Các tiêu chí phản ánh kết quả phát triển nguồn nhânlực trong doanh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất tổng hợp châu á (Trang 33 - 39)

6. Kết cấu của đề tài

1.2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂNLỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.2. Các tiêu chí phản ánh kết quả phát triển nguồn nhânlực trong doanh

nghiệp

1.2.2.1. Số lượng nguồn nhân lực

Phát triển về số lượng là sự gia tăng về số lượng của đội ngũ nhân lực theo hướng phù hợp với môi trường và điều kiện hoạt động mới. Đảm bảo số lượng nhân lực cho từng bộ phận, đáp ứng đủ số lượng theo nhu cầu cần thiết, tránh thừa thiếu nhân lực ở từng bộ phận và toàn bộ tổ chức là thể hiện PTNNL.

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thỏa mãn nhu cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có. Tuyển dụng giúp doanh nghiệp tuyển được nhân viên mới có kiến thức, kỹ năng và động cơ phù hợp với các địi hỏi cơng việc và các mục tiêu dài hạn của công ty [20].

Tuyển dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức, vì quá tình tuyển dụng tốt sẽ cung cấp cho tổ chức những người có năng lực, có phẩm chất và đặc biệt là phù hợp với yêu cầu. Thêm vào đó, tuyển dụng tốt cũng sẽ giúp cho tổ chức giảm được các chi phí tuyển dụng, đào tạo lại cũng như tránh được rủi ro giảm năng suất do ảnh hưởng của nhân viên kém chất lượng.

Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực là quá trình thu hút những người lao động có trình độ từ lực lượng lao động bên ngoài xã hội hay lực lượng bên trong tổ chức và đánh giá các ứng cử viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào u cầu cơng việc để tìm ra được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra [20].

Công tác tuyển dụng cần chú trọng đến việc đảm bảo số lượng nhân viên với những phẩm chất phù hợp công việc của doanh nghiệp. Cơ sở để tuyển đủ người, đúng người trước hết là kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp. Từ đây, xác định được những công việc cần tuyển thêm người.

Các nhà quản trị NNL có thể tuyển người ở bên trong tổ chức hoặc thị trường nhân lực bên ngồi. Quyết định tìm kiếm ở thị trường nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách cán bộ của tổ chức, nhu cầu và khả năng tuyển chọn từ nguồn bên trong, thời gian cho tuyển dụng hay chi phí cho tuyển dụng.

Mục tiêu chung của tuyển dụng nhân sự là thu hút những hồ sơ ứng viên tốt nhất. Do đó một khi gặp những khó khăn trong tuyển dụng, các nhà quản trị NNL cần giải quyết những vấn đề cản trở nỗ lực tìm kiếm NNL. Khi việc tuyển dụng người cho một vị trí cụ thể nào đó chỉ thu hút được một số ít những người đăng ký dự tuyển, thì cơng việc cần phải được thiết kế lại để có thể có nhiều người muốn làm hơn. Ngồi ra, các yếu tố có hại cho sức khỏe và an toàn lao động sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút nhân sự. Thành cơng của q trình tuyển dụng sẽ bị tác động bởi các cơ hội đào tạo, phát triển và thù lao của tổ chức. Chú trọng những khía cạnh này sẽ bảo đảm cho thành công trong việc thu hút NNL, kể cả NNL chất lượng cao.

Thực hiện tốt công tác tuyển dụng giúp cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực chất lượng để thực hiện công việc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp có được những lao động có kỹ năng, khả năng đủ tiêu chuẩn từ nhiều nguồn khác nhau phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí do tuyển dụng lại, đào tạo lại cũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện cơng việc. Như vậy, chú trọng đến hoạt động tuyển dụng, không chỉ giúp doanh nghiệp tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ khâu đầu vào mà cịn góp phần nâng cao được thể lực của nguồn nhân lực [20].

Việc tuyển dụng không chỉ là tuyển đủ số lượng thuần túy mà còn cần tuyển được nguồn nhân lực có đầy đủ thể lực, tâm lực và trí lực để cơng việc đạt hiệu quả cao nhất.

1.2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực

Cơ cấu nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến PTNNL. Trong một số đơn vị tổ chức cơ cấu nhân lực được chia làm 3 lớp: nhân lực trẻ, nhân lực ổn định (trung tuổi), nhân lực cao tuổi.

Nhân lực trẻ hiện nay có số lượng dồi dào nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp, từ đó tạo sức ép việc làm dẫn đến thiếu việc làm và thất nghiệp.

Nhân lực ổn định (trung tuổi): đối với nhân lực này thì có kỹ năng và kinh nghiệm rất phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhân lực cao tuổi: nhân lực này có sức lao động thấp, mức sống cao, khó đáp ứng trong việc phát triển của doanh nghiệp.

