3. Cơ cấu sử dụng lao động % 100.00 100.00%
2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Hải Châu thời gian qua và nguyên nhân
bàn quận Hải Châu thời gian qua và nguyên nhân
i) Thành tựu về tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo
+ Tín dụng ưu đãi hộ nghèo:
Các hộ nghèo được tạo điều kiện vay vốn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất, đi học và đi lao động nước ngoài. Từ khi thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, người nghèo đã được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ưu đãi thông qua phối hợp của chính quyền địa phương. Với cơ chế phù hợp, thời gian vay và mức vay cao mức vay bình quân một hộ tăng từ 10 triệu đồng (năm 2009) 15 triệu đồng (năm 2012) đã giúp nhiều hộ nông dân nghèo tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Nơng dân, Cựu chiến binh cũng có nhiều hoạt động tích cực. Hội LHPN xây dựng gần 5.000 tổ “Phụ nữ tiết kiệm”. Hội Cựu chiến binh xây dựng các chi hội giúp nhau giảm nghèo. Thơng qua đó đã phát huy được tinh thần đoàn kết, giúp nhau về vốn sản xuất.
NHCSXH đã cho 5.827 lượt hộ vay vốn, dư nợ cho vay hộ nghèo đến 31/6/2012 đạt 57 tỷ 117 triệu đồng. Theo đánh giá, có khoảng 85% số hộ nghèo được vay vốn. Phần lớn hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả vốn đúng hạn cho ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (3,5%). Chính sách tín dụng đã có tác động quan trọng tới giảm nghèo, hơn một nửa số hộ được vay vốn cho rằng vốn vay có tác động tích cực đến tăng thu nhập và góp phần giảm nghèo cho hộ gia đình. Nhiều hộ vay vốn đã thốt nghèo, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, phục vụ sản xuất: xe máy, xe nước mía, ki - ốt bán tạp hóa, xây nhà cho sinh viên thuê, hỗ trợ mua ki ốt buôn bán tại các chợ.
Quy trình vay vốn được thực hiện đồng bộ, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có thể tiếp cận nguồn vốn kịp thời và hiệu quả.
Các tổ chức chính trị - xã hội đứng ra thành lập “tổ tiết kiệm và vay vốn’’ để giúp các hộ nghèo và cận nghèo vay vốn và thực hiện các quy trình vay sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình xét duyệt cho vay vốn ưu đãi
Qua thực tế thực hiện mơ hình trên, các hộ nghèo và cận nghèo thông qua Tổ tiết kiệm vay vốn do các tổ chức chính trị - xã hội đứng ra thành lập để tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn vay ưu đãi.
Bảng 2.6: Kết quả vay vốn của các hộ nghèo ở quận Hải Châu (2009 - 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Phường
Năm 2009 Năm 2012
Số hộ cho
vay cuối kỳ cuối kỳDư nợ vay cuối kỳSố hộ cho cuối kỳDư nợ
1. Hòa Cường Nam 563 4398 444 5302
2. Hòa Cường Bắc 539 3273 423 4012
3. Hịa Thuận Đơng 623 4374 553 5040
4. Hịa Thuận Tây 555 3277 376 3780
5. Bình Thuận 591 3797 551 5315 6. Bình Hiên 686 4537 644 5159 7. Nam Dương 403 2515 413 3430 8. Phước Ninh 480 3850 404 4567 9. Hải Châu 1 314 2209 281 2977 10. Hải Châu 2 509 3788 579 5298 11. Thạch Thang 353 2533 329 3740 12. Thuận Phước 476 2738 395 3305 13. Thanh Bình 495 3614 435 5192 Tổng số 6587 44903 5827 57117
Nguồn: Niên giám thống kê quận Hải Châu năm 2009, 2012.
