100.00 100.00%
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác giảm nghèo bền vững ở quận Hải Châu
bền vững ở quận Hải Châu
Từ những khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên, cùng với việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến GNBV, có thể thấy những thuận lợi và khó khăn trong công tác GNBV ở quận Hải Châu:
2.1.3.1 Thuận lợi
Những điều kiện kinh tế, xã hội tạo thuận lợi cho GNBV ở Hải Châu thể hiện ở chỗ:
- Là quận trung tâm, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ ra biển Đông, kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại tạo nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư, trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh và vững chắc, góp phần GNBV.
- Trong những năm gần đây, cùng với nhịp độ phát triển chung của cả thành phố, kinh tế quận Hải Châu đã có bước tăng trưởng khá ổn định và vững chắc; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 7,2%/năm; năm 2011 là 6,2%, năm 2012 ước đạt 5,8%. Kinh tế tăng trưởng ổn định là một trọng những điều kiện thuận lợi và là nguồn lực lớn cho việc đầu tư đảm bảo an sinh xã hội trong đó có GNBV.
- Có lao động trẻ, dồi dào có trình độ chun mơn cao. Giáo dục và y tế được đầu tư đã và đang từng bước hoàn thiện là yếu tố quan trọng hàng đầu nâng cao chất lượng lao động cả về thể lực và trí lực. Đây là lực lượng đóng vai trị quyết định tới phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình thực hiện GNBV
Những thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho Hải Châu có tiềm năng lớn để đẩy mạnh phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào cơng cuộc giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân.
2.1.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi tác động đến cơng tác giảm nghèo thì cịn có những khó khăn ảnh hưởng đến mục tiêu GNBV của quận Hải Châu
- Mặc dù cơ cấu kinh tế của quận Hải Châu phát triển theo hướng nông nghiệp - thủy sản, công nghiệp - xây dựng có chiều hướng giảm, ngành thương mại - dịch vụ tăng, cho phù hợp với quy luật phát triển của một quận trung tâm đang trong q trình đơ thị hóa. Song, kết cấu hạ tầng phát triển chưa tương xứng với cơ cấu kinh tế. Công nghiệp phát triển nhỏ lẻ, manh mún; dịch vụ chủ yếu là buôn bán nhỏ nên chưa phát huy hết những tiềm năng của địa phương. Đây là một trong những yếu tố làm hạn chế kết quả của công tác giảm nghèo.
- Phân bố dân cư và lao động có trình độ khơng đều. Những địa phương nghèo thường có dân số đơng và trình độ dân số thấp (Nam Dương, Bình Hiên, Bình Thuận, Thuận Phước, Hịa Thuận Đơng). Ở chiều ngược lại, địa phương có chất lượng dân số cao tỷ lệ hộ nghèo thấp (Hòa Thuận Tây, Hải Châu 1, Phước Ninh, Hịa Cường Bắc, Thanh Bình). Vì vậy, chất lượng dân số cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo.
- Trong bối cảnh tình hình chung của cả nước hiện nay, thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng đang gặp phải những khó khăn, thách thức do tình hình thế giới có nhiều biến động, giá nguyên, nhiên, vật liệu liên tục tăng, thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt…thường xuyên đe dọa các thành
quả phát triển kinh tế - xã hội. Do tập trung khắc phục hậu quả này, nên các điều kiện đầu tư đảm bảo an sinh xã hội cịn gặp nhiều hạn chế.
Những khó khăn trên gây cản trở đến việc phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như việc thực hiện cơng tác giảm nghèo. Do đó cần tìm ra những giải pháp tối ưu, để thực hiện có hiệu quả đồng thời việc giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.