Kiến nghị đối với Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với cộng đồng người hoa trên địa bàn TPHCM tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 112)

cộng đồng ngƣời Hoa tại Tp .HCM

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc

- Cần tiếp tục phát huy, khuyến khích, hỗ trợ ngƣời Hoa đƣợc gia nhập các đồn thể chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội ... Cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí sử dụng cán bộ ngƣời Hoa, công tác phát triển Đảng là ngƣời Hoa.

- Tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho ngƣời Hoa đƣợc tham gia sản xuất, kinh doanh nhƣ mọi thành phần khác theo đúng chính sách và pháp luật.

- Có các phong trào, chƣơng trình hành động cụ thể để ngƣời Hoa phát huy khả năng và tiềm năng về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của mình. Khuyến khích việc phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông-lâm-ngƣ nghiệp và các mặt hàng truyền thống. Động viên ngƣời Hoa thu hút vốn, khoa học,

công nghệ mới từ thân nhân và nƣớc ngoài đầu tƣ để phát triển lực lƣợng sản xuất, phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nƣớc.

- Giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá dân tộc của ngƣời Hoa. Khuyến khích những sáng tác văn học, nghệ thuật phản ánh cuộc sống của ngƣời Hoa gắn bó với cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cƣờng sự giao lƣu văn hoá giữa ngƣời Hoa với các dân tộc anh em trong nền văn hoá chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghiêm cấm việc lợi dụng văn hố, nghệ thuật để kích động, chia rẽ ngƣời Hoa với các dân tộc khác. Các cơng trình kiến trúc văn hoá của ngƣời Hoa chủ yếu là chùa, miếu đƣợc pháp luật thừa nhận thì đƣợc bảo vệ và giữ gìn theo quy định chung của Nhà nƣớc. Nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan hoặc thờ cúng những nhân vật có vấn đề phức tạp trong lịch sử khơng có lợi cho sự đồn kết các dân tộc Việt Nam.

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động và phổ biến cho ngƣời Hoa đƣợc biết là ngƣời Hoa có quyền và nghĩa vụ học tập nhƣ các dân tộc khác. Ngoài việc đào tạo theo chƣơng trình chung, ở những nơi tập trung đông ngƣời Hoa cần tạo điều kiện cho học sinh ngƣời Hoa đƣợc học tiếng Hoa theo chƣơng trình và theo sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc mở trƣờng dân lập phải theo quy định chung của Nhà nƣớc.

- Tạo điều kiện cho ngƣời hoa trong việc lập các hội, hiệp hội phải theo quy định và pháp luật của Nhà nƣớc; không cho lập lại các bang hội cũ. Đối với những tổ chức đã tự phát hình thành cần xem xét kỹ, tổ chức nào hình thành do yêu cầu của quần chúng và mang lại lợi ích thiết thực thì cho phép đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật, đồng thời phải xây dựng, bồi dƣỡng lực lƣợng cốt cán.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và những nguyên nhân hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khách hàng ngƣời Hoa trong những năm gần đây tại BIDV Sài Gòn, cùng với những mặt mạnh mà Chi nhánh đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt tồn tại và nguyên nhân chủ yếu, chƣơng 3 của luận văn đã xác định mục tiêu, định hƣớng phát triển tín dụng đối với khách hàng ngƣời Hoa là một cơ hội, cũng nhƣ là thị trƣờng tiềm năng của Chi nhánh trong thời gian sắp tới.

Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của cộng đồng ngƣời Hoa trên địa bàn Tp.HCM tại BIDV Sài Gịn. Tác giả trình bày phần giải pháp bao gồm 2 nhóm, đó là giải pháp chung và giải pháp cụ thể đối với những nguyên nhân chủ yếu. Các kiến nghị và giải pháp bao gồm:

- Nhóm giải pháp chung xoay quanh việc trình bày những hoạt động trọng tâm tác động đến các tiêu chí nhƣ nguồn nhân lực, chính sách khách hàng, danh mục sản phẩm dịch vụ, công tác marketing, phát triển mạng lƣới, cơng nghệ, chính sách động lực, thẩm định cơng tác quản trị điều hành và văn hóa doanh nghiệp.

