Hoạt động du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 93 - 97)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Thực trạng tiềm năng phát triển du lịch tại Tràng An

2.4.6.2. Hoạt động du lịch sinh thái

Khu du lịch sinh thái Tràng An là một khu du lịch chứa đựng nhiều giá trị về tự nhiên và văn hóa lịch sử, hiện nay Tràng An đang trở thành một điểm nhấn của du lịch Ninh Bình. Trong tương lai nơi đây sẽ trở thành trọng tâm phát triển của du lịch thành phố, khu du lịch vẫn đang tiếp tục đầu tư mạnh về các khu nghỉ dưỡng, sinh thái và đã bước đầu đưa vào khai thác, phục vụ cho du lịch. Với lợi thế là khu du lịch có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tuy còn tương đối hoang sơ chưa có sự tác động thay đổi của con người đến cảnh quan và môi trường nhưng Tràng An vẫn thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp Xuân Trường và Sở du lịch Ninh Bình với những chính sách quảng bá sâu rộng kết hợp với phong cảnh vừa thơ mộng vừa hùng vĩ nơi đây. Khu DLST Tràng An đã bước đầu tạo dựng được hình ảnh và thu hút một lượng khách khá lớn kể từ khi đưa vào khai thác du lịch. Đây là một bước khởi đầu tương đối thuận lợi để khu DLST Tràng An dần trở thành một thế mạnh của du lịch Ninh Bình, trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.

Để phục vụ nhu cầu tham quan tổng thể của du khách, khu DLST Tràng An đã xây dựng nhiều tuyến nằm trong tổng thể khu du lịch bao gồm 9 tuyến đường thủy và 2 tuyến đường bộ:

* Chín tuyến đường thủy bao gồm:

-Tuyến 1: Khu trung tâm - hang Địa Linh - Đền Trần (hay đền Nội Lâm) -thung Đền Trần - thung Nấu Rượu - hang Nấu Rượu - thung hang Tối Trong - hang Sáng - thung hang Sáng - hang Seo lớn - thung Seo Bé - hang Sơn Dương - thung Lổ - thung Lỗ Thóc - thung Trần - hang Trần - thung Gắm - hang Quy Hậu - khu trung tâm.

-Tuyến 2: Khu trung tâm (thung Áng Mương ) - hang Áng Lấm - phủ Nội

85

Lấm Hang Vạng - thung Áng La - hang Đại - thung Bậc Đài - thung Suối Tiên - hang Vân Thung Mây - hang Đột - phủ Đột - khu trung tâm.

-Tuyến 3: Khu trung tâm - hang Đột - hang Địa Linh - thung Hang Tối Ngoài - hang Tối - thung Hang Sáng - hang Sáng - thung Láng - thung Hang Tối Trong - hang Sính - thung Ao Trai - hang Si - thung Tối Trong – hang Ba Giọt - thung Hang Sáng - hang Seo Lớn - thung Seo Bé - hang Seo Bộ - thung Seo Lớn - hang Sơn Dương -thung Khống - hang Khống - Phủ Khống - thung Lỗ Thóc - thung Hang Trần - hang Trần Thung Gắm - hang Qui Hậu - khu trung tâm.

-Tuyến 4: Khu trung tâm - hang Đột - hang Địa Linh - thung Hang Tối Ngoài - Quèn Núi - Đền Trần - thung Nấu Rượu - Đền Trần và thung Đền Trần - hang Địa Linh - hang Đột - thung hang Tối Ngoài - khu trung tâm.

-Tuyến 5: Khu trung tâm - thung hang Tối Ngoài - hang Sáng - hang Sính -thung Láng - hang Thuốc - thung Thuốc - hang Lũng Hóp - hang Trường Sinh -hang Long Ẩn - (hang Bón, hang Cỏ) - thung Vồng - hang Mắt Rồng - hồ Đàm Thị - chùa Bái Đính. Xe điện về khu trung tâm hoặc theo đường thủy trở về đường cũ.

- Tuyến 6: Khu trung tâm - thung Tối Ngoài - hang Sáng - thung hang Sáng - hang Sáng - thung Tối Ngồi - hang Sính - thung Láng - hang Thuốc - thung lũng Hóp -thung Nghè - hang Bin - thung Bin - Đền Bin - thung Ngần - chùa Ngần - hang Phi Vân - Đền Đinh - Đền Lê - sông Sào Khê - hang Luồn - thung Trần - thung Gắm - hang Qui Hậu – khu trung tâm.

