3. Cơ cấu sử dụng lao động % 100.00 100.00%
2.2.1.1. Khái quát về thực trạng nghèo trên địa bàn quận Hải Châu
Là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, mười lăm năm kể từ ngày tái lập, quận Hải Châu đã có bước phát triển tồn diện trên tất cả các mặt: kinh tế - xã hội - quốc phòng an ninh xứng đáng với vai trị là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của thành phố Đà Nẵng. Song cũng như các đơ thị khác, trong q trình phát triển, Hải Châu cũng gặp phải những vấn đề về xã hội do mặt trái của q trình phát triển tạo ra, trong đó có tình trạng có hộ nghèo, hộ tái nghèo trên địa bàn quận.
Theo tiêu chí phân loại đói nghèo quốc gia, hiện nay hộ nghèo của quận vẫn còn 373 hộ chiếm 0,77% dân số.
Thống kê hàng năm của Ban chỉ đạo giảm nghèo của quận, cụ thể như sau: Từ năm 2005 đến 2008 (chuẩn nghèo 300.000đ/người/tháng) như sau: năm 2005: 2.730 hộ, chiếm tỷ lệ 7,86%; năm 2006: 1.592 hộ, chiếm tỷ lệ 6,83%; năm 2006: 1.038 hộ, chiếm tỷ lệ 5,34%; Năm 2007: 538 hộ, chiếm tỷ lệ 3,45%; năm 2008 xoá hết hộ nghèo theo chuẩn 300.000đ/người/tháng.
Do áp dụng chuẩn nghèo mới theo Quyết định 09/2009/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của Chủ tịch UBND thành phố về việc Phê duyệt Đề án Giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2015 nên số hộ
nghèo tăng đột biến. Tồn quận có 5080 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,81% (tăng 3,63 lần so với tiêu chí cũ).
Theo tiêu chí mới, hộ nghèo của 13 phường trên địa bàn quận trong giai đoạn 2009 - 2012 như sau:
Bảng 2.5: Hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo (2009 - 2012) Phường Số hộ nghèo năm 2009 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 (%) Số hộ nghèo năm 2012 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 (%)
1. Hòa Cường Nam 511 7,31 0 0
2. Hòa Cường Bắc 609 8,07 70 1,09
3. Hịa Thuận Đơng 538 10,46 35 1,00
4. Hòa Thuận Tây 144 2,2 0 0
5. Bình Thuận 605 15 61 1,98 6. Bình Hiên 502 9,88 67 2,12 7. Nam Dương 329 9,1 32 1,51 8. Phước Ninh 329 7,3 36 1,60 9. Hải Châu 1 87 3,1 0 0 10. Hải Châu 2 329 6,8 0 0 11. Thạch Thang 313 5,2 0 0 12. Thuận Phước 554 7,5 262 1,36 13. Thanh Bình 330 6,3 64 0,23 Tổng cộng 5080 12,81% 373 0,77
Nguồn: Niên giám thống kê quận Hải Châu 2009, 2012.
Tính từ năm 2005 đến năm 2012 đã có hơn 7.000 hộ thốt nghèo. Năm 2009 tồn quận có 13/13 phường đều có hộ nghèo, đến tháng 6/2012 có 4/13 phường khơng cịn hộ nghèo theo tiêu chí 500.000đ/người/tháng.
Qua nghiên cứu tình hình chung của Hải Châu về thực trạng nghèo của quận từ năm 2005 đến 2012, có thể thấy hộ nghèo của Hải Châu được chia thành 5 nhóm, cụ thể như sau:
* Bộ phận dân cư khơng chịu tác động của q trình phát triển: gồm 2 nhóm
Theo khảo sát của BCĐGN năm 2005, khảo sát 2730 hộ với 10.818 nhân khẩu trên địa bàn 13 phường của quận Hải Châu. Kết quả cho thấy, đặc điểm hộ nghèo ở Hải Châu thường rơi vào bộ phận dân cư không chịu sự tác động của quá trình phát triển; tức là nhóm người ngồi tuổi lao động chiếm 20,74% (nhóm 1), và nhóm bị bệnh tật, tàn tật, tâm thần và các bệnh hiểm nghèo khác chiếm 20,56% (nhóm 2). Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận và thành phố đạt khá cao, song bộ phận dân cư này không thụ hưởng được những thành quả từ sự phát triển đó. Người bị bệnh tật khơng có khả năng lao động tất nhiên khơng tạo ra được sản phẩm xã hội để có thu nhập mà cần có sự giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần của những người thân và cộng đồng xã hội. Họ phải dựa vào các chính sách bảo trợ của nhà nước đối với người cao tuổi, nạn nhân chất độc màu da cam...
* Bộ phận dân cư chịu sự tác động của sự phát triển nhưng vẫn rơi vào nhóm hộ nghèo: gồm nhóm 3, 4 và 5
Nhóm 3: là nhóm người chịu sự tác động của phát triển nhưng khả năng hấp thụ tác động tích cực khơng mạnh chiếm 36,1% hộ nghèo. Hiện đang làm các việc chủ yếu là lao động phổ thông. Một bộ phận làm các nghề cơ bản: giáo viên cấp 1, thợ may, thợ mộc, thợ hàn....nhưng khơng có điều kiện phát huy sở trường. Nhóm này hấp thụ phát triển khơng mạnh. Đây là nhóm cần sự trợ giúp về vốn, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp và sự đòi hỏi gắt gao của xã hội về việc tự sử dụng sức lao động của mình để vươn lên thốt nghèo.
Nhóm 4 và 5: là nhóm có thể hấp thụ sự phát triển mạnh hơn vì đang trong độ tuổi phát triển, có sức khỏe, đang đi học. Mơi trường học tác động tích cực, thời gian học tập và tiếp xúc với sự phát triển xã hội dài nhưng vướng bận gia đình và từng chứng kiến cảnh nghèo, thiếu thốn từ trong chính bản thân và gia đình họ nên khát vọng sống, học tập, làm việc để giải quyết
khó khăn cho chính bản thân họ, gia đình họ và cống hiến cho xã hội mạnh mẽ hơn. Trong nhóm này, có một bộ phận các em đã bỏ học từ rất sớm, đang học nghề, một số các em hư thuộc đối tượng được Thành ủy chỉ đạo quản lý theo công văn số 949-CV/TU và Chỉ thị số 24-CT/TU về phối hợp giúp đỡ các gia đình có hồn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.