Giải pháp tiếp thị và tăng cường quảng bá du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 118 - 121)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.5. Giải pháp tiếp thị và tăng cường quảng bá du lịch sinh thái

Du lịch đang được định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trước cơ hội phát triển rộng mở và được đánh giá như một mỏ vàng, nhiều doanh nghiệp đã dấn thân khai thác lĩnh vực này. Tuy nhiên, làm sao để thu hút và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp trong một thị trường cạnh tranh gay gắt. Truyền thông và tiếp thị du lịch chính là câu trả lời. Điều quan trọng trong truyền thông và tiếp thị du lịch là cần phải có sự am hiểu các kênh truyền thơng tiếp thị khác nhau, bao gồm các kênh thuộc hai ơ chính của tiếp thị truyền thống và kỹ thuật số. Marketing truyền thống bao gồm rất nhiều hoạt động quảng cáo (in tờ rơi, thư trực tiếp, TV hay là đài phát thanh). Các ấn phẩm quảng cáo phải được bày trí ở nơi cơng cộng, dễ thấy và phải tạo sự thu hút với khách du lịch. Mặc dù cơng nghệ phát triển nhanh chóng, nhưng quảng cáo truyền thống vẫn đóng vai trị quan trọng trong truyền thông và tiếp thị du lịch. Để các hoạt động marketing truyền thống đạt được hiệu quả cao, cần tiến hành lập kế hoạch để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. Tiếp thị số trong du lịch liên quan chủ yếu đến việc sử dụng ứng dụng mạng Internet để tiếp cận và cung ứng dịch vụ cho khách du lịch tiềm năng. Các kỹ thuật tiếp thị kỹ thuật số phổ biến bao gồm tiếp thị qua email, tiếp thị trả tiền cho mỗi lần nhấp, tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị nội dung và tiếp thị cơng cụ tìm kiếm.

Dựa trên hai cơ sở của chiến lược maketing trong ngành du lịch trên đặc biệt áp dụng vào việc tiếp thị và tăng cường quảng bá du lịch sinh thái đối với Quần thể Tràng An – Ninh Bình, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm, loại hình du lịch được đổi mới, chất lượng các dịch vụ du lịch được nâng cao. Đặc biệt, các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ngày càng có quy mơ, đầu tư về nội dung, chiều sâu, mang lại hiệu quả cao. Trong thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách đã được tỉnh ban hành nhằm hỗ trợ du lịch phát triển. Công

110

tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được tỉnh quan tâm, đầu tư cả về kinh phí, phương thức tổ chức và được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: quảng cáo du lịch tấm lớn tại các cửa ngõ vào Ninh Bình; phát hành ấn phẩm, tài liệu với 4 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp và Nhật... Tỉnh đã tạo điều kiện hỗ trợ các đồn làm phim, các hãng truyền hình, cơng ty sản xuất chương trình truyền hình, các kênh truyền hình đến quay phim và ghi hình tại Ninh Bình. Hoạt động giới thiệu quảng bá du lịch Ninh Bình trên các phương tiện thơng tin đại chúng và trên các trang thông tin điện tử của ngành Du lịch tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung vào giới thiệu, quảng bá hình ảnh vào khu Quần thể sinh thái Tràng An, các loại hình dịch vụ đi kèm..., từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình, đẩy mạnh hình ảnh của Tràng An trên mọi mặt trận quảng bá.

Hàng năm, tỉnh giao Sở Du lịch tổ chức và phối hợp tham gia nhiều Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tại các hội chợ du lịch trong và ngoài nước như: Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam; Hội chợ du lịch Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh; hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch các tỉnh trong khu vực; tổ chức gian hàng tại Hội chợ Ocop khu vực phía Bắc - Quảng Ninh...Cơng tác xã hội hóa hoạt động quảng bá du lịch Ninh Bình được đẩy mạnh, các doanh nghiệp đã tích cực đóng góp kinh phí tham gia xúc tiến quảng bá du lịch tại các hội chợ lớn như: Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội; Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, tổ chức đón các đồn phóng viên báo chí, các doanh nghiệp lữ hành đi khảo sát, xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch Ninh Bình để giới thiệu cho khách du lịch. Đặc biệt, Sở đã phối hợp với VNPT Ninh Bình xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả phần mềm “Cổng thơng tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động”. Hệ thống không chỉ cung cấp các chức năng, tiện ích cho du khách, mà cịn quảng bá, tăng thêm cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu cho các doanh nghiệp làm du lịch. Sau khi đưa vào sử dụng, bước đầu hệ thống du lịch thông minh đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia; hàng nghìn lượt truy cập của du khách trong và ngồi nước tìm hiểu về du lịch sinh thái Ninh Bình đã góp phần quảng bá, thu hút du khách đến với Tràng An-

111

Ninh Bình.

Theo đại diện lãnh đạo Sở Du lịch, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay du lịch phát triển chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của Ninh Bình cũng cịn hạn chế, nhất là công tác nghiên cứu, dự báo thị trường. Tuy nhiên, vẫn có kết quả đáng ghi nhận trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch là tỉnh đã triển khai tổ chức thành công Tuần Du lịch Ninh Bình “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”, góp phần tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, thu hút khách du lịch về Ninh Bình trong mùa thấp điểm, nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch của tỉnh.

Tích cực triển khai thực hiện cơng tác xã hội hóa và tăng cường liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa địa phương và Trung ương trong quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều hoạt động, hình thức khác nhau. Đem hình ảnh du lịch sinh thái Ninh Bình ra làm mục tiêu xác định cho hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch là “mắt xích” quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch sinh thái của tỉnh, do đó trong thời gian tới ngành Du lịch phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến. Quan tâm nghiên cứu thị trường, xây dựng và tổ chức các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch có trọng tâm trọng điểm, gắn với các sự kiện văn hóa, lễ hội, hội chợ, hội nghị, hội thảo tại các tỉnh, thành phố. Chú trọng xây dựng hình ảnh, thương hiệu điểm đến Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

Cùng với tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, ngành Du lịch tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch; tăng cường công tác quản lý nhà nước; quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, sản phẩm du lịch; ứng dụng khoa học công nghệ..., từng bước đưa du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.

Từ giải pháp tiếp thị và tăng cường quảng bá du lịch sinh thái cho Tràng 112

An-Ninh Bình trên có thể đúc rút ra vấn đề khẳng định vị thế cho du lịch Việt Nam trên trường quốc tế là: “Du lịch Việt Nam cần được tiếp thị bằng một hình ảnh mới mẻ, năng động và đầy sức bật trẻ trung và mãnh liệt. Quảng bá hình ảnh và thương hiệu du lịch của đất nước không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, của ngành Du lịch mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Môĩ nụ cười, mỗi cử chỉ và thái độ thân thiện của người dân Việt Nam đều có thể giúp hình ảnh Việt Nam trở nên đẹp hơn trong mắt du khách quốc tế và qua đó đã tạo dựng được thương hiệu Du lịch Việt Nam vững chắc.” [15]

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w