Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 121 - 135)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.6. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Hoạt động du lịch những năm trở lại đây phát triển khá sôi nổi, riêng tại cá thành phố lớn số lượng doanh nghiệp lữ hành đã đạt tới số lượng 669 doanh nghiệp, trong đó có 357 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 312 doanh nghiệp lữ hành nội địa và tám văn phịng đại diện cơng ty du lịch nước ngồi. Nhiều doanh nghiệp có thực lực khá mạnh và tạo dựng được thương hiệu uy tín trong nước và trên thế giới như: Sài Gịn Tourist, Bến Thành Tourist, Du lịch Hịa Bình, Vietravel, Fiditourist, VYC, Vidotour, Apex, Exotossimo, YTC... Vì vậy việc thực hiện giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, trong khi du khách đang có nhiều sự lựa chọn, thì các doanh nghiệp lữ hành cũng như là địa phương cụ thể là tỉnh Ninh Bình đang cần phải triệt để đầu tư mạnh vào việc làm sao đem lại sự mới mẻ cho du lịch địa phương, để hướng tới sự lựa chọn của du khách cũng như là đem lại sự thoải mái cho du khách khi lựa chọn sản phẩm dịch vụ của địa phương. Những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện môi trường kinh doanh, ngành du lịch đang nỗ lực nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Đây chính là một trong những mục tiêu và cũng là động lực quan trọng để du lịch phát triển bền vững trong thời gian tới.

Nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng, cuộc cạnh tranh thị trường khách ngày càng quyết liệt, vì vậy từ tầm vĩ mơ như ngành Du lịch của quốc gia,

113

đến các địa phương, doanh nghiệp, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch đều phải nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới. Đây là điều kiện cơ bản để thu hút và giữ chân du khách. "Sự cũ kỹ đồng nghĩa với mất khách" du lịch là xê dịch, là khám phá cái mới, lạ, trải nghiệm điều mình chưa từng hoặc ở mức độ nhu cầu cao hơn. Chính vì vậy, sản phẩm du lịch phải mới, lạ, đa dạng. Sự cũ kỹ đồng nghĩa với không thể thu hút và giữ chân du khách. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Theo các chuyên gia du lịch, các doanh nghiệp, địa phương muốn thu hút khách du lịch, ngoại trừ những điều kiện cơ bản về hạ tầng kỹ thuật thì yếu tố cốt lõi là sản phẩm du lịch phải độc đáo, đa dạng. Cùng một lúc, các loại hình dịch vụ ăn, ở, vui chơi, thăm thú, đi lại... phải đáp ứng tốt nhất. Ngay trong cùng một nhóm sản phẩm, cơ cấu các loại sản phẩm cũng phải phong phú. Chẳng hạn, về sản phẩm quà lưu niệm, ngồi những mặt hàng phổ thơng, phải có những mặt hàng cao cấp đáp ứng theo từng phân khúc khách, những sản phẩm phổ thơng nơi đâu cũng có u cầu bắt buộc phải có đặc sản địa phương, vừa phải đa dạng chủng loại, hình thức... Hay tour du lịch, sản phẩm này tương đối ổn định, nhưng cũng đòi hỏi phải linh hoạt, phong phú. Ngoài những tour được định sẵn, phổ biến, có thể có thêm tour chuyên đề (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo, du lịch mạo hiểm...), tour mở. Luôn luôn xây dựng nhiều tour tuyến để tư vấn cho khách hàng lựa chọn, tùy vào đối tượng khách có thể tư vấn những tour chun đề hợp với sở thích, lứa tuổi hoặc có thể thiết kế các tour mở theo nhu cầu du khách. Đổi mới nội dung tour hoặc mở các tour tuyến mới theo kịp nhu cầu của khách là nhu cầu thực tế. Ởgóc độ cơ quan quản lý nhà nước, thời gian qua đã có nhiều chương trình cụ thể để làm đa dạng sản phẩm du lịch địa phương như: hỗ trợ các địa phương xây dựng điểm du lịch văn hóa cộng đồng gắn với hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Đồng thời đã triển khai đề án phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp ưu tiên và sản phẩm đặc trưng tỉnh, kết nối giữa các đơn vị sản xuất và cung ứng hàng hóa trong tỉnh, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa đặc trưng, sản phẩm lưu niệm, đưa hàng hóa vào siêu thị và

114

tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Đa dạng sản phẩm du lịch không chỉ dừng lại ở việc tạo ra các dịch vụ mới, mà phải tạo ra cơ chế, môi trường để tạo nên sức bật mạnh mẽ.

