Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất tổng hợp châu á (Trang 41 - 45)

6. Kết cấu của đề tài

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂNLỰC

1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp là các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp thể hiện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp:

Mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến công tác PTNNL. Mục tiêu của công ty là một yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn như sản xuất, kinh doanh, marketing, tài chính. Mỗi bộ phận chun mơn phải dựa vào định hướng của công ty để đề ra mục

tiêu của bộ phận mình. Đây là yếu tố thuộc mơi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển của mình thì doanh nghiệp đều có những mục tiêu sản xuất kinh doanh riêng làm cho công tác PTNNL trong doanh nghiệp cũng thay đổi theo từng giai đoạn.

Quan điểm của lãnh đạo về PTNNL

Người lãnh đạo có vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tổ chức. Người có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo, kế hoạch và triển khai thực hiện PTNNL trong tổ chức thơng qua cơ chế chính sách, bộ máy và phương pháp quản lý công tác PTNNL. Những quan điểm, nhận thức của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp về PTNNL sẽ tác động tới hệ thống chính sách, sự đầu tư cho nguồn lực này ở các mức độ khác nhau.

Chính sách thu hút nguồn nhân lực

Một tổ chức có chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp và hấp dẫn, xuất phát từ việc hoạch định nguồn nhân lực chính xác và khoa học, sẽ thu hút được nhiều người đảm bảo chất lượng hơn, tức là nhân lực có chất lượng ban đầu cao hơn. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho PTNNL tại tổ chức. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các yêu cầu và cách thức PTNNL của tổ chức.

Chính sách đào tạo

Nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản về kiến thức, giáo dục thường xuyên về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động sẽ được duy trì và phát triển. Vì thế, cơng tác đào tạo và PTNNL có ý nghĩa rất to lớn đối với các doanh nghiệp bởi qua quá trình đào tạo người lao động không ngừng nắm vững được lý thuyết mà còn tiếp thu được những kỹ năng nghề nghiệp. Người lao động tiếp thu, làm quen và có thể sử dụng thành thạo những công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản lý.

Môi trường làm việc là nhân tố quan trọng để tổ chức có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. mơi trường làm việc khơng chỉ bao gồm cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho cơng việc mà cịn bao gồm những mối quan hệ giữa đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới, khơng khí làm việc, phong cách, cách thức làm việc của doanh nghiệp. Một môi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện, cơ hội để người lao động thể hiện năng lực, phát triển bản thân, cống hiến hết mình, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh đảm bảo được tính cơng bằng, cạnh tranh lành mạnh sẽ là nhân tố kích thích người lao động phát triển.

Thực trạng nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp

Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động trong tổ chức đều chịu sử tác động của nhân tố này. Nhân tố con người ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến kết quả đào tạo và phát triển của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là chủ thể của hoạt động PTNNL. Một yếu tố rất quan trọng của nhóm yếu tố con người tác động đến công tác đào tạo đó là trình độ của người lao động. Trình độ của họ ở mức độ nào, trình độ cao hay thấp, ý thức học tập, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của người lao động như thế nào nó quyết định đến các phương pháp đào tạo khác nhau, các chương trình và hình thức đào tạo cho hợp lý với từng đối tượng. Nguồn nhân lực ở mỗi doanh nghiệp đều biến động theo thời gian, vì vậy nhà quản lý cần điều tra, nắm bắt thông tin một cách thường xuyên về người lao động trong doanh nghiệp của mình.

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến PTNNL của doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự của doanh nghiệp có trách nhiệm về quản trị và PTNNL. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dù có bộ phận này nhưng chức năng về PTNNL không được quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó trình độ của cán bộ phụ trách PTNNL cũng ảnh hưởng đến PTNNL trong doanh nghiệp.

Việc nhận thức về tầm quan trọng của PTNNL từ các nhà quản lý, lãnh đạo đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động PTNNL của doanh nghiệp đó. PTNNL

khơng chỉ là nhiệm vụ của một nhóm hay một phòng ban riêng lẻ mà cần phải được cả bộ máy quản lý trong doanh nghiệp thực hiện một cách đồng bộ.

Ngân sách cho PTNNL

Một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác PTNNL của doanh nghiệp là tài chính của doanh nghiệp. Tài chính là một trong những nhân tố cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Hoạt động PTNNL cần được đầu tư về tài chính một cách thích đáng. Khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ quyết định hướng mà doanh nghiệp định đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển là nhiều hay ít, có áp dụng những khoa học tiên tiến nhanh chóng hay khơng… Hàng năm, doanh nghiệp thường tiến hành rà soát chất lượng của các trang thiết bị, máy móc và cơng nghệ để ra các quyết định có nên trang bị thêm các cơng nghệ, thiết bị mới cho phù hợp với nhu cầu của công việc cũng nhu cầu của xã hội.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH SX TỔNG HỢP CHÂU Á

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH sản xuất tổng hợp châu á (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)