CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý
Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới khẳng định nỗ lực của tỉnh Ninh Bình trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên gắn với phát triển du lịch bền vững. Danh hiệu di sản thế giới đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển du lịch Ninh Bình nói riêng và du lịch cả nước nói chung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương, đưa hình ảnh của Ninh Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế, cho nên công tác tổ chức quản lý cần được đưa lên hàng đầu, đây là vấn đề cấp thiết kiến nghị UBND tỉnh Ninh Bình và Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An quan tâm.
Nêu cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và bảo vệ di tích khảo cổ học, di sản địa chất và tồn thể danh thắng. UBND tỉnh Ninh Bình chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc nghiêm cấm các hoạt động đục, phá các hang động, mái đá, thung lũng và vùng bảo vệ núi có di tích khảo cổ học, di sản địa chất và cảnh quan làm ảnh hưởng đến hình dáng tự nhiên, những yếu tố gốc của di sản; nghiêm cấm việc san ủi, nạo vét, đào đất trên bề mặt các di tích khảo cổ, di sản địa chất và cảnh quan; khơng sử dụng các di tích khảo cổ, di sản địa chất, cảnh quan làm nơi nuôi nhốt, chăn thả gia súc hoặc làm dịch vụ; không xây dựng trái phép các cơng trình hoặc đào ao, hồ làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc của di sản; không săn bắt các loại động vật hoang dã sống trong khu vực bảo vệ làm xâm hại đến hệ sinh thái; không mang chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy, xả rác thải, dầu thải, đổ bùn đất... vào các di tích khảo cổ, di sản địa chất, cảnh quan; không để xảy ra các hoạt động xâm hại đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên của Quần thể danh thắng Tràng An...
Tỉnh Ninh Bình là đơn vị chủ trì bàn giao cho Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập bản đồ phân
89
bố và phạm vi bảo vệ các di tích khảo cổ, di sản địa chất, cảnh quan di sản; Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An làm đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản về quản lý các di tích khảo cổ, di sản địa chất và cảnh quan thuộc Quần thể danh thắng Tràng An; điều tra, thăm dò, khai quật, nghiên cứu, lập quy hoạch khảo cổ cho các khu, điểm có di tích khảo cổ, di sản địa chất... Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An và các cơ quan liên quan thực hiện việc đề xuất cấp giấy phép thăm dị, khai quật, nghiên cứu di tích khảo cổ, di sản địa chất và cảnh quan Quần thể danh thắng Tràng An; quản lý, tổ chức khai thác hang động và hoạt động du lịch theo quy định...
UBND tỉnh Ninh Bình giao các ngành hữu quan quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường di sản, quản lý diện tích rừng đặc dụng Hoa Lư nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng trong khu di sản, áp dụng các công nghệ đã được thẩm định vào công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ, di sản địa chất, cảnh quan Quần thể danh thắng Tràng An... UBND các huyện, xã nơi có khu di sản, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện công tác quản lý và bảo vệ Quần thể danh thắng Tràng An.
Từ thực tiễn quản lý và bảo tồn Di sản này trong những năm qua, UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng Dự thảo “Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An” và “Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh nhà ởcó phịng cho khách du lịch thuê (homestay)”, nhằm thúc đẩy tiềm năng du lịch địa phương, giúp khách du lịch có trải nghiệm du lịch dài ngày tại mảnh đất này, tìm hiểu sâu xa, kĩ lưỡng mảnh đất và con người Ninh Bình, việc kinh doanh các chuyến du lịch dài ngày sẽ đảm bảo nguồn thu ổn định, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Phổ biến quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hố và thiên nhiên bằng những hình thức dễ hiểu, bằng những quy định cụ thể để cho du khách, đặc biệt là người dân, kể cả cán bộ
90
quản lý nhà nước trong khu vực Di sản hiểu được giá trị của Di sản, nhận biết và ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm di tích. Rà sốt, bổ sung, hồn thiện các quy định, quy chế quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản, đồng thời, bổ sung hương ước, quy ước ở khu dân cư thể hiện các ràng buộc giữa cộng đồng địa phương, gắn trách nhiệm của các tập thể, cá nhân với bảo vệ Di sản, hướng tới xây dựng cộng đồng di sản “ở trong khu Di sản - Bảo vệ Di sản - Hưởng lợi từ Di sản”.