Đặc biệt, nếu như tỉnh Ninh Bình muốn nâng cấp việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch của tỉnh có thể tham khảo và đầu tư thiết lập ma trận SWOT, một trong những giải pháp triệt để trong marketing, vừa khiến cho dịch vụ của địa phương phát triển, mở rộng thị trường đem hình ảnh của địa phương tới nhiều nơi giúp quảng bá và thu hút khách du lịch và cịn là cách để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Áp dụng ma trận này giúp phân tích điểm mạnh yếu trong du lịch của tỉnh, giải quyết điểm yếu, sử dụng điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội đến từ bên ngồi. Theo như q trình đã khảo sát được tại Ninh Bình, thì du lịch của tỉnh đang sở hữu rất nhiều điểm mạnh với nguồn hệ sinh thái tự nhiên sẵn có đặc biệt là để phục vụ đẩy mạnh du lịch sinh thái cho Tràng An, có thể nói đây là một sự ưu ái đặc biệt của tạo hóa dành cho tỉnh Ninh Bình, vì vậy tỉnh có thể áp dụng chiến lược SO trong ma trận trên, đây là chiến lược phù hợp nhất nếu tính muốn đa dạng hóa mạnh mẽ sản phẩm du lịch khi dựa vào những yếu tố tự nhiên sẵn có nói cách khác là lợi dụng những điểm mạnh sẵn có mà Tràng An đã sở hữu như: núi non kì vĩ, thiên nhiên hoang sơ chưa bị tác động quá nhiều bởi con người,... để thu hút lấy cơ hội sẵn có từ bên ngồi vào đầu tư và phát triển, đây cũng là cách để giảm bớt những điểm yếu bên ngành du lịch của tỉnh thậm chí là có thể xóa bỏ đi điểm yếu.

Ninh Bình có q trình phát triển du lịch khá lâu dài và vì vậy thu hút một lực lượng dân cư lớn tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch: lưu trú, ăn uống, vận chuyển, bán đặc sản, đồ lưu niệm, hướng dẫn. Nâng cao chất lượng phục vụ du khách là một trong những nội dung cơ bản nhằm lxây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình trong định hướng phát triển bền vững. rong đó, chất lượng phục vụ của người dân, cộng đồng địa phương là một trong số những nhiệm vụ quan trọng để hoàn thiện chất lượng dịch vụ trong phát triển du lịch và tạo sức hấp dẫn du khách. Các giải pháp xin đề xuất đến như sau: Thứ nhất, quản lý bằng luật định: quản lý chặt chẽ cơ sở kinh doanh và cung ứng hàng

