Biện pháp chốn gô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái tại Tràng An

2.1.3. Biện pháp chốn gô nhiễm môi trường

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa rất cao. Sự tồn tại và phát triển du lịch có tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có mơi trường; sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch chỉ phát triển tốt khi môi trường được bảo vệ.

40

Bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống cịn đối với hoạt động du lịch, bởi môi trường không những là điều kiện để diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự hấp dẫn du lịch đó. Nếu như du lịch phát triển được là nhờ sự hấp dẫn du lịch thì mơi trường đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển này, đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch bền vững. Trong đó, việc bảo vệ mơi trường cần được nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu khả năng sức chứa của điểm đến du lịch để khơng dẫn tới tình trạng q tải, tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường sống.

Trong những năm qua, Ninh Bình rất quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển du lịch. Tỉnh đã tham mưu cho các cơ quan trung ương cũng như trực tiếp ban hành nhiều văn bản về phát triển du lịch, trong đó nhấn mạnh đến bảo vệ tài ngun mơi trường. Một số những chủ trương, quan điểm, phương hướng tiêu biểu trong quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo vệ mơi trường là: “Phát triển du lịch Ninh Bình cần quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư; đảm bảo cho cộng đồng được tham gia và hưởng lợi từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, từ đó nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ tài ngun và mơi trường du lịch”.

Tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Trên nguyên tắc: “phát huy giá trị di sản phải kết hợp với bảo vệ tài nguyên môi trường cảnh quan. Quy định rõ về chất thải, nước thải, kiểm soát xử lý và các hành vi bị nghiêm cấm...”.

Bên cạnh đó, Ninh Bình đã và đang đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp các điểm du lịch như: đường giao thông, xây dựng nhà vệ sinh công cộng, tạo cảnh quan,...

An ninh trật tự được đảm bảo; ban quản lý các điểm du lịch được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng trong việc chỉ đạo và duy trì an ninh; hiện tượng bán hàng rong, trộm cắp, ăn xin, môi giới… được hạn chế tối đa. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường du lịch được thực hiện ở các khu, điểm du lịch. Ban Quản lý các điểm du lịch tiến hành kiểm tra giám sát các hoạt động liên quan

41

bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ rừng đặc dụng; ngăn chặn việc săn, bắt các loài chim, động vật hoang dã…

Ninh Bình có tốc độ phát triển du lịch cao, hàng năm thu hút được lượng khách du lịch lớn. Tuy nhiên các chương trình du lịch của các cơng ty lữ hành trong và ngoài tỉnh tổ chức chủ yếu là các chương trình tham quan, nghỉ dưỡng đơn thuần. Hoạt động bảo vệ môi trường được lồng qua những lời giới thiệu thuyết minh của hướng dẫn viên như: giới thiệu về các giá trị của điểm đến, thông báo các quy định tại điểm như không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định, sử dụng các dịch vụ du lịch thân thiện, không chèo kéo khách du lịch…

Các cơ sở kinh doanh lưu trú tham dự các buổi tuyên truyền, giáo dục môi trường; hưởng ứng phong trào giờ trái đất; xây dựng hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo vê sinh mơi trường, góp phần làm gia tăng giá trị tài nguyên du lịch và sự phát triển bền vững; có xu hướng sử dụng năng lượng sạch, tái tạo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; báo cáo định kỳ về kết quả bảo vệ mơi trường đối với các cơ quan có thẩm quyền; có xu hướng ứng dụng cơng nghệ xanh, cơng nghệ sạch trong các khu du lịch nhằm góp phần bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, các hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở lưu trú chưa mang tính chủ động, chủ yếu tập trung vào hiệu quả kinh doanh, chưa chú trọng đến việc kiểm soát nguồn năng lượng, xử lý rác thải, đồng thời, ý thức bảo vệ môi trường của lao động tại các cơ sở này còn chưa cao.

Đặc điểm nổi bật của du lịch Ninh Bình là tính mùa vụ, tập trung từ tháng một đến tháng ba âm lịch hàng năm. Lượng khách đến các khu du lịch Tràng An, Bái Đính, Cố đơ Hoa Lư tăng đột biến gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Cùng với sự phát triển của xã hội, ý thức bảo vệ môi trường của du khách cũng ngày càng nâng cao, hiện tượng xả rác bừa bãi đã có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực so với những năm trước. Khách du lịch dần nói khơng với các sản phẩm có nguồn gốc từ các loại động vật quý hiếm, có ý thức hơn trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, không tiếp tay cho tình trạng chèo kéo, ăn xin tại các điểm du lịch.

42

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w