Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Thực trạng tiềm năng phát triển du lịch tại Tràng An

2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Thành phố Ninh Bình đã khuyến khích các nhà đầu tư, đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách vào lĩnh vực dịch vụ du lịch và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 36 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, với tổng mức đầu tư 16.212 tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án đi vào hoạt động phục vụ khách du lịch có hiệu quả, tiêu biểu như: Emeralda Resort, khách sạn Ninh Bình Legend, Hồng Sơn Peace, The Reed, Hidden Charm, Bái Đính;… các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm như: Sân golf Hồng Gia, Sân golf Tràng An, siêu thị Big C..; nhiều khu, điểm du lịch đã hoàn thiện đi vào hoạt động thu hút một lượng khách đến Ninh Bình như: khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính…

Khu du lịch Tràng An được khai thác phục vụ du lịch nên về tổng quát cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều mặt hạn chế. Hiện nay, Tràng An đã đáp ứng được nhu cầu tham quan, khám phá của du khách nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi giải trí của du khách khi đến với nơi đây. Hiện đã có nhiều dự án xây dựng khách sạn, nhà hàng đang được đi vào triển khai nhằm phát triển thêm về mặt hạ tầng, phục vụ cho phát triển du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật theo dự án quy hoạch của khu DLST Tràng An bao gồm trong 2 phân khu: Khu trung tâm và khu dịch vụ du lịch. Khu trung tâm là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có vị trí thuận tiện. Khơng gian kiến

74

trúc nhà hàng, khách sạn được kết hợp hài hòa với cảnh quan tự nhiên. Khu nhà nghỉ ở phía bắc trục đường chính (đường từ phía núi Kỳ Lân dẫn vào núi chùa Bái Đính), đây là khu nhà nghỉ cao cấp. Mật độ xây dựng nhỏ <=10%.

Tầng cao trung bình khơng q 2 tầng. Về kiến trúc khu nhà nghỉ này đượcthiết kế cơ bản kiểu dáng biệt thự với trang thiết bị cao cấp, đồng thời bố trí thêm khu đón tiếp và các cơng trình phục vụ đảm bảo sinh hoạt nghỉ ngơi cho khách du lịch thoải mái, hài hòa và thuận lợi cho khách dạo chơi bách bộ trong khu vực tượng đài cũng như đi du thuyền qua các hang động. Đây là khu được quy hoạch chia lô dành cho các nhà đầu tư, khai thác hoặc thuê đất để kinh doanh. Bên cạnh các khu nghỉ ngơi ăn uống, khu vực dành cho nhu cầu vui chơi giải trí cũng nằm trong dự án và đang được triển khai.

Khu dịch vụ du lịch hiện chưa được hoàn thành xong, tuy nhiên nếu khách du lịch đến khu DLST Tràng An vẫn có thể lưu lại dài ngày tại các cơ sở lưu trú ăn uống trong địa bàn thành phố Ninh Bình hoặc các huyện lân cận như Hoa Lư, Gia Viễn. Với vị trí thuận lợi, nằm trên trục đường chính xun Bắc – Nam, cách thành phố Ninh Bình 7km (khu hang động Tràng An), 17km (khu tâm linh chùa Bái Đính) nên rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch của khu. Trên địa bàn thành phố Ninh Bình, nếu như năm 1992 , tồn tỉnh có duy nhất khách sạn Hoa Lư với 33 phịng nghỉthì đến nay, khả năng lưu trú của ngành du lịch Ninh Bình đã đạt 82 cơ sở với 1.157 buồng, trong đó có 7 cơ sở với 270 buồng đã được thẩm định đạt tiêu chẩn 2 sao và 2 cơ sở với 32 buồng đạt tiêu chuẩn 1 sao. Cơng suất sử dụng khách sạn bình qn đạt 47%/năm. Quy mơ xây dựng hầu hết là vừa và nhỏ, chưa có sự đồng bộ.

* Đầu tư:

Tính đến 31/12/2006, ngành du lịch Ninh Bình đã đầu tư 421,453 tỷ đồng vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch bằng 15% tổng mức vốn đầu tư đã duyệttrong đó bao gồm đầu tư phát triển cả cơ sở hạ tầng khu du lịch Tràng An.

Vốn đầu tư được duyệt là 2.572,243 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2006 đã thựchiện được 290,744 tỷ đồng.

75

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w