115

hóa, dịch vụ; xử lý nghiêm các vi phạm luật định, quy định nhà nước trong kinh doanh mang tính răn đe; tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên những khu vực phức tạp; xây dựng bộ tiêu chí hay quy định quản lý mang tính đặc thù Ninh Bình về phong cách phục vụ của người dân, cộng đồng dân cư. Đối tượng áp dụng và thực hiện: cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến các phòng, ban, các cơ sở kinh doanh du lịch trực tiếp và gián tiếp, cộng đồng dân cư, cùng cam kết cùng thực hiện với thái độ tích cực. Thứ hai: xây dựng và nâng cao nhận thức, tuyên truyền chính sách pháp luật, quy định nhà nước về kinh doanh dịch vụ du lịch thường xuyên, liên tục và rộng khắp, xây dựng và triển khai các tiêu chí phục vụ du khách. Phát động phong trào người dân địa phương ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ, giúp đỡ, tạo hình ảnh đẹp đối với khách du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Sản phẩm dịch vụ là loại hàng hóa nhạy cảm, chỉ cần khách hàng khơng hài với dịch vụ được cung ứng lập tức có thể quay lưng với doanh nghiệp ngay lập tức, thậm chí ngày nay khi sự phát triển ồ ạt của các trang mạng điện tử dấy lên phong trào review thì chỉ cần sản phẩm khơng tốt qua một bài đánh giá có thể giết chết một danh nghiệp vì vậy khi đã bán sản phẩm dịch vụ không nên chạy theo số lượng mà hãy tiến tới chất lượng. Kiểm sốt số lượng tương xứng với quy mơ, sức chứa đảm bảo chất lượng ổn định, nâng cao hiệu quả thu nhập từ hoạt động du lịch cần mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư, đồng thời góp phần gìn giữ tài nguyên sinh thái địa phương. Du khách trung thành sẽ quay trở lại và giới thiệu cho nhiều người khác nên phải tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng này, đồng thời cần gia tăng mức độ hài lịng của du khách thơng qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chương trình du lịch, tổ chức dịch vụ đón tiếp. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, dịch vụ du lịch gắn liền với việc từng bước nâng cao chất lượng thụ hưởng, giá trị trải nghiệm du lịch của du khách.

116

Tiểu kết chương III

Như vậy ở chương 3, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại Quần thể danh thắng Tràng An, tuy có thể thiếu sót nhưng đây vẫn là những giải pháp có thể đánh giá là phù hợp đối với bước đầu đặt vấn đề vào xây dựng phát triển du lịch sinh thái cho Tràng An mà trước mắt tỉnh Ninh Bình có thể tham khảo và đặt vấn đề cho du lịch sinh thái của tỉnh. Chú trọng đặc biệt vào những điểm mạnh yếu của du lịch địa phương mà từ đó khai thác triệt để các yếu tố tự nhiên mà tạo hóa ưu ái cho hệ sinh thái của Tràng An từ đó dựa làm địn bẩy để nâng cao hình ảnh du lịch sinh thái Tràng An, phát triển hình ảnh trong khắp và ngồi nước đưa du khách nước ngoài đến với Tràng An Ninh Bình, thúc đẩy phát triển kinh tế cho tỉnh.

117

KẾT LUẬN

Hiện nay du lịch sinh thái là loại hình du lịch phổ biến dựa vào thiên nhiên và văn hóa gắn với giáo dục mơi trường và bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hố, đóng góp cho việc phát triển bền vững mơi trường và có sự tham gia của cộng đồng địa phương Ninh Bình. Để du lịch sinh thái phát triển tốt cần có những giải pháp tích cực cụ thể đưa du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng của khu. Từ đó tận dụng tối đa tiềm lực sẵn có nơi đây như yếu tố về thiên nhiên, con người để Tràng An – Ninh Bình trở thành địa điểm du lịch sinh thái hàng đầu trong nước.

Tràng An có lợi thế về mơi trường tự nhiên tương đối trong lành chưa bị ô nhiễm, cảnh quan tự nhiên cịn hoang sơ, khí hậu khơng khắc nghiệt nên rất thuận lợi cho hoạt động du lịch nơi đây. Tài nguyên du lịch sinh thái ở Tràng An khá phong phú và đa dạng, có thể kết hợp được nhiều loại hình du lịch trong một chuyến đi tạo nên sản phẩm du lịch phong phú, đáp ứng được yêu cầu của một trung tâm du lịch trong tương lai gần. Hiện nay trong quá trình khai thác Tràng An cũng đã rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị tự nhiên cũng như nhân văn và đã đạt được một số kết quả đáng kể. Mặc dù đã khai thác du lịch trong vài năm trở về đây nhưng Tràng An vẫn không bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, ban quản lý khu sinh thái Tràng An cũng như những người tham gia làm du lịch vẫn đang cố gắng cho nỗ lực bảo tồn, giữ vững môi trường sinh thái, đảm bảo những yêu cầu của phát triển bền vững. Đến nay cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đã dần hoàn thiện đủ để đáp ứng được nhu cầu tham quan của du khách như nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, nhu cầu trải nghiệm thực tế thiên nhiên hùng vĩ. Dần dần Tràng An ngày càng thu hút được du khách trong và ngoài nước ở lại dài ngày để nghỉ dưỡng, giải trí. Cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch cũng đã được đào tạo kinh nghiệm, kỹ năng làm du lịch, tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường để đưa khu du lịch ngày càng phát triển bền vững, thu hút khách du lịch hơn.