Về cơ cấu giới tính, cơ cấu trình độ, cơ cấu nghề nghiệp, vv… trong tổ chức, doanh nghiệp phải được bố trí hợp lý theo các tỷ lệ phù hợp để quá trình làm việc, hoạt động của các bộ phận, của tổ chức, doanh nghiệp hiệu quả.

1.2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng NNL ta thường đề cập về thể lực, trí lực và tâm lực cho người lao động. Trong đó:

Thể lực nguồn nhân lực

-Thể lực: là năng lực thể chất của NNL, đây là tiêu chí khá quan trọng về chất lượng NNL, thường bao gồm tiêu chí vì tình trạng sức khỏe của con người như: chiều cao, cân nặng, bệnh tật, tuổi thọ, trạng thái thoải mái về tinh thần cũng như thể chất và xã hội của con người.

Sức khỏe của nguồn nhân lực là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người. Để phản ánh điều đó có nhiều chỉ tiêu biểu hiện như: Tiêu chuẩn đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họng… Bên cạnh việc nâng cao trình độ văn hố và chun mơn thì nâng cao thể lực cho người lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho việc phát triển trí lực, tâm lực của nguồn nhân lực. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và lâu dài. Vì vậy, cần phải đảm bảo mức dinh dưỡng cần thiết cho người lao động, khuyến khích đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể dục thể thao… Đẩy mạnh các chương trình khám chữa bệnh miễn phí, phịng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh có khả năng lây lan nhanh. Thực hiện có hiệu quả cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động… góp phần PTNNL có chiều sâu.

Trí lực nguồn nhận lực

Trí lực biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ,…

- Nâng cao kiến thức

Tạo điều kiện cơ hội cho người lao động nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, song song với việc tự học, tự trau dồi kiến thức của người lao động, đơn vị tổ chức cần mở những lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với đặc thù của đơn vị

kinh doanh, phối hợp với các đơn vị đào tạo mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại đơn vị mình, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

- Nâng cao kỹ năng

Phát triển kỹ năng làm việc: kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của mỗi cá nhân về một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay cơng việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.

Thơng thường con người thường có rất ít kỹ năng nếu khơng được đào tạo về một khía cạnh cụ thể nào (trừ kỹ năng bẩm sinh) nhất là kỹ năng công việc. Đa số kỹ năng mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống là do được đào tạo. Kỹ năng làm việc của người lao động 98% là do được đào tạo và tự đào tạo rèn luyện kỹ năng, chỉ có 2% là kỹ năng bẩm sinh tham gia vào sự thành công của chúng ta.

Tâm lực nguồn nhân lực

Tâm lực biểu hiện chủ yếu qua thái độ, trách nhiệm trong công việc. Thái độ và trách nhiệm đều có điểm chung là trạng thái tâm lý (bên trong, chủ quan) của người lao động có thể tích cực hoặc khơng tích cực, nhưng dù ở trạng thái nào thì cũng phải thể hiện ra bên ngoài (khách quan, bên ngoài) bằng các hành vi, hành động cụ thể như: lời nói, việc làm, cử chỉ… Phẩm chất nguồn nhân lực thể hiện qua thái độ làm việc và khả năng chịu áp lực công việc của nguồn nhân lực.

- Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào về một điều nào đó. Thái độ của người lao động được thể hiện qua:

+ Thái độ với cấp trên: luôn tôn trọng, lịch sự với cấp trên, nghiêm túc tuân

thủ những mệnh lệnh có liên quan đến cơng việc, tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng để nâng cao hiệu quả công việc cá nhân…

+ Thái độ với đồng nghiệp: ln tơn trọng, lịch sự, hịa đồng với đồng nghiệp,

sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong phạm vi chức trách của mình.

+ Thái độ với khách hàng: ln tơn trọng, lịch sự, nhiệt tình, tận tâm, săn sóc,

sẵn sàng lắng nghe ý kiến của khách hàng và có tinh thần hợp tác nhằm cung cấp tới khách hàng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất.

- Trách nhiệm là việc dành hết tâm huyết đối với cơng việc mình đang làm để làm sao hồn thành cơng việc một cách tốt nhất. Khơng ngừng học tập để nâng cao khả năng cũng như kỹ năng đáp ứng yêu cầu của công việc bằng việc tự học, tự mày mị nghiên cứu tìm kiếm tài liệu để đọc, tham gia các khóa học đào tạo có liên quan đến cơng việc… Tự nhận thức được bản thân mình cần gì và nên làm gì, biết được điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng của mình để phát huy và học hỏi nâng cao nghiệp vụ kỹ năng trong công việc.

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn nhân lực; giữ vai trò quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay là một tất yếu khách quan. Chất lượng nguồn nhân lực là một sự tổng hợp, kết tinh của rất nhiều yếu tố và giá trị cùng tham gia tạo nên. Theo quan điểm của Liên Hiệp quốc, chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực, sức khỏe con người.

