Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với cộng đồng người hoa trên địa bàn TPHCM tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 51)

cộng đồng ngƣời Hoa tại Tp .HCM

2.2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚ

2.2.2. Kết quả thực hiện

2.2.2.1. Qui mơ và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng người Hoa

Theo mục tiêu phát triển do hội sở chính đề ra, ngay từ khi thành lập, cùng với hoạt động huy động vốn, chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với ngƣời Hoa trên địa bàn. Tuy nhiên, tình hình cho vay qua bảy năm cũng chƣa có kết quả khả quan nhƣ kế hoạch đề ra.

Bảng 2.3 Tình hình cho vay ngƣời Hoa qua các năm 2006-2009

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

I. Tổng dƣ nợ cho vay ngƣời Hoa 136,52 173,30 165,26 102,50

1. Theo loại tiền

- VND 114,43 133,27 121,31 80,56 - USD 22,09 39,03 43,95 21,94 2. Theo thành phần - Cá nhân 9,51 4,86 3,98 3,96 - Doanh nghiệp 127,01 168,43 161,28 98,54 3.Theo thời hạn - Ngắn hạn 100,48 143,66 149,10 89,71 - Trung dài hạn 36,04 28,64 16,16 12,79

II. Tỷ lệ % trên Tổng dƣ nợ toàn Chi nhánh (%) 8,65 7,84 5,11 2,50

III. Số lƣợng khách hàng ngƣời Hoa 49 43 49 48

Nguồn: Quản lý tín dụng BIDV Sài Gịn [xx]

- Quy mơ tín dụng tăng trƣởng chậm: Dƣ nợ tín dụng cho vay đối với cộng đồng ngƣời Hoa qua các năm không ổng định, từ 136,52 tỷ đồng năm 2006 lên

173,30 tỷ đồng năm 2007, nhƣng đến năm 2008 giảm xuống còn 165,26 tỷ đồng và đến năm 2009 thì chỉ cịn 102,5 tỷ đồng tức giảm 62,76 tỷ đồng so với năm 2008. Trong khi dƣ nợ của Chi nhánh tăng lên rất nhanh, từ 1.579 tỷ đồng năm 2006 lên 4.095 tỷ đồng năm 2009, tức tăng gần 2,6 lần.

Hình 2.6 Dƣ nợ cho vay đối với khách hàng ngƣời Hoa

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Quản lý tín dụng BIDV Sài Gịn [xx]

- Tốc độ tăng trƣởng: tính theo số tƣơng đối, giai đoạn 2006-2009 là -5%, trong đó chỉ có năm 2007 là phát triển dƣ nợ tăng nhanh so với năm 2006 và chủ yếu là dƣ nợ cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp ngƣời Hoa, còn lại các năm 2008 và 2009 thì năm sau giảm hơn so với năm trƣớc. Năm 2006 có 24 khách hàng là doanh nghiệp, năm 2009 có 40 khách hàng là doanh nghiệp và tồn bộ dƣ nợ của các khách hàng ngƣời Hoa đều dƣới 10 tỷ đồng.

- Tính về tỷ lệ cho vay đối với cộng đồng ngƣời Hoa trên dƣ nợ của chi nhánh thì con số này cịn khiêm tốn và dao động ít, trung bình khoảng 5% trên tổng dƣ nợ. Trên địa bàn tập trung đông dân cƣ và doanh nghiệp ngƣời Hoa, có phƣờng

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2006 2007 2008 2009 136.52 173.3 165.26 102.5 1,579 2,211 3,236 4,095

Dư nợ cho vay người Hoa Tổng dư nợ của Chi nhánh

chiếm rất ít trong tổng dƣ nợ của chi nhánh, chứng tỏ cho thấy chi nhánh chƣa quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với cộng đồng ngƣời Hoa, đây là điều đáng quan tâm cũng nhƣ là thách thức, cơ hội để phát triển tín dụng trong đối tƣợng này.

