Huy động nguồn lực tài chính cho cơng tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 79 - 82)

3. Cơ cấu sử dụng lao động % 100.00 100.00%

3.2.1.2. Huy động nguồn lực tài chính cho cơng tác giảm nghèo

Nhà nước đóng vai trị chủ đạo trọng cơng cuộc giảm nghèo nên phần kinh phí chủ yếu dành cho giảm nghèo phải được cân đối từ nguồn ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua, kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác giảm nghèo được phân bổ theo các chương trình, dự án giảm nghèo hoặc hỗ trợ giảm nghèo.

Cùng với nguồn vốn bố trí trực tiếp, cịn phải kể đến nguồn vốn gián tiếp có tác động hỗ trợ giảm nghèo thơng qua chương trình, dự án phát triển kinh

tế - xã hội khác như: Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm, các chương trình cho vay vốn tín dụng từ ngân hàng CSXH cũng đang góp phần nâng cao tính bền vững cho cơng tác giảm nghèo…

Mặc dù nguồn kinh phí chủ yếu cho giảm nghèo là nguồn từ ngân sách nhà nước, nhưng để giảm nghèo bền vững cần tới sự huy động các nguồn tài chính bổ sung từ các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế, từ cả các nguồn tài chính trong và ngồi nước. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, phong trào giúp nhau giảm nghèo vươn lên làm giàu trong cộng đồng dân cư cũng được triển khai.

Cùng với các nguồn vốn từ ngân sách và của người dân trong quận đóng góp thơng qua Ủy ban MTTQVN quận, đây có thể coi là kênh đóng góp hiệu quả nhất từ nhân dân. Hàng năm, ở Hải Châu thông qua Ủy ban MTTQVN quận, quỹ Giảm nghèo ngày càng lớn mạnh chính từ sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp. Vì vậy, phải sử dụng hiệu quả đồng vốn từ quỹ này, để tạo lòng tin cho các tổ chức cá nhân đã nhiệt tình đóng góp cho quỹ Giảm nghèo trong nhiều năm qua.

Để tiếp tục đảm bảo nguồn vốn dành cho giảm nghèo bền vững từ nay đến năm 2020, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Một là, cần tiếp tục huy động nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo theo

cơ chế đa nguồn; đồng thời tăng thêm nguồn lực cho giảm nghèo bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ngồi nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách thành phố, ngân sách quận cần bố trí tối thiểu bằng 1% tổng chi ngân sách hàng năm và cần có lộ trình bố trí tăng thêm tuỳ vào tình hình cụ thể của địa phương nhằm giải quyết vấn đề giảm nghèo một cách bền vững. Trong giai đoạn 2010- 2015, ngân sách địa phương bố trí cho giảm nghèo cần đạt tối thiểu 5% - 10% tổng chi ngân sách trên địa bàn.

Hai là, chính quyền quận đóng vai trị chủ đạo trong huy động nguồn

lực để hỗ trợ trực tiếp người nghèo các chi phí về giáo dục, dạy nghề (miễn, giảm học phí cấp trực tiếp cho người học hoặc cơ sở đào tạo), chi phí y tế (cấp thẻ bảo hiểm y tế).

Ba là, cần ưu tiên nguồn lực tập trung giải quyết cơ bản về cơ sở hạ

tầng phục vụ phát triển sản xuất và phát triển dịch vụ xã hội cơ bản. Cùng với đó, có chính sách khuyến khích việc huy động nguồn lực đầu tư từ khu vực kinh tế dân doanh, các doanh nghiệp nhằm tận dụng các nguồn tín dụng, cơng nghệ, đào tạo... để trở thành đầu tàu lôi cuốn, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển sản xuất, tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm, nhất là những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, có giá trị gia tăng cao. Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện đại của các thành phần kinh tế đang đóng trên địa bàn quận.

Bốn là, thực hiện mạnh hơn phân cấp quản lý việc huy động và phân bổ

nguồn lực giảm nghèo cho các địa phương, minh bạch hoá các nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo gắn kết với theo dõi, giám sát, đánh giá trong việc huy động và sử dụng nguồn lực. Cùng với đó, cần nhanh chóng huy động nguồn lực, hình thành các Quỹ phịng chống thiên tai, bão lũ nhằm chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh tại địa phương khi người nghèo trên địa bàn bất ngờ gặp thiên tai, gặp rủi ro, cần có sự hỗ trợ và ứng cứu kịp thời; nhất là ở một địa phương hàng năm phải gánh chịu hàng chục cơn bão lớn nhỏ, để lại hậu quả nặng nề, phải mất thời gian dài để khắc phục hậu quả.

Năm là, huy động đủ nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo, tiếp

tục cải tiến thủ tục và quy trình cho vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo vay vốn theo nhu cầu, tăng cường kiểm tra giám sát để vốn vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, hạn chế nợ q hạn và rủi ro.

Sáu là, tập trung nguồn lực tài chính giải quyết cơ bản vấn đề nhà ở cho

năm 2008; đồng thời tạo cơ chế để hỗ trợ cải thiện tình hình nhà ở cho hộ nghèo, vận động các tập đồn, tổng cơng ty, các doanh nghiệp, cộng đồng tham gia “chương trình mái ấm”, “nhà đại đoàn kết” cho người nghèo. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích việc thực hiện các hoạt động gây quỹ "Ngày vì người nghèo", đẩy mạnh xây dựng mạng lưới "Tổ tiết kiệm - tín dụng", "Tổ tương trợ"; Quỹ tín dụng cho người nghèo, người có thu nhập thấp theo hướng xã hội hoá, huy động nguồn lực của toàn xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo.

Bảy là, đẩy mạnh việc phân công trách nhiệm cho các ngành chức

năng, các công ty Nhà nước giúp đỡ huy động nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo, khơng chỉ đi kiểm tra tình hình thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, mà còn tham gia chỉ đạo, huy động sức mạnh của các ngành để giúp cho địa phương. Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nơng dân từ quận đến cơ sở giúp đỡ và theo dõi hội viên của mình vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống.

Bảng 3.1: Nguồn vốn cho vay hộ nghèo ở thành phố Đà Nẵng (2012 - 2015)

Trung bình 1 hộ nghèo được vay vốn: 10.000.000 đồng

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng nguồn vốn cho vay 327,960 327,960 327,960 327,960 Trung ương 317,960 317,960 317,960 317,960 - Hiện có - Bổ sung Thành phố 10,000 10,000 10,000 10,000 - Hiện có - Bổ sung Nguồn: Ngân hàng CSXH thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w