Hé nghèo Tổ tiết kim
và vay vốn Ban giảm nghèo UBND phng Ngõn hng chính sách xà hội Tổ chức chính trị - x· héi
+ Hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm
Trong 4 năm 2009 - 2012 đã xây dựng được nhiều mơ hình về ni cá
lồng bè và trồng rau sạch cho hộ và nhóm hộ ở 3 địa phương cịn sản xuất nơng nghiệp: Hịa Cường Nam, Thanh Bình, Thuận Phước. Đồng thời, Hội LHPN, Đồn TNCSHCM, Hội Cựu chiến binh quận phối hợp với các doanh nghiệp đã có những buổi hướng nghiệp, đào tạo nghề theo nhu cầu của hội viên trên địa bàn. Những mơ hình này đã giúp người dân có việc làm ổn định, nhiều người có tay nghề thành thạo trong các nghề cơ khí, kim hồn, may có thu nhập từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/người/tháng. Đời sống của người nghèo được cải thiện đáng kể.
Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của quận, vấn đề đào tạo nghề cho người lao động là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách. Đặc biệt đối với những khu vực đơ thị hố. Do vậy, từ năm 2009 đến nay, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội kết hợp với Hội LHPN, Hội nơng dân, Đồn TNCSHCM quận đã mở được 80 lớp đào tạo dạy nghề và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 4.546 lượt người. Trong đó:
Dạy nấu ăn, trang điểm cô dâu: 20 lớp
Học công nhân kỹ thuật điện, hàn, sửa điện thoại : 30 lớp Học nghề may cơng nghiệp, dân dụng có 20 lớp
Tin học, xây dựng, có 20 lớp
Thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã có 20 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về quản ký kinh tế cho các hộ nghèo có nữ là chủ hộ.
Thơng qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho hơn 8200 việc làm. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn đã giải quyết cho 30 doanh nghiệp và tư nhân trên địa bàn quận vay 20 tỷ đồng để mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút lao động trên địa bàn.
Thông qua việc tạo cơ chế để đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng. Những năm qua, ngành công nghiệp, xây dựng phát triển mạnh, tốc độ tăng bình quân đạt 8,4%,/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 30,5% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn. Các ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,8%, chất lượng dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội. Hệ thống chợ, siêu thị được quy hoạch phát triển. Thông qua các hoạt động kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện, thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn, nâng cao đời sống, sinh hoạt và phát triển của nhân dân.
+ Xây dựng mơ hình GNBV: Để có những giải pháp GNBV phù hợp với từng vùng, các địa phương đã xây dựng mơ hình GNBV. Các mơ hình, kinh nghiệm giải quyết việc làm, giảm nghèo có hiệu quả, đặc biệt là mơ hình hội đồn thể giúp hộ nghèo làm kinh tế, hỗ trợ xóa nhà tạm, hỗ trợ cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ khám chữa bệnh... được phổ biến và nhân rộng.
Hải Châu là quận Trung tâm của thành phố Đà Nẵng chịu nhiều tác động của q trình đơ thị hóa, nên các địa phương có đất sản xuất nơng nghiệp thường bị thu hẹp, thay vào đó là các trường học, khu đô thị mới được xây dựng. Xuất phát từ đặc điểm đó, các địa phương đã nghiên cứu mơ hình hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo, mất đất canh tác xây dựng nhà trọ cho thuê. Đây là mơ hình hiệu quả, cải thiện đời sống và thu nhâp của các hộ nghèo. Mơ hình này được hầu hết các phường thực hiện và đặc biệt có hiệu quả với phường Hịa Cường Nam, Thanh Bình, Thuận Phước.
Mơ hình “phụ nữ giúp nhau thốt nghèo” được Hội LHPNVN quận phát động từ cuối năm 2008 với phong trào nuôi heo đất. Mỗi hội viên phụ nữ sẽ được chi hội phụ nữ khu dân cư phát một con heo đất, tùy theo hoàn cảnh và khả năng kinh tế của mỗi hội viên, mỗi ngày các chị cùng với gia đình sẽ “tiết kiệm” tiền lẻ để nuôi heo. Ngày lễ mổ heo đất sẽ được Hội LHPN quận tổ chức đồng loạt tại các địa phương tạo nên hiệu ứng tích cực cho các hội
viên phụ nữ và các tầng lớp nhân dân. Có nhiều địa phương, trong 1 năm ni heo đất, hội viên phụ nữ cả phường đã tiết kiệm được hơn 1 tỷ đồng (Hịa Thuận Tây, Thanh Bình, Thuận Phước). Qua phong trào này, Hội LHPN quận đã huy động được hơn 6 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 2.000 lượt hội viên là phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân.
