CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái tại Tràng An
2.1.2.1. Sự tham gia của cộng đồng trong du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Trước hết, về khái niệm “cộng đồng”, chủ nghĩa Mác – Lenin đề cập cộng đồng là mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi các lợi ích chung của các thành viên có sự giống nhau về điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động khác của họ. Tất cả các hình thức tự tổ chức mà chúng ta đã biết của con người đều là các kiểu cộng đồng, chỉ khác nhau ở phạm vi không gian – thời gian và nội dung các lợi ích chung. Cộng đồng còn là một tập thể gồm những thành viên gắn với nhau bằng những giá trị chung. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, cộng đồng được xem là những người định cư trên một lãnh thổ nhất định, giống nhau về điều kiện tồn tại và hoạt động sản xuất vật chất, có sự gần gũi về tư tưởng, văn hóa, nền sản xuất, có sự quan tâm chia sẻ về quyền lợi và trách nhiệm trong cộng đồng đó.
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng thường khơng tồn tại độc lập mà có tính liên kết chặt chẽ với các loại hình du lịch khác để tạo nên những sản phẩm du lịch đảm bảo các nội dung đã nên ở trên. Theo Thammajinda, các dạng tham gia phổ biến của cộng đồng trong hoạt động du lịch sinh thái có thể kể đến như sau:
-Tham gia vào quy hoạch, dự án: Tham gia vào các cuộc họp về du lịch tại địa phương, bầu ban quản lý du lịch; thành lập diễn đàn, câu lạc bộ, nhóm, đội,... để thảo luận về du lịch; thành lập quỹ đầu tư du lịch.
- Tham gia kinh doanh: Cung cấp dịch vụ du lịch sẵn có của địa phương; đầu tư vào dự án du lịch để thu lợi nhuận; thành lập tổ chức cộng đồng để quản lý công ty du lịch của cộng đồng; cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công ty lữ hành.
-Tham gia quảng bá: Thiết kế trang thông tin điện tử, website giới thiệu dự án, hoạt động, điểm tham quan, tuyến tham quan; xây dựng phóng sự du lịch về cộng đồng; thiết kế pano, bảng quảng cáo, in tờ rơi,...
Ninh Bình hiện đang triển khai mơ hình homestay được các du khách 36
trong và ngoài nước ưa chuộng, đánh giá cao. Nhằm phát triển bền vững mơ hình du lịch này, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều giải pháp để quản lý, hỗ trợ, góp phần quảng bá du lịch và tăng thu nhập cho người dân, du lịch homestay đã giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Bên cạnh các dịch vụ ăn, ngủ, du khách cịn được tham gia các hoạt động của gia đình như trải nghiệm cấy lúa, bắt tơm, cá. Nhiều gia đình cịn kết hợp bán một số mặt hàng địa phương làm quà lưu niệm như: cơm cháy, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan.
Trước đây, người dân địa phương chủ yếu làm nông nghiệp. Khi du lịch phát triển tại Tràng An, nhiều người dân đã tham gia vào việc chèo đị với mức thu nhập cao hơn cho gia đình (một người nơng dân thu nhập trung bình 300.000đ một tháng; một người chèo đò thu nhập khoảng 3.000.000 đ một tháng
– tăng gấp 10 lần). Cùng với việc tăng thu nhập, việc chèo đò du lịch tại Khu Du lịch sinh thái Tràng An cũng góp phần tạo cơng ăn việc làm cho người dân địa phương, xóa đói giảm nghèo, nâng cao kỹ năng và tăng cường hiểu biết về văn hóa, xã hội cũng như ngơn ngữ. Người dân địa phương cũng được giáo dục về bảo vệ mơi trường, tầm quan trọng và ích lợi của việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa, đồng thời khuyến khích khách du lịch giữ gìn vệ sinh mơi trường chung tại
khu Du lịch sinh thái Tràng An.
2.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
Các nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm: Nhận thức của cộng đồng về tài nguyên và hoạt động du lịch: đây sự nhận biết tầm quan trọng và vai trò của hoạt động du lịch. Tầm quan trọng mà nhận thức du lịch đem lại là khả năng thu hút thêm nguồn vốn cho du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và tăng khả năng tiếp đón khách của cộng đồng tại điểm đến.
Lợi ích kinh tế: phát triển du lịch Tràng An giúp tạo ra khối lượng việc làm đa dạng phù hợp với từng nhóm đối tượng trong cộng đồng. Du lịch phát triển kéo theo các ngành liên quan phát triển và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cư dân địa phương cải thiện cuộc sống.