- Về số lƣợng khách hàng cũng không biến đổi là mấy trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009. Đánh giá đúng bản chất thì khơng phải là khơng có khách hàng mới tăng thêm mà là số lƣợng khách hàng tăng thêm cũng tƣơng ứng với khách hàng không vay nữa, khách hàng hết dƣ nợ vào cuối năm hoặc tìm kiếm ngân hàng khác phục vụ. Trong đó, xu hƣớng là khách hàng cá nhân giảm dần và khách hàng là doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, năm 2009, số lƣợng khách hàng là doanh nghiệp ngƣời Hoa tăng so với năm 2006 là 16 khách hàng nhƣng dƣ nợ cho vay lại giảm. Điều này cho thấy, một mặt là do khách hàng ngƣời Hoa đã nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế, sự biến động của lãi suất và tỷ giá; mặt khác là do kinh tế khó khăn, các NHTM đều siết chặt lại các điều kiện tín dụng.

2.2.2.2. Cơ cấu tín dụng đối với khách hàng người Hoa

- Về cơ cấu theo thành phần: có thể thấy dƣ nợ của khách hàng ngƣời Hoa là cá nhân rất thấp so với khách hàng ngƣời Hoa là doanh nghiệp. Chủ yếu dƣ nợ cá nhân ở đây là cầm cố sổ tiết kiệm và sửa chữa nhà cửa. Qua số liệu cho thấy việc tiếp cận nguồn vốn vay của khách hàng cá nhân ngƣời Hoa còn hạn chế, trong khi đó cũng cho thấy ngân hàng chƣa quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ này. Khách hàng doanh nghiệp ngƣời Hoa, dù với bộ máy còn hạn chế nhƣng vẫn tiếp cận ngân hàng hơn do có ƣu thế về lập sổ sách kết toán, chứng từ cụ thể và phƣơng án sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.4 Dƣ nợ theo thành phần kinh tế của khách hàng ngƣời Hoa Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Cá nhân, hộ gia đình DNTN Cơng ty TNHH&CP Tổng dƣ nợ 2006 9,51 5,67 121,34 136,52 2007 4,86 4,16 164,28 173,30 2008 3,98 25,92 135,36 165,26 2009 3,96 5,31 93,23 102,50

Nguồn: Quản trị tín dụng BIDV Sài Gịn [xx]

Hình 2.7 Cơ cấu dƣ nợ phân theo thành phần kinh tế năm 2009

Nguồn: Quản trị tín dụng BIDV Sài Gịn [xx]

Về thành phần doanh nghiệp, ngày nay hầu hết khách hàng ngƣời Hoa chuyển sang mơ hình cơng ty (TNHH, cổ phần) từ hình thức doanh nghiệp tƣ nhân hoặc thành lập mới với mục đích để mở rộng sản xuất kinh doanh, dễ dàng đƣa các khoản chi tiêu vào chi phí doanh nghiệp.

- Về cơ cấu theo thời hạn vay: đa số dƣ nợ vay của khách hàng ngƣời Hoa là vay ngắn hạn, thƣơng mại. Số dƣ cho vay trung dài hạn qua các năm từ 2006 đến

3.96 5.31 93.23 Năm 2009 Cá nhân DNTN Công ty

2009 giảm dần, trong khi số dƣ cho vay ngắn hạn cùng thời kỳ này tăng lên nhiều lần (trừ năm 2009 do kinh tế khó khăn, ngân hàng siết chặt tín dụng).

