CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Thực trạng tiềm năng phát triển du lịch tại Tràng An
2.4.3. Nguồn lực lao động
Khu du lịch sinh thái Tràng An – Ninh Bình sau khi được UNESCO công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (tháng 6/2014), hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế ngày càng được nâng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc đặt ra thách thức với ngành du lịch Ninh Bình đó là cần có nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo kinh nghiệm, kiến thức trong việc quản lý lẫn hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Trong hoạt động du lịch thì nguồn nhân lực đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của khu du lịch. Nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên, những ngƣời dân địa phương tham gia hoạt động du lịch, những người trực tiếp tham gia phục vụ du lịch.
Tại khu du lịch Tràng An: Hiện nay doanh nghiệp Xuân Trường được UBND tỉnh Ninh Bình tạm giao cho quản lý và thu phí từ hoạt động du lịch. Doanh nghiệp Xn Trường được đánh giá có uy tín và có sự đầu tư khá lớn vào khu du lịch. Hiện nay khu du lịch Tràng An đã thành lập được ban tổ chức với bộ phận điều hành và bộ phận bán vé tham quan du lịch. Khách đến khu du lịch
78
sẽ không phải chờ đợi lâu để mua vé và sắp xếp thuyền tham quan.
Về cộng đồng dân cư địa phương hoạt động du lịch: Gồm dân cư của 4 xã thuộc 2 huyện và 1 xã thuộc 1 phường. Tổng thể tại khu du lịch phần lớn là những người có độ tuổi từ 30-55 tuổi. Hầu hết lao động hoạt động tại khu du lịch là nữ giới. Người dân tham gia làm du lịch phần đông là lao động phổ thông, trước đây làm nông nghiệp, sau bán ruộng mua thuyền của doanh nghiệp Xuân Trường và tham gia chở thuyền cho khách tham quan vì vậy cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào du lịch. Họ sống thưa thớt, những kỹ năng về nghề nghiệp và nhận thức về du lịch còn hạn chế, đặc biệt là ứng xử và phục vụ khách. Chính vì vậy chưa gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với khách du lịch khi họ đến Tràng An. Những người dân địa phương nơi đây dần được tham gia các lớp tập huấn đơn giản về nghiệp vụ du lịch. Tiến sỹ Nguyễn Quang Vinh, Khoa Du lịch (Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội) – giảng viên trực tiếp tập huấn lớp nghiệp du lịch cho rằng biên soạn đòi hỏi dễ hiểu, đến khi truyền đạt lồng ghép kiến thức nghiệp vụ, gắn với những việc làm thường nhật của họ. Cùng với việc giới thiệu tổng quan về du lịch Ninh Bình, của Việt Nam, giảng viên cịn truyền đạt kỹ năng đón tiếp khách, giao tiếp và ứng xử trong quá trình phục vụ; nắm bắt được tâm lý, phong tục tập quán của khách du lịch Việt Nam và khách quốc tế; kiến thức tiếng Anh trong giao tiếp thông dụng nhất.Mỗi lớp học hướng tới mục tiêu tăng thêm sự gắn kết để mỗi người dân là một nhà làm du lịch, mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch, có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản của nhân loại trên mảnh đất quê hương. Sau lớp tập huấn, người lao động phần nào phát huy được kiến thức để áp dụng vào thực tiễn, tạo mơi trường du lịch văn minh, văn hóa, an tồn tại vùng di sản, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Do nhu cầu du lịch sinh thái tăng nhanh dẫn đến lượng khách du lịch tăng đột biến dễ gây ô nhiễm mơi trường, mất trật tự an tồn và phá vỡ cảnh quan của di sản. Nắm bắt được tình hình đó, Ban quản lý tích cực, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn về nghiệp vụ: an toàn thủy nội địa, cháy nổ, du lịch... Bước đầu người dân được trang bị những kiến thức cơ
79
bản về du lịch và ý thức bảo vệ môi trường nên khi chở thuyền đưa khách tham quan đã có trách nhiệm nhắc nhở khách khơng vứt rác bừa bãi và bảo vệ môi trường sinh thái tại khu du lịch. Đồng thời họ cũng thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ hay gây nguy hại tới môi trường sinh thái tại Tràng An.
Mỗi lao động đang làm việc tại khu du lịch sinh thái Tràng An đều được qua các lớp tập huấn và có điều kiện “cần và đủ” mới được hành nghề. Việc xây dựng hệ thống các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, cần một lượng lớn những người làm việc trong ngành. Ngồi ra cịn một bộ phận những ngƣời dân tham gia phục vụ ăn uống và bán đồ lưu niệm cho khách. Do đặc điểm là khu du lịch mới được khai thác để đưa vào phục vụ du lịch, người dân sinh sống tại khu vực này phần lớn là lao động phổ thông, họ mới bước đầu tiếp xúc làm quen với du lịch nên dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách cịn ít, sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách.[13]
Nhìn chung nguồn lao động tại khu du lịch Tràng An cịn rất hạn chế về mặt trình độ và nghiệp vụ du lịch, nguồn lực đang trở thành vấn đề cần được giải quyết để du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Hiện nay, bến thuyền Tràng An có các lớp tập huấn nghiệp vụ cho lao động tại địa bàn. Điều này nói lên nhu cầu ngày càng cao trong việc khai thác, vận hành du lịch của cả phía các nhà quản lý cũng như cộng đồng dân cư trước yêu cầu ngày càng cao của hoạt động du lịch, hướng tới phát triển ngành du lịch văn minh, bền vững.