37
Điều kiện về cơ chế và chính sách: nếu nhà nước có chủ trương chính sách thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch, hỗ trợ địa phương vay vốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn giảm thuế phí, hỗ trợ đào tạo về du lịch cũng như chuyển đổi ngành nghề,... thì sẽ nhận được sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Sự ủng hộ của chính quyền địa phương cũng có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự hưởng ứng của cộng đồng. Sự ủng hộ của chính quyền địa phương thể hiện ở việc tạo điều kiện cho khách đến tham quan, khuyến khích, hỗ trợ người dân làm du lịch.
Nguồn lực của hộ gia đình: Bao gồm nguồn nhân lực (chất lượng và số lượng lao động), nguồn vốn xã hội (mối quan hệ họ hàng, thân quen), nguồn vốn tự nhiên (đất đai thuộc sở hữu của hộ), nguồn vốn vật chất (cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện của hộ), nguồn vốn tài chính (vốn).
Ngồi ra, sự hỗ trợ giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ, các cơng ty lữ hành về nguồn khách, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, số đông khách du lịch đến đây với tinh thần trách nhiệm - trách nhiệm để bảo vệ tự nhiên và di sản văn hóa và đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai. Hiện tại, khơng có bất cứ giới hạn nào về việc đón khách du lịch tới tham quan Khu Du lịch sinh thái Tràng An. Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình và Doanh nghiệp xây dựng Xn Trường đã có kế hoạch mở rộng diện tích khu vực này từ 5.000 hecta lên 12.000 hec a, với nhiều khu vực chức năng khác nhau như khu vực đón tiếp và hướng dẫn khách tham quan, Trung tâm tổ chức sự kiện (MICE). Tận dụng lợi thế về tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm du lịch tại địa phương đã phát triển mạnh mẽ, trong đó dịch vụ du lịch cộng đồng được người dân đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Đến nay, tồn tỉnh đã có hơn 100 gia đình làm du lịch cộng đồng ở 8 huyện, thành phố.
2.1.2.3. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Đưa du lịch Tràng An phát triển nhanh và bền vững để tương xứng với tiềm năng của vùng và qua tổ chức hoạt động du lịch với loại hình du lịch sinh
38
thái góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, giải quyết cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch UBND xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư cho biết: Địa bàn xã có nhiều danh thắng nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Thung Nắng, Thung Nham... thuộc Quần thể danh thắng Tràng An. Hàng năm, các khu du lịch trên địa bàn thu hút trên 100.000 lượt khách du lịch. Việc phát triển ngành du lịch, dịch vụ đã mang lại nhiều đổi thay cho xã và góp phần nâng cao thu nhập người dân. Chính vì vậy, chính quyền, nhân dân xã Ninh Hải luôn nêu cao tinh thần bảo vệ di sản, chính là bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho khu di sản. Xã Ninh Hải chú trọng tuyên truyền người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường, thực hiện nếp sống văn hóa văn minh khu du lịch. Bên cạnh đó, xã thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm trong các hoạt động du lịch, xâm hại di tích lịch sử - văn hóa, đặc biệt là hoạt động kinh doanh lưu trú, các hoạt động làm suy giảm môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong vùng di sản.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, số lượng khách du lịch đến với Ninh Bình ngày càng tăng. Năm 2018, tỉnh Ninh Bình đón 7,3 triệu lượt du khách. Trong đó, du khách đến với Quần thể danh thắng Tràng An đạt 6,2 triệu lượt người, tăng gấp đơi so với năm 2014. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, để người dân có thể "sống trong khu Di sản, bảo vệ Di sản và hưởng lợi từ Di sản".
Tuy nhiên, việc người dân sống xen kẽ trong khu di sản cũng là một thách thức không nhỏ đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Theo số liệu từ Sở Du lịch Ninh Bình, hiện có khoảng 50.000 cư dân đang sinh sống trong khu di sản và thường xun có hàng nghìn khách du lịch lưu trú tại các homestay trong tồn vùng di sản của Ninh Bình. Như vậy, việc bảo tồn di sản gắn với phát triển tạo ra một số xung đột cục bộ, trong khi chưa có đủ nguồn lực về tài chính, quỹ đất để di dời dân sinh sống ở nhiều địa điểm rải rác trong vùng lõi di sản ra vùng đệm cũng như đảm bảo sinh kế truyền thống và tạo sinh kế mới cho người dân.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh cho biết, hiện nay 39
Ninh Bình là một trong những tỉnh, thành phố đi đầu trong việc xây dựng bộ quy chế tương đối đầy đủ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực để quản lý di sản. Tràng An là di sản hỗn hợp gồm cả văn hóa và thiên nhiên, chưa có tiền lệ ở các khu di sản khác ở Việt Nam để có thể chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Do vậy, những bài học của Tràng An có thể coi là kinh nghiệm cho việc quản lý di sản cả văn hóa, thiên nhiên ở Việt Nam và khu vực Đơng Nam Á. Ninh Bình đã rà sốt kế hoạch quản lý di sản giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030; tiếp tục nhận diện, bổ sung các nhân tố tác động tiêu cực đến di sản để chỉnh sửa Kế hoạch quản lý di sản giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2045 sát với thực tế quản lý di sản, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, đem lại lợi ích tối đa cho người dân.