Hình 2.8 Cơ cấu dƣ nợ cho vay đối với khách hàng ngƣời Hoa theo thời hạn vay

Nguồn: Quản trị tín dụng BIDV Sài Gịn [xx]

Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo thời hạn vay này cũng chịu ảnh hƣởng bởi tâm lý và văn hóa của họ. Một là, vay thƣơng mại theo thời gian ngắn thì việc lập phƣơng án vay vốn sẽ dễ dàng hơn vay trung dài hạn phải lập dự án khả thi. Hai là, đặc tính ngƣời Hoa là làm ăn chắc nhịp, an tồn và lĩnh vực thƣơng mại cũng là thế mạnh của họ. Ba là, ngƣời Hoa thƣờng sử dụng vốn tự có để đầu tƣ trung dài hạn tạo tài sản cố định cho mình, cịn cơng việc kinh doanh thì vay ngắn hạn (vay nhanh, trả nhanh) vì trong quan niệm của ngƣời Hoa rất sợ vay mƣợn, có bao nhiêu kinh doanh bấy nhiêu. Bốn là, ngân hàng cũng rất thận trọng trong cho vay đối với các khoản vay trung–dài hạn do thời gian thu hồi vốn chậm, độ rủi ro cao và nguồn vốn để cho vay trung–dài hạn của ngân hàng cũng rất hạn chế.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 2006 2007 2008 2009 100.48 143.66 149.1 89.71 36.04 28.64 16.16 12.79 Ngắn hạn Trung dài hạn

- Về cơ cấu theo loại tiền: cho vay VND chiếm phần lớn trong dƣ nợ vay của ngƣời Hoa. Dƣ nợ tăng lên chủ yếu là do khách hàng đầu tƣ cho sản xuất, mua bán trong nƣớc nên việc vay bằng VND là hồn tồn hợp lý. Một số ít khách hàng có nhập khẩu hàng hóa nhƣng chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan nên việc vay bằng USD là rất hạn chế, họ chỉ vay USD khi nhập máy móc thiết bị hay hàng hóa từ các nƣớc Châu Âu, Châu Mỹ ...

2.2.2.3. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu đối với cho vay khách hàng người Hoa Bảng 2.5 Nợ quá hạn của khách hàng người Hoa giai đoạn 2006-2009 Bảng 2.5 Nợ quá hạn của khách hàng người Hoa giai đoạn 2006-2009

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Tổng dƣ nợ cho vay ngƣời Hoa 136,52 173,30 165,26 102,50

- Nợ quá hạn 0% 0,30% 0% 16,69%

- Nợ xấu 0% 0% 0% 16,69%

Nợ quá hạn của chi nhánh 0,47% 1,06% 0,75% 2,99%

Nguồn: Quản trị tín dụng BIDV Sài Gịn [xx]

Trong điều kiện kinh tế ổn định nhƣ các năm 2006 và 2007, dƣ nợ cho vay với khách hàng ngƣời Hoa tăng lên không ngừng đi đôi với chất lƣợng tín dụng rất tốt. Nợ quá hạn, nợ xấu của cho vay khách hàng ngƣời Hoa trong các năm này dƣới 0,5% là do ngƣời Hoa nhạy bén trong kinh doanh, nguồn thu của họ là rất tốt nên luôn đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Năm 2007 có 300 triệu đồng nợ quá hạn của một khách hàng cá nhân vay ngắn hạn và đã trả ngay trong năm 2008.

Năm 2008 và 2009, tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn, cơn bão khủng hoảng tài chính ảnh hƣởng trên toàn thế giới, và bộ phận ngƣời Hoa làm ăn kinh doanh cũng không thể tránh khỏi sự ảnh hƣởng này. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của cộng đồng ngƣời Hoa trên tổng dƣ nợ đối với cộng đồng này tại chi nhánh tăng cao đột biến, chiếm tỷ lệ 16,69%. Xét về bản chất, một mặt nợ quá hạn này là do khách hàng ngƣời Hoa cũng gặp khó khăn về tài chính nên chậm trả nợ, mặt khác là do hệ thống ngân hàng siết chặt tín dụng trong những tháng cuối năm 2008 và năm 2009 nên một số khách hàng chấp nhận nợ quá hạn để tiếp tục sử dụng vốn làm ăn kinh doanh (họ e ngại trả nợ ngân hàng sẽ khơng cho vay lại). Tuy nhiên, tồn bộ dƣ nợ của khách hàng ngƣời Hoa thƣờng đều có tài sản đảm bảo nên khả năng thu hồi

đƣợc vốn vay ngân hàng là rất cao, đây cũng là một hình thức, áp lực địi hỏi ngƣời Hoa có trách nhiệm với các khoản vay tại ngân hàng.