- Nhóm giải pháp cụ thể xoay quanh những nguyên nhân chủ yếu từ phía khách hàng ngƣời Hoa nhƣ: Nâng cao khả năng lập phƣơng án sản xuất kinh doanh, nâng cao nhận thức và kinh nghiệm của khách hàng ngƣời Hoa trong quan hệ tín dụng, nâng cao uy tín của khách hàng ngƣời Hoa trong quan hệ tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thƣơng trƣờng, ... ; và từ phía chi nhánh nhƣ: Đơn giản hố thủ tục cho vay, nâng cao chất lƣợng phục vụ đối với khách hàng ngƣời Hoa, đa dạng hố các sản phẩm tín dụng và áp dụng các hình thức cho vay phù hợp...

Ngồi ra, chƣơng 3 cịn đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc, các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ Chi nhánh phát triển hoạt động tín dụng đối với cộng đồng ngƣời Hoa cũng nhƣ là các điều kiện để cộng đồng ngƣời Hoa hòa nhập, phát triển trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất

nƣớc phát triển nói chung và kinh tế Tp.HCM nói riêng đi đơi với việc mở rộng tín dụng của BIDV Sài Gịn.

KẾT LUẬN

Thực tiễn cho thấy rằng cộng đồng ngƣời Hoa đóng một vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng, chính sách nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của cộng đồng ngƣời Hoa. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã gặp khơng ít khó khăn, nhất là khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đã và đang kiềm hãm sự phát triển của các khách hàng ngƣời Hoa.

Qua việc phân tích thực trạng tín dụng, những khó khăn tồn tại và nguyên nhân của những khó khăn đó trong việc tài trợ khách hàng ngƣời Hoa Chi nhánh BIDV Sài Gòn, luận văn đã đƣa ra đƣợc những giải pháp có khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Việc thực hiện các giải pháp không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định nhƣng phải đƣợc thực hiện đồng bộ từ các khách hàng, Chi nhánh và cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan thì mới có thể mở rộng và nâng cao đƣợc hiệu quả tín dụng tài trợ khách hàng ngƣời Hoa tại BIDV Sài Gòn, đồng thời giúp các khách hàng ngƣời Hoa có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh hiệu quả hơn.

Từ những phân tích trong luận văn, tơi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề TDNH đối với cộng đồng ngƣời Hoa, góp phần phát triển kinh tế của Tp.HCM theo những mục tiêu đã đề ra.

Xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Hoàng Ngân và Q Thầy Cơ Trƣờng Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hƣớng dẫn và truyền đạt kiến thức cho tơi trong q trình học tập cũng nhƣ trong thời gian viết luận văn.

Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ và kinh nghiệm công tác của bản thân, luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp góp ý kiến quý báu của Thầy cô và đồng nghiệp.

1. Nguyễn Duy Bính (2005), Hơn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam Bộ, NXB

Đại học Quốc Gia.

2. TS. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê.

3. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2003), Tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống kê.

4. GS. TS., Vũ Văn Hóa; PGS. TS. Đinh Xuân Hạng (2007), Giáo trình Lý thuyết tiền

tệ, NXB Tài chính.

5. PGS. TS. Trần Huy Hồng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội.

6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống kê.

7. Trung tâm hỗ trợ phát triển kinh tế và cung ứng lao động Quận 5 (2008), Báo cáo

tổng hợp khảo sát thông tin các đơn vị đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn Quận 5, Tp.HCM.

8. Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2002-2008

9. Báo cáo tổng kết tình hình người Hoa và cơng tác người Hoa năm 2007, 2008.

10. Văn kiện Đảng toàn tập-tập 54

11. Các trang web tham khảo:

- Ban cơng tác người Hoa Tp. Hồ Chí Minh (http://www.nguoihoa.hochiminhcity.gov.vn)

- Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (http://www.cpv.org.vn )

- Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh (http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn ) - Ngân hàng Nhà nước (http://www.sbv.gov.vn)

- Trang điện tử Ủy ban Dân tộc (http://cema.gov.vn/)

- Văn hóa học của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (http://vanhoahoc.edu.vn/ )

MINH

1. Khái niệm “người Hoa”

Theo chỉ thị số 62-CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác người Hoa, khái niệm “người Hoa” ở Việt Nam được hiểu: “Bao gồm những người gốc Hán và những dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hóa, di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn cịn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa” [10, tr590].

Như vậy, người Hoa là công dân Việt Nam, là một thành phần dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện mọi chế độ, chính sách chung của Đảng và Nhà nước như tất cả các dân tộc khác.

Khác với Hoa kiều, Hoa kiều là những người có cùng nguồn gốc dân tộc với người Hoa, nhưng không nhập quốc tịch Việt Nam.

2. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh

Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) kéo dài trong nhiều thế kỷ, với nhiều đợt di cư từ lục địa và hải đảo Trung Quốc. Nguyên nhân di cư của người Hoa vào Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng có nhiều, trong đó có thể phân ra hai loại chính: nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân phi kinh tế. Trong hai nguyên nhân thì ngun nhân kinh tế là chiếm vị trí chủ yếu và chi phối suốt chiều dài lịch sử.

Do mất mùa, đất chật người đơng, đói kém, bệnh tật ... khiến họ phải đi kiếm một miền đất mới có điều kiện thiên nhiên, địa lý thuận lợi hơn. Hơn nữa, phong tục tập quán của người Việt tương đối gần giống với người Hoa, khiến họ dễ dàng hoà nhập với vùng đất mới này. Mặt khác, cư dân miền duyên hải Đông Nam Trung

Trong khi đó, nguyên nhân phi kinh tế có thể tóm tắt như sau: đó là những biến động chính trị, sự tranh giành quyền lực giữa các triều đại phong kiến, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bị thất bại, các cuộc chiến tranh ở Trung Quốc. Đại bộ phận nơng dân Trung Quốc chịu cảnh đói nghèo, loạn lạc ... Vì vậy họ đành phải ra đi, lìa bỏ quê hương tìm miền đất mới dễ chịu hơn. Ngồi phần lớn người Hoa di cư đến Việt Nam là nơng dân, cịn có khá nhiều các thành phần như quan lại, binh lính của nhà Minh bị nhà Thanh phế truất trong phong trào “phản Thanh phục Minh”.

Từ nửa đầu thế kỷ XVIII trở đi, dịng người Hoa nhập cư vào Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng ngày càng nhiều. Họ chủ yếu là những thương gia và thợ thủ công bị mất tư liệu sản xuất. Khi sang Việt Nam, họ thường sống ở các thành phố lớn, bến cảng hay điểm giao dịch như: Kinh kỳ, phố Hiến, Sài Gòn, Chợ Lớn ... Theo số liệu thống kê, số người Hoa nhập cư vào Nam bộ đến năm 1889 là 57.000 người, trong đó có 16.000 người ở Chợ Lớn, 7.000 người ở Sài Gòn, 3.000 người ở Gia Định, Cần Thơ, Bạc Liêu ...

Thực tế, thành phần lưu dân người Hoa đến Tp.HCM khá phức tạp. Ngồi các lớp người nói trên, tham gia vào dịng người di cư vào Việt Nam cịn có các nho sĩ, trí thức ... và cả những tội đồ, lưu đảng bị nhà nước Trung Hoa truy nã đã tìm đến trốn tránh. Chính sự phức tạp và đa dạng của thành phần người Hoa ở Tp.HCM về mặt nguồn gốc, đã tạo cho đời sống văn hóa của họ ở nơi này có những nét riêng biệt. Phần lớn, họ được sự thông cảm, chia sẻ giữa các dân tộc cùng cộng cư.