Ơng Nguyễn Cao Tấn, Phó giám đốc Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An cho biết: Ban quản lý luôn xác định công tác quản lý về hoạt động du lịch trong phạm vi Quần thể danh thắng Tràng An có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của di sản. Vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp làm du lịch để đảm bảo tốt các hoạt động du lịch là một nhiệm vụ trọng tâm của Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An. Bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với các địa phương có các khu, điểm du lịch, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An cũng đã phối hợp với các sở, ban, ngành, các chuyên gia ở các Viện nghiên cứu và trường đại học triển khai có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa du lịch, phục vụ khách tham quan tận tình, chu đáo, hướng tới tính chun nghiệp. Đặc biệt là người dân ở các khu, điểm du lịch trọng điểm đã nhận thức được tiềm năng, thế mạnh và lợi ích của du lịch trong sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc thực hiện các nội quy, quy định về nếp sống văn minh du lịch ln có sự kiểm tra, giám sát, do đó tình trạng người dân làm dịch vụ chèo kéo khách để bán hàng, xin tiền, thợ ảnh tự ý chụp ảnh cho khách, xe ôm tùy tiện đưa khách vào trong phạm vi quản lý của các khu du lịch về cơ bản đã được chấn chỉnh và xử lý.
Mặc dù du khách đến với các khu, điểm du lịch trong phạm vi Quần thể danh thắng Tràng An đã thực sự mãn nhãn về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tâm linh và cơ bản hài lịng về cơng tác quản lý du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, tại các khu, điểm này vào mùa cao điểm vẫn cịn xảy ra tình trạng lộn xộn, một số hoạt động dịch vụ chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng,
91
nhu cầu của du khách. Tại các khu, điểm du lịch vẫn còn hiện tượng chèo kéo, bán hàng rong, chụp ảnh và công tác vệ sinh môi trường vẫn chưa được đảm bảo, rác thải vẫn chưa được thu gom kịp thời. Việc ứng xử văn hóa, văn minh trong khu du lịch có lúc cịn chưa làm hài lịng du khách. Nguyên nhân do ý thức của người dân cịn hạn chế, việc đơn đốc, giám sát của các doanh nghiệp chủ quản chưa cao. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là các nhân viên điều hành tại các điểm du lịch chưa theo kịp yêu cầu. Công tác phối hợp, quản lý các hoạt động du lịch còn một số bất cập, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, sự kết nối giữa các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi Quần thể danh thắng Tràng An chưa thực sự thuận lợi cho các du khách tham quan du lịch. Các hoạt động du lịch tự phát gây khó khăn trong cơng tác quản lý. Để khắc phục tình trạng yếu kém trên, Ban lãnh đạo quản lí Quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An đề bạt tới các ngành, các cấp cần phối hợp để mở thêm nhiều các lớp trang bị kiến thức du lịch cộng đồng. Qua đó nâng cao kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, những hiểu biết cơ bản về lịch sử, văn hóa, kiến trúc và các giá trị cảnh quan và cần có một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, đơn vị quản lý và chính quyền địa phương trong việc quản lý các hoạt động du lịch.
Về phía các cơ quan chức năng quản lý về du lịch cũng cần nêu cao hơn nữa vai trị của mình trong việc thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và các hiện tượng ép giá, chèo kéo khách du lịch của những người làm dịch vụ du lịch trên địa bàn.
Ngồi ra, tỉnh cũng cần có quy định chi tiết hơn về chức năng, nhiệm vụ cho Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản các cơng trình khoa học và tuyên truyền quảng bá về các giá trị của Di sản.