3. Cơ cấu sử dụng lao động % 100.00 100.00%
3.2.2.4. Về nâng cao tiếng nói và trao quyền tự quyết cho người nghèo
Thúc đấy sự tham gia và trao quyền là chủ trương lớn của Chính phủ, để những người nghèo và cộng đồng nghèo thực sự làm chủ quá trình vươn lên của mình, và để nâng cao hiệu quả của các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo. Mặc dù việc tăng cường tiếng nói và quyền tự quyết cho người nghèo đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua, giữa các văn bản và thực tế vẫn cịn có khoảng cách.
Để nâng cao chất lượng của sự tham gia, cần có sự tiếp cận theo cả hai hướng: tạo cơ hội tham gia thơng qua việc cải tiến quy trình, phương pháp làm việc, nâng cao trách nhiệm giải trình với bên dưới của các cơ quan, ban ngành các cấp và các chương trình, dự án; và nâng cao năng lực tham gia thông qua việc phát triển các thiết chế cộng đồng.
Cải tiến quy trình, phương pháp làm việc có thể theo hướng: Các cơ quan, ban ngành đề xuất kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án, luật. Đề xuất này sẽ được phổ biến và đưa ra thảo luận công khai tại các cơ sở địa phương. Mọi người dân đều có quyền phát biểu ý kiến, kiến nghị. Sau đó, các ý kiến sẽ được phản hồi lại cấp trên. Các cơ quan cấp trên sẽ xem xét, tổng hợp ý kiến, đưa ra kết luận. Người nghèo giám sát q trình thực hiện đó, phát hiện và kiến nghị kịp thời các trường hợp sai phạm.
Nâng cao năng lực tham gia cho người nghèo và cộng đồng nghèo là một quá trình khơng dễ dàng. Cần nhiều nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để phát huy vai trị tích cực của cán bộ các cơ sở, tổ chức đoàn thể, các tổ tự quản, các tổ nhóm cộng đồng ở cấp Khu dân cư. Đã có nhiều mơ hình về phát triển các thiết chế cộng đồng được các dự án của Chính phủ và các dự án tài trợ triển khai. Vấn đề quan trọng hiện nay là tổng kết thực tiễn, chia sẻ các bài học, kinh nghiệm thành cơng và thất bại, từ đó đề ra các biện pháp hỗ trợ và thúc đẩy có hiệu quả sự tham gia và trao quyền cho người nghèo, phát huy những giá trị tích cực trong văn hóa, phong tục tập qn của từng vùng.
KẾT LUẬN
Giảm nghèo bền vững đang là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm lớn trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, trong những năm gần đây, đi liền với quá trình phát triển kinh tế là quá trình nâng cao đời sống cho các tầng lớp nhân dân, cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Giảm nghèo chính là một bộ phận rất quan trọng của q trình đó.
Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vu nghiên cứu ở phần mở đầu. Trong quá trình nghiên cứu được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan và sự hướng dẫn khoa học của giáo viên hướng dẫn, nội dung đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:
Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản nhằm làm rõ hơn quan niệm, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến GNBV. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu mơ hình GNBV của quận Hải An (Hải Phịng), quận Phú Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh) tác giả đã tổng hợp các bài học kinh nghiệm mà quận Hải Châu có thể vận dụng để GNBV. Những vấn đề nêu trên đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về GNBV của quận Hải Châu.
Thành phố Đà Nẵng, một thành phố đang khẳng định với “thương hiệu” thành phố “5 khơng - 3 có”, ngày càng thể hiện rõ nét những kết quả vượt bậc trong công tác an sinh xã hội, xây dựng một thành phố “đáng sống” điểm đến hấp dẫn và lí tưởng.
Với vai trị là quận trung tâm của thành phố, Hải Châu được coi như là bộ mặt của thành phố trẻ với những đóng góp tích cực trong ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt trong công tác giảm nghèo.
Đến tháng 6/2012, toàn quận chỉ cịn 373 chiếm 0,77% dân số, có 4/13 phường đã xóa được nghèo. Kết quả đó chính là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn cùng với sự quan tâm chỉ đạo kiên quyết liệt và kịp thời của lãnh đạo thành phố.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá cơng tác GNBV ở Hải Châu từ năm 2005 đến nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp để GNBV như tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách về giảm nghèo, gắn phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, thủy sản. Tăng cường huy động các nguồn lực phục vụ GNBV; kết hợp giảm nghèo với đảm bảo an sinh xã hội.
Là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, Hải Châu là địa phương có điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng để GNBV. Những chính sách và giải pháp trên nếu thực hiện một cách đồng bộ góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về GNBV.
Luận văn là cơng trình nghiên cứu bước đầu của tác giả, mặc dù đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu, nhưng đây là vấn đề mới, phức tạp và do thời gian có hạn nên khơng thể tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, tác giả mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ và bạn bè để luận văn hoàn thiện hơn.