Năm 1992, theo thống kê của ban cơng tác người Hoa thì người Hoa chiếm khoảng 12% dân số toàn thành phố (khoảng 550.000 người), họ gồm các nhóm địa phương người Hoa như sau: Quảng Đông tỷ lệ 56,5%, Triều Châu 34%, Phúc Kiến 6%, Hải Nam 2%, Hẹ (Haka) 2%.

sống, họ đã tạo nên một trung tâm đô thị sầm uất, một “China Town” như cách gọi báo chí nước ngồi trước năm 1975. Khu vực Chợ Lớn với những đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi, nối liền khu trung tâm buôn bán qua kênh Bến Nghé đến Cảng Nhà Rồng, trung tâm của Tp.HCM và từ đó toả đi các tỉnh tây Nam Bộ. Những dãy phố, chợ búa, cửa hàng, cửa hiệu và cơ sở sản xuất, bn bán tấp nập - đó là cơng sức tạo dựng của người Hoa.

Về văn hóa sản xuất: các ngành nghề cổ truyền, những tri thức về sản xuất, kinh doanh của người Hoa đã mang vào Nam Bộ, Sài Gòn - Chợ Lớn. Những người thợ thủ công tài hoa khi di cư vào nước ta đã chuyển tải các ngành sản xuất gốm sứ, gạch ngói, dệt vải, dệt lụa, thuộc da, làm giấy, bút mực và nghề in, lúc đầu họ giữ bí quyết nghề nghiệp, nhưng sau do yêu cầu của sản xuất, họ đã chuyển giao công nghệ. Đến nay nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Tp.HCM và vùng Nam Bộ đã trở thành sản phẩm của sự giao thoa văn hóa Hoa - Việt.

Các nhà bn người Hoa cũng như những người thợ thủ công đã đem đến mảnh đất Sài Gòn - Chợ Lớn sự nhanh nhạy, khôn ngoan trong việc kinh doanh buôn bán, khơng chỉ góp phần thúc đẩy sản xuất ở đây mà còn lan truyền phương thức kinh doanh đến một bộ phận cư dân người Việt.

Về văn hóa cộng đồng: Do điều kiện sinh sống của người Hoa ở vùng đất mới, nên ý thức cộng đồng luôn luôn được đề cao và củng cố. Tinh thần đồn kết cộng đồng: gia đình, họ tộc, đồng hương, đồng nghiệp đặc biệt được quan tâm giữ gìn như một giá trị thiêng liêng. Lòng biết ơn, tinh thần nghĩa hiệp đùm bọc lẫn nhau và ý chí quyết lập nghiệp là những giá trị được cộng đồng người Hoa hết sức nâng niu, trân trọng. Chính nhờ các giá trị văn hóa, ý thức cộng đồng đã giúp cho người Hoa tồn tại như một nhóm xã hội đặc thù, vừa hoà nhập với các cộng đồng khác, vừa giữ được những đặc điểm riêng có tính ưu trội của mình.

Về văn hóa tinh thần: Người Hoa đến vùng Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn mang theo một nền văn hóa đã phát triển phong phú, đa dạng và đặc sắc.

thần có những thánh nhân được tơn thờ và truyền tụng trong đời sống tinh thần của cộng đồng như Quan Công, Bao Công, Bổn Đầu Công, Bà Thiên Hậu, Quan Âm Bồ Tát… Về nhiên thần cũng có rất nhiều biểu tượng thiêng liêng được tôn thờ như Ngọc Hoàng - Thượng Đế, Thổ Công - Táo Quân, Thần Tài, Phật Di Lặc… Các cơng trình kiến trúc tơn giáo, tâm linh uy nghi được dựng lên: Miếu Thiên Hậu (Hội quán Tuệ Thành), Chùa Ông (Hội quán Nghĩa An), Nhị Phủ Miếu (Chùa Ông Bổn), Quỳnh Phủ Hội quán, Hội quán Sùng Chính và Chùa Quan Âm (Hội quán Ôn Lăng). Cùng với các nghi lễ trong những ngày tết: Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Hàn Thực, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Thượng Nguyên… làm cho đời sống tâm linh của người Hoa vừa thiêng liêng vừa huyền ảo nhưng vẫn gắn với đời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với cộng đồng người hoa trên địa bàn TPHCM tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)