Ơng Phạm Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, để làm được điều này, tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của di sản, từ đó có những hành động chung tay gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển bền vững. Tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với di sản; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm về trật tự xây dựng, sử dụng đất đai, kinh doanh lưu trú trái phép trong vùng di sản. Tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về quản lý di sản; có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, hấp dẫn và thân thiện với môi trường...
Những nỗ lực của tỉnh Ninh Bình đối với cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Tràng An đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Tràng An trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế ngày càng đẹp hơn, du khách đến với tỉnh Ninh Bình nói chung, Tràng An nói riêng ngày càng tăng chính là thước đo sát nhất đối với cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Tràng An một cách bền vững.
2.1.3. Biện pháp chống ô nhiễm môi trường
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa rất cao. Sự tồn tại và phát triển du lịch có tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có mơi trường; sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch chỉ phát triển tốt khi môi trường được bảo vệ.
40
Bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống cịn đối với hoạt động du lịch, bởi môi trường không những là điều kiện để diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự hấp dẫn du lịch đó. Nếu như du lịch phát triển được là nhờ sự hấp dẫn du lịch thì mơi trường đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển này, đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch bền vững. Trong đó, việc bảo vệ mơi trường cần được nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu khả năng sức chứa của điểm đến du lịch để khơng dẫn tới tình trạng q tải, tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cảnh quan và mơi trường sống.
Trong những năm qua, Ninh Bình rất quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển du lịch. Tỉnh đã tham mưu cho các cơ quan trung ương cũng như trực tiếp ban hành nhiều văn bản về phát triển du lịch, trong đó nhấn mạnh đến bảo vệ tài nguyên môi trường. Một số những chủ trương, quan điểm, phương hướng tiêu biểu trong quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường là: “Phát triển du lịch Ninh Bình cần quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư; đảm bảo cho cộng đồng được tham gia và hưởng lợi từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, từ đó nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch”.
Tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Trên nguyên tắc: “phát huy giá trị di sản phải kết hợp với bảo vệ tài nguyên môi trường cảnh quan. Quy định rõ về chất thải, nước thải, kiểm soát xử lý và các hành vi bị nghiêm cấm...”.
Bên cạnh đó, Ninh Bình đã và đang đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp các điểm du lịch như: đường giao thông, xây dựng nhà vệ sinh công cộng, tạo cảnh quan,...
An ninh trật tự được đảm bảo; ban quản lý các điểm du lịch được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng trong việc chỉ đạo và duy trì an ninh; hiện tượng bán hàng rong, trộm cắp, ăn xin, môi giới… được hạn chế tối đa. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường du lịch được thực hiện ở các khu, điểm du lịch. Ban Quản lý các điểm du lịch tiến hành kiểm tra giám sát các hoạt động liên quan
41
bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ rừng đặc dụng; ngăn chặn việc săn, bắt các loài chim, động vật hoang dã…
Ninh Bình có tốc độ phát triển du lịch cao, hàng năm thu hút được lượng khách du lịch lớn. Tuy nhiên các chương trình du lịch của các cơng ty lữ hành trong và ngoài tỉnh tổ chức chủ yếu là các chương trình tham quan, nghỉ dưỡng đơn thuần. Hoạt động bảo vệ môi trường được lồng qua những lời giới thiệu thuyết minh của hướng dẫn viên như: giới thiệu về các giá trị của điểm đến, thông báo các quy định tại điểm như không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định, sử dụng các dịch vụ du lịch thân thiện, không chèo kéo khách du lịch…
Các cơ sở kinh doanh lưu trú tham dự các buổi tuyên truyền, giáo dục môi trường; hưởng ứng phong trào giờ trái đất; xây dựng hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo vê sinh mơi trường, góp phần làm gia tăng giá trị tài nguyên du