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV SÀI GỊN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA GÒN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA

Để làm rõ hơn về thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV Sài Gịn đối với cộng đồng ngƣời Hoa, cũng nhƣ những tồn tại, nguyên nhân làm cho khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các khách hàng ngƣời Hoa còn gặp nhiều khó khăn, tác giả đã làm một cuộc nghiên cứu, điều tra thăm dị thơng qua bảng các câu hỏi.

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.1. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu của phƣơng pháp

Mục đích chính của đề tài là đánh giá các tiêu chí liên quan đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của khách hàng ngƣời Hoa. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này theo quan điểm:

- Tìm ra những hạn chế từ phía khách hàng để hƣớng dẫn họ điều chỉnh cho đúng với quy định và luật pháp.

- Tìm ra những điểm chƣa phù hợp của ngân hàng để cải tiến.

- Tìm ra những nguyên nhân khách quan từ phía các cơ quan chức năng chƣa phù hợp để kiến nghị sửa chữa.

Phƣơng thức tiếp cận

Để có thể đạt đƣợc mục tiêu của đề tài, chúng ta có thể chọn lựa nhiều phƣơng pháp thích hợp. Do sự thiếu hụt các thơng tin thứ cấp nên trong phạm vi đề tài này, tác giả chủ yếu tập trung vào thông tin thô đƣợc khai thác trực tiếp từ khách hàng thông quan phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Phƣơng pháp định lƣợng bao gồm việc tìm kiếm các thơng tin từ các dữ liệu đã đƣợc xử lý bằng toán học và đƣợc tiêu chuẩn hóa. Dữ liệu phân tích định lƣợng đƣợc thống kê và đƣợc thể hiện bằng các bảng, biểu.

2.3.1.2. Chọn mẫu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Việc chọn mẫu đƣợc tác giả chọn một cách ngẫu nhiên các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp là ngƣời Việt gốc Hoa đang vay vốn tại BIDV Sài Gòn.

Nhân sự tham gia quá trình thu thập mẫu là các chuyên viên tín dụng trực tiếp có tiếp xúc với khách hàng, hiểu rõ khách hàng và thu thập đƣợc các thông tin một cách trung thực, thẳng thắn từ khách hàng.

Số lƣợng mẫu: tác giả đã thu thập các dữ liệu khách hàng ngƣời Việt gốc Hoa gồm các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp là 80 ngƣời, nên số lƣợng mẫu phát ra là 80 mẫu. Tuy nhiên số lƣợng mẫu thu thập đƣợc chỉ đạt 60 mẫu.

Thiết kế phiếu điều tra: các câu hỏi đƣợc thiết kế để có thể lƣợng hóa các đánh giá các khách hàng bao gồm 5 lựa chọn với thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể “1. Hồn tồn khơng đồng ý”, “2. Khơng đồng ý”, “3. Khơng có ý kiến”, “4. Đồng ý”, “5. Hoàn toàn đồng ý”. Để thống nhất chuẩn mực so sánh sau khi nhận đƣợc thông tin đánh giá của khách hàng, các câu hỏi đƣợc thiết kế theo định hƣớng điểm càng cao thể hiện việc khách hàng chƣa đánh giá cao các tiêu chí này và cần đƣợc xem xét cải tiến. Để có thể tiến hành một cách thuận lợi, trƣớc khi hỏi thông tin đại trà, bảng câu hỏi cũng đã đƣợc xem xét cẩn thận và đảm bảo ngƣời thu thập thông tin hiểu rõ cách hỏi và nhận đƣợc câu trả lời một cách chính xác, trung thực.