Dựa vào cơ sở lý luận của du lịch sinh thái để tiến hành nghiên cứu khu du lịch Tràng An – Ninh Bình, nghiên cứu những vấn đề cịn hạn chế và những

118

mặt đã đạt được để từ đó xác định mục tiêu phát triển của du lịch Tràng An. Đồng thời nhóm mạnh dạn đề xuất thêm một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái của khu du lịch. Kết hợp khai thác với bảo tồn để đảm bảo phát triển bền vững môi trường. Đưa Tràng An trở thành điểm du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài nước trong tương lai.

119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phạm Trung Lương (2004), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận

và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Hà Nội.

2.Lã Đăng Bật (2009), Kinh đô Hoa Lư, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. 3.Lã Đăng Bật (2018), Ninh Bình Một Vùng Sơn Thủy Hữu Tình, Nhà xuất bản Trẻ.

4. Megan Epler Wood (2002), Ecotourism: Principles, Practices &

Policies for Sustainability, United Nations Environment Programme.

5.Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

6.Thuý Lê (2008), “Quần thể xuyên thuỷ động Tràng An – nét độc đáo hiếm có”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

7.Báo cáo quy hoạch tổng thể Ninh Bình giai đoạn 2007 – 2015 8.Báo cáo quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch Tràng An, tỉnh Ninh Bình

9.Sở du lịch Ninh Bình, Non nước Ninh Bình. Trang web: 10.https://vi.wikipedia.org/wiki/Quần_thể_danh_thắng_Tràng_An 11. http://trangandanhthang.vn/tin-tuc/gioi-thieu-ve-quan-the-danh- thang-trang-an-36 12.https://dulich.ninhbinh.vn/kham-pha-trang-an.html 13.http://trangandanhthang.vn/tin-tuc/tap-trung-dao-tao-nguon-nhan- luc-lam-du-lich-768 14. https://dantri.com.vn/vong-quay-du-lich/du-lich-ninh-binh-don-tren- 73-trieu-luot-khach-thu-3200-ty-dong-nam-2018-20190102124932225.htm

15.Trích Th.s Nguyễn Anh Tuấn , Chun viên chính Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch

16.http://hoisvcvn.org.vn/van-de-pha%CC%81t-trie%CC%89n-du- li %CC%A3ch-sinh-tha%CC%81i-o%CC%89-viet-nam-hie%CC%A3n-nay

120

17.https://link.springer.com/referenceworkentry/10.1007%2F1-4020- 4494-1_101 18.https://vi.wikipedia.org/wiki/Tràng_An 19.https://en.wikipedia.org/wiki/Ecotourism 20.http://hotrodukhachninhbinh.vn/cac-diem-luu-tru-nghi-duong-cao- cap-o-ninh-binh-132 21.https://luanvan99.com/du-lich-sinh-thai-la-gi-bid75.html 22.https://www.vntrip.vn/cam-nang/du-lich-van-hoa- 121

PHỤ LỤC

122

PHỤ LỤC 1 BẢNG KHẢO SÁT

Kính thưa các cơ/bác/anh/chị!

Chúng em là sinh viên của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Hiện nay chúng em đang tiến hành một cuộc khảo sát về “Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh Bình”. Vì vậy, thơng tin từ Cơ/Bác/Anh/Chị là rất cần thiết để đề tài nghiên cứu được thành cơng, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển tiềm năng du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh Bình. Xin Cơ/Bác/Anh/Chị vui lịng dành chút thời gian để điền vào những câu hỏi khảo sát dưới đây. Em xin

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 121 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w