-Tuyến 7: Khu trung tâm - hang Áng Lấm - thung Áng Lấm - Phủ Áng Lấm - hang Vạng - thung Áng La - hang Đại - thung Bậc Đài - hang Ba (Tam Cốc) - hang Cả (Tam Cốc) - bến đị Tam Cốc. Du khách có nhu cầu về khu trung tâm sẽ đi tiếp lộ trình hang Ba - thung Suối Tiên - hang Vân - hang Đột - Phủ Đột - khu trung tâm.

- Tuyến 8: Khu trung tâm - hang Địa Linh - thung Đền Trần - Đền Trần - hang Ao Bèo - thung Lá - thung Suối Tiên - hang Vân - thung Mây - hang Mây - hang Đột - Phủ Đột - khu trung tâm.

-Tuyến 9:Khu Thung Đỏ Bàn - hang Ngược - thung Áng Nồi - thung Áng

86

Sơn - hang Chuối - khu thung Đỏ Bàn. * Hai tuyến đường bộ:

-Tuyến 1: (xe điện, ô tô…) Khu trung tâm - Đền Đinh Lê - Đàm Thị - núi chùa Bái Đính - hồ Đồng Chương - hang Bơng - vườn quốc gia Cúc Phương.

-Tuyến 2: (đi bộ, leo núi…) Khu Trung Tâm - tháp Quy Linh - chùa Bàn Long -Quèn Đền Trần - khu rừng già núi đá vơi lịng Bơng - lịng Bói Lũng Khn - thung Đa - thung Áng Nồi - chùa Bái Đính.

Khu du lịch phát triển nhiều tuyến du lịch để du khách có thể lựa chọn sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách. Hiện nay khu du lịch Tràng An đã đưa vào khai thác 2 tuyến chính là:

-Tuyến 1: Khu Trung Tâm - hang Địa Linh - hang Tối - hang Sáng - hang Nấu Rượu - Đền Trần - hang Sính - hang Si - hang Ba Giọt - hang Seo - hang Sơn Dương - Phủ Khống - hang Khống - thung Trần - hang Trần - hang Qui Hậu -Khu trung tâm.

-Tuyến 2: Khu trung tâm - Phủ Đột - hang Địa Linh - hang Tối - hang Sáng - hang Sính - hang Si - hang Ba Giọt - thung hang Sáng - hang Seo Lớn - hang Seo Bé -Hang Sơn Dương - Phủ Khống - hang Khống - thung Đền Trần - Đền Trần - hang Trần - thung Gấm - hang Qui Hậu - Khu trung tâm.

Khu du lịch Tràng An là trọng tâm của chiến lược phát triển Ninh Bình trong tương lai vì vậy nơi đây đã và đang được quan tâm đầu tư khá lớn và mỗi năm đều thu hút được một lượng khách đáng kể. Các tuyến du lịch ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của đa dạng du khách, họ sẽ có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình những tuyến du lịch hấp dẫn chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của khu du lịch sinh thái Tràng An – Ninh Bình

Tiểu kết chương II

Như vậy, chương II đã đi sâu vào nghiên cứu sâu hơn vào cách hoạt động, phát triển và các địa đanh nổi bật tại Tràng An – Ninh Bình. Qua đó, nhận thấy được khơng chỉ xu hướng phát triển du lịch sinh thái nơi đây mà còn đánh giá được nhu cầu du lịch sinh thái của du khách trong nước và nước ngoài ngày

87

càng tăng cao. Những biến đổi về xu hướng du lịch ấy giúp ta định hình được tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ngày càng trở nên quan trọng trong thế giới phát triển ngày nay.

Người dân Ninh Bình nói chung và khu vực trung tâm du lịch Tràng An nói riêng đã dần thay đổi về phương thức vận hành khu du lịch ngày càng trở nên hiện đại và chuyên nghiệp. Sự phát triển về tiềm năng kinh tế du lịch giúp mở ra nhiều phương thức du lịch khác nhau như đường thuỷ, đường bộ,... giúp khai thác cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ nơi đây hơn bao giờ hết . Thế nhưng, sự phong phú đến từ thiên nhiên, con người nơi đây mới là điều thu hút khách du lịch đến và quay trở lại thêm nhiều lần nữa.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đã đánh giá được sự phát triển về du lịch Tràng An – Ninh Bình trong những năm gần đây nhằm đánh giá sự biến đổi và lượng du khách hàng năm.

Từ tình hình thực tế được nêu ra bên trên, nhóm đề tài xin mạnh dạn đề xuất tham mưu một số những giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại quần thể Tràng An – Ninh Bình và các giải pháp về mặt tổ chức quản lý giúp nâng tầm khu du lịch ngày càng khai thác hiệu quả hơn trong chương sau.

88

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI QUẦN THỂ TRÀNG AN – NINH BÌNH

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w