Thời gian thực hiện việc khảo sát: từ 01/02/2009 đến ngày 29/4/2009

Thu thập thơng tin và phân tích dữ liệu:

Để thu thập các dữ liệu đáng tin cậy, các phiếu điều tra bằng giấy đƣợc sử dụng để ghi nhận khảo sát của các khách hàng. Các chuyên viên tín dụng đã giải thích rõ cho khách hàng về các tiêu chí và đánh giá trực tiếp trên các bảng câu hỏi. Thời lƣợng để thực hiện mỗi câu hỏi dao động từ 30 phút đến 1 giờ. Với các kỹ năng khá tốt, các chuyên viên tín dụng đã hồn tất việc thu thập mẫu để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu. Các dữ liệu đƣợc đƣa vào phân tích trong chƣơng trình excel và SPSS.

2.3.2. Phân tích kết quả

2.3.2.1. Nguồn dữ liệu điều tra

Phƣơng pháp điều tra dựa trên số lƣợng và chất lƣợng các câu hỏi trong phiếu điều tra. Các phiếu điều tra này đƣợc phân phát trong vòng 03 tháng từ tháng hai đến tháng tƣ năm 2009 bằng cách phỏng vấn trực tiếp các cá nhân, doanh nghiệp ngƣời Hoa.

Đối tượng 60 mẫu thu thập được qua việc khảo sát đựơc phân loại như sau:

Theo loại hình kinh doanh:

Hình 2.9 Phân loại nguồn dữ liệu điều tra theo loại hình kinh doanh

Theo ngành nghề:

Hình 2.10 Phân loại nguồn dữ liệu điều tra theo ngành nghề

1. Sản xuất 23% 2. Thƣơng mại 25% 3. Dịch vụ 21% 4. Vận tải 8% 5. Xây dựng 8% 6. Khác15%

2.3.2.2. Phân tích dữ liệu, đánh giá

Việc kết hợp chƣơng trình excel và SPSS giúp cho tác giả phân tích đƣợc những dữ liệu thu đƣợc từ phiếu điều tra và tổng hợp chúng vào trong bảng đánh giá thông tin của mỗi câu. Phiếu điều tra gồm những câu hỏi mà đối tƣợng cần phải điều chỉnh là ngân hàng và khách hàng dựa theo phần lý thuyết đã giới thiệu. Nội dung chính của phiếu điều tra có thể đƣợc trình bày nhƣ sau:

Bảng 2.6 Nội dung chính của phiếu điều tra, khảo sát khách hàng ngƣời Hoa Câu

hỏi Nội dung câu hỏi

Đối tƣợng cần thay đổi, điều chỉnh

Q1 Ngân hàng nên soạn mẫu hồ sơ vay vốn bằng tiếng Hoa bên cạnh

tiếng Việt Ngân hàng

Q2 Việc lập phƣơng án SXKD, kế hoạch trả nợ theo yêu cầu của ngân

hàng là rất khó thực hiện Khách hàng

Q3 Thủ tục vay vốn của ngân hàng phức tạp, rƣờm rà Ngân hàng

Q4 Ngân hàng không cần biết khách hàng sử dụng vốn vay làm gì, vì

đó là bí quyết kinh doanh của khách hàng Khách hàng Q5 Khi quý vị có nhu cầu vay vốn ngân hàng, khả năng nhận đƣợc vốn

vay là rất thấp Khách hàng/ngân hàng

Q6 Việc kiểm tra sử dụng vốn vay làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh

doanh của quý vị Khách hàng

Q7 Muốn vay vốn phải ln có tài sản đảm bảo hợp pháp là một trở

ngại trong vay vốn Ngân hàng/khách hàng

Q8 Q vị đã thế chấp BĐS vì vậy khơng cần phải mua bảo hiểm hàng

hóa để tiết kiệm chi phí Khách hàng

Q9 Khả năng cung cấp thông tin, đáp ứng yêu cầu ràng buộc của hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với cộng đồng người hoa trên địa bàn TPHCM tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)