- Phát triển trình độ chun mơn nghiệp vụ

Phát triển trình độ chun mơn nghiệp vụ là nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ chun mơn kỹ thuật là kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, kiến thức đặc thù cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động khác, là phát triển, nâng cao kiến thức về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Để nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực, tổ chức cần thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dưỡng nâng cao và cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng nhân viên và nhà quản trị. Qua đó sẽ giúp người lao động có kiến thức, kỹ năng làm việc tốt hơn để đạt năng suất lao động cao hơn. Việc xây dựng các tiêu chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ phù hợp cho từng chức danh trong từng giai đoạn và quá trình kiểm tra kết quả đào tạo là công việc không thể thiếu.

- Phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là một trong những kỹ năng quan trọng nhằm phát huy năng lực cá nhân và phát triển nghề nghiệp, tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát

huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức với các điều kiện nhất định. Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ đem đến cho chúng ta nhiều bước tiến vượt bật: công nghệ robot tiên tiến, giao thơng tự động, trí thơng minh nhân tạo, công nghệ sinh học và hệ gen… Tất cả cùng góp phần phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những thành tựu phát triển này sẽ thay đổi cách sống và làm việc. Một số công việc sẽ biến mất, một số khác lại phát triển và thậm chí cịn xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Người lao động chắc chắn sẽ cần phải trang bị lại các kỹ năng nghề nghiệp để theo kịp bước phát triển này. Ngồi trình độ chun mơn, tay nghề, cũng cần bổ sung kỹ năng sống, kỹ năng khởi nghiệp; biết ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ; có tư duy chủ động, sáng tạo… mới đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công việc. Tiếc rằng, đa số người lao động còn thiếu những kỹ năng này.

- Phát triển thể lực người lao động

Sức khỏe của nguồn nhân lực là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người. Để phát huy hết khả năng của mình, đáp ứng và hồn thành tốt cơng việc được giao thì người lao động cần phải có đủ thể lực, sức khỏe phù hợp với chun mơn của mình, có sức chịu đựng dẻo dai đáp ứng những quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, kéo dài và phải ln có sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần nhằm phát huy cao độ năng lực sáng tạo của mỗi người lao động. Điều này có ý nghĩa to lớn trong nỗ lực tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giá thành và an tồn lao động. Vì vậy để nâng cao thể lực nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, cần nghiên cứu đặc thù sản xuất kinh doanh của mình để từ đó xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe cho từng khâu, từng công việc trong công ty làm cơ sở cho việc tuyển dụng, chăm sóc, theo dõi, bồi dưỡng sức khỏe cho nhân viên cũng như làm cơ sở cho việc bố trí cơng việc phù hợp.

- Nâng cao phẩm chất cho người lao động

Trong q trình PTNNL của doanh nghiệp, khơng chỉ chú ý đến thể lực và trí lực mà còn phải coi trọng cả đạo đức, tác phong của người lao động. Phẩm chất, đạo dức, tác phong của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực.Tóm lại, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mặt đạo đức tác phong của

người lao động, đòi hỏi tổ chức cần xây dựng đội ngũ lao động của mình đạt được những phẩm chất cơ bản như sau: Có tác phong cơng nghiệp: biết quý trọng thời gian, khắc phục hiện tượng “giờ cao su”; Có niềm say mê nghề nghiệp, sáng tạo, năng động trong cơng việc; Có ý thức kỹ luật tự giác, hợp tác cao, có trách nhiệm trong cơng việc, cống hiến vì thành cơng chung của tổ chức; Có khả năng chuyển đổi cơng việc cao, thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý.

Theo báo cáo mang tên Nghiên cứu các xu hướng phúc lợi của nhân viên, dựa trên các cuộc khảo sát do Metlife công ty bảo hiểm hàng đầu của Mỹ, thực hiện hằng năm trong bảy năm qua, thì giữ lại nhân viên và quản lý chi phí đang là hai mục tiêu hàng đầu của các công ty. Để đánh giá hiệu quả của quản lý nhân sự, Phòng nhân sự nên tập trung vào việc đạt được các mục tiêu của mình. Bốn khía cạnh: tuyển dụng, chia sẻ nhân lực, duy trì đào tạo và phát triển nhân viên. Các vấn đề nói trên được đo bằng các chỉ số.

- Các chỉ số tuyển dụng giúp các công ty xác định hiệu suất của nhân viên mới, tác động của một nhân viên mới có trình độ kém đến hiệu suất của cơng ty, số lượng nhân viên cắt giảm cao và hiệu quả đầu tư vào nhân viên mới.

- Các chỉ số phân phối nhân lực giúp các công ty đánh giá chi phí đầu tư của nhân viên mới, hiệu quả tuyển dụng và chi phí thay thế nhân viên.

- Các chỉ số lòng trung thành của nhân viên giúp các công ty xác định tỷ lệ phần trăm của nhân viên đi làm, thời gian làm việc trung bình của nhân viên là giá trị

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất tổng hợp châu á (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)