ii) Thành tựu về tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
+ Hỗ trợ người nghèo về y tế
Trang thiết bị cho bệnh viện quận và 13 trạm y tế phường được tập trung đầu tư. Cùng với hệ thống bệnh viện của TW, thành phố và Quận đội, quận Hải Châu có 1 bệnh viện đa khoa loại II với 220 giường cùng 13 khoa chức năng chuyên môn, phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú với 46 bác sỹ trong tổng số 223 cán bộ cơng chức; có 1 đội y tế dự phịng và đội chăm sóc sức khỏe sinh sản với 5 bác sỹ và 14 cán bộ y tế khác. 13 Trạm y tế phường với 95 giường bệnh đều đạt chuẩn quốc gia, cùng với 1 bệnh viện tư nhân và nhiều phòng khám, chữa bệnh, hiệu thuốc tư nhân. Các loại dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời.
Thực hiện quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, quỹ “Ngày vì người nghèo”. Đến năm 2005, từ nguồn kinh phí của các quỹ này, quận đã cấp 49.981 thẻ BHYT cho các hộ nghèo. Với cách làm linh hoạt sáng tạo đã nâng cao một bước đời sống tinh thần và vật chất của người nghèo. Các điều kiện đáp ứng và trợ giúp cho người nghèo về dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ được nâng lên đáng kể so với những năm trước, đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại chỗ cho trên 80% số người nghèo.
Đồng thời Trung tâm y tế (Bệnh viện đa khoa quận) đã tổ chức khám sàng lọc cho các hộ nghèo nghi mắc bệnh tâm thần, qua đó đã phát hiện 45 trường hợp mắc bệnh và đưa vào điều trị tại Bệnh viện tâm thần của thành phố, đồng thời có chính sách trợ cấp xã hội đối với các đối tượng trên.
Chính sách GNBV cịn hướng tới những phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân thông qua Hội LHPN quận.
Tổ chức gặp mặt 39 hộ phụ nữ đơn thân có 3 con trở lên để tuyên truyền kiến thức dân số - kế hoạch hóa gia đình, khám sức khỏe, khám phụ khoa, cấp thuốc miễn phí; vận động 22 chị cịn trong độ tuổi sinh sản ký cam kết không sinh thêm con. Khám và sàng lọc các bệnh ung thư cho các phụ nữ nghèo, phát hiện và miễn giảm chi phí khám chữa bệnh, phát hiện 12 trường hợp phụ nữ bị ung thư chuyển đên Bệnh viện Phụ nữ chữa trị miễn phí.
+ Hỗ trợ người nghèo về giáo dục
Trợ giúp con em người nghèo trong giáo dục đào tạo tiếp tục được ngành giáo dục quan tâm, với nhiều cách làm linh hoạt,
Với mục tiêu không để trẻ em trong độ tuổi đi học phải bỏ học do điều kiện gia đình khó khăn, nhằm hỗ trợ con em hộ nghèo được học tập tốt, quận đã cấp 4587 giấy chứng nhận hộ nghèo để miễn giảm học phí cho học sinh con em hộ nghèo. Bằng nguồn kinh phí của quận đã đào tạo nghề miễn phí cho học sinh con hộ nghèo, và giải quyết việc làm cho hơn 1000 con em hộ nghèo có việc làm ổn định. Ngồi ra, cịn hỗ trợ khó khăn đột xuất, hỗ trợ quần áo, sách vở, xe đạp cho các em nhân dịp năm học mới từ các nguồn hỗ trợ của Hội LHPN quận, UBMTTQVN quận, các nguồn vận động từ các tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước.
+ Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Trợ giúp hộ nghèo về nhà ở được các địa phương đặc biệt quan tâm và xác định như một hướng đột phá để đảm bảo an ninh, an toàn cuộc sống của người dân. Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Thơng qua Quỹ vì người nghèo và các nguồn vận động của các ngành, đoàn thể quận, đến nay toàn quận đã xây được 166 nhà đại
đoàn kết (từ 30 - 35 triệu đồng/nhà) với tổng kinh phí 4,1 tỷ đồng, hỗ trợ sửa chữa 497 (mức hỗ trợ 10 - 15 triệu đồng) với tổng kinh phí 4,3 tỷ đồng. Chính sách này đem lại chỗ ở ấm cúng, khang trang cho các hộ nghèo, giúp họ yên tâm lập nghiệp.
Thành phố cũng đã bố trí 16 căn hộ chung cư cho các hộ nghèo của quận khơng có nhà và đất ở.
Bảng 2.7: Xây dựng nhà Đại đoàn kết giai đoạn 2009 - 2012
ĐVT: Nhà
Năm
Phường 2009 2010 2011 2012
1. Hòa Cường Nam 0 2 2 0
2. Hòa Cường Bắc 6 5 5 2
3. Hịa Thuận Đơng 8 10 9 3
4. Hịa Thuận Tây 0 0 0 0
5. Bình Thuận 2 2 10 0 6. Bình Hiên 6 4 10 1 7. Nam Dương 2 9 8 0 8. Phước Ninh 0 2 2 0 9. Hải Châu 1 2 1 1 0 10. Hải Châu 2 4 2 3 0 11. Thạch Thang 4 2 0 0 12. Thuận Phước 8 8 2 2 13. Thanh Bình 8 6 3 0 Tổng số 50 53 55 8
Nguồn: Báo cáo giảm nghèo của BCĐGN quận năm 2009, 2010, 2011, 2012.
+ Hỗ trợ người nghèo về điện nước
Với quyết tâm không để cho các hộ nghèo sống ở quận trung tâm khơng có nước sạch để sinh hoạt và không được sử dụng điện trong hệ thống điện lưới quốc gia; ngoài việc hỗ trợ về nhà ở, quận cũng chú trọng hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo lắp đặt điện, nước và xây dựng cơng trình vệ sinh.
Đã có 149 hộ được hỗ trợ kinh phí tư chương trình này với tổng giá trị 322 triệu đồng.
iii) Thành tựu về nâng cao năng lực, nhận thức của cán bộ giảm nghèo và người nghèo
Cán bộ là khâu then chốt thực, là yếu tốt quyết định của sự thành công. Trong thời gian quan, quận đã đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo đặc biệt là cán bộ chuyên trách giảm nghèo ở địa phương. Từ quận đến 13 phường thường xuyên và kịp thời kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình đề ra. Chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch giảm nghèo của thành phố, quận đến đông đảo các tổ chức và nhân dân, tạo động lực cho sự vào cuộc của cả cộng đồng đối với cơng tác GNBV.
Đối với cán bộ phịng kinh tế, kế hoạch, phòng Lao động Thương binh xã hội, phòng xây dựng cơ bản, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn TNCSHCM thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao năng lực, trách nhiệm trong cơng tác giảm nghèo.
Trong 4 năm 2009- 2012, Phịng Lao động - Thương binh và xã hội quận phối hợp với Hội LHPN đã tổ chức đào tạo 300 lượt cán bộ về công tác GNBV. Đã từng bước đưa các phương tiện, thiết bị hiện đại vào các lớp tập huấn. Nội dung đào tạo tập trung vào nâng cao các kỹ năng tổ chức thực hiện như phương pháp tham gia của người dân; tổ chức nhóm tín dụng, tiết kiệm; giám sát và đánh giá nghèo đói, nhằm giúp cho cán bộ giảm nghèo ở cơ sở không chỉ biết cách triển khai các dự án, chính sách, huy động nguồn lực, mà cịn tham gia có hiệu quả vào q trình ra quyết định, giám sát và đánh giá chương trình. Đồng thời bổ sung những kiến thức mới về lập kế hoạch phát triển khu dân cư có tính đến vấn đề giới. Thông qua tập huấn, năng lực đội
ngũ cán bộ làm cơng tác giảm nghèo được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành cơng chương trình.