Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái tại Tràng An

2.1.4. Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn

an tồn xã hội

Du lịch chỉ có thể phát triển trong điều kiện đất nước hịa bình, ổn định về chính trị, lành mạnh về môi trường kinh tế - xã hội. Tăng cường quốc phòng - an ninh, tạo sự ổn định về chính trị - xã hội trên từng địa bàn, trong mỗi quốc gia là tạo môi trường thuận lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội cho du lịch nơi đó phát triển. Vì vậy, kết hợp giữa phát triển du lịch với củng cố quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ quan trọng cần được đặt ra khơng những cho hai ngành du lịch và quốc phịng - an ninh mà còn cho cả các cấp, các ngành có liên quan.

Nội dung kết hợp giữa phát triển du lịch với tăng cường quốc phòng - an ninh phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của đất nước, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch trong từng địa bàn, qua các thời kỳ, đặc điểm của từng thị trường du khách và được thể hiện ở một số nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, kết hợp trong việc ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự có liên quan đến hoạt động du lịch như các quy định về hải quan, thủ tục xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động du lịch liên quan đến lĩnh vực quốc phòng - an ninh như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch trên từng địa bàn và trong cả nước; hợp tác, ký kết các điều ước quốc tế về du lịch. Việc lập quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển du lịch và sản phẩm du lịch phải đảm bảo huy động được thế mạnh, tiềm năng du lịch, đáp ứng cả hai mục tiêu vừa phát triển du lịch vừa tăng cường quốc phòng - an ninh ở từng địa phương và trong cả nước, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, kết hợp trong việc triển khai nhiệm vụ an ninh - quốc phòng liên quan đến hoạt động du lịch và thực hiện các hoạt động phát triển du lịch gắn với củng cố quốc phòng - an ninh. Nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh trong các hoạt động du lịch được thể hiện trong phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tổ chức sự kiện du lịch và quản lý du khách là người nước ngồi trong q

43

trình du lịch (đón tiếp, phục vụ và tiễn đưa du khách). Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch phải phù hợp về địa điểm, giới hạn về địa bàn hoạt động và có khả năng phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong bối cảnh cần thiết hoặc khi đất nước chuyển từ thời bình sang thời chiến. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cần gắn với các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác trong công tác đảm bảo an ninh trật tự đối với những tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động du lịch.

Thứ ba, kết hợp triển khai công tác an ninh - quốc phòng và hoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh liên quan đến du lịch như quy định về thủ tục xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam và các quy định khác liên quan đến an ninh trật tự, hướng dẫn xây dựng chế độ, nội quy bảo vệ cơ quan, cơng tác phịng ngừa, phát hiện tội phạm, bảo vệ bí mật nhà nước; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ doanh nghiệp du lịch và các hoạt động liên quan đến an ninh trực tiếp, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, thực hiện chính sách sĩ quan dự bị, đồng thời làm công tác hậu phương quân đội trong các đơn vị kinh doanh du lịch.

Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ u cầu các bộ, cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tăng cường cơng tác phịng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật nước ngồi trong tình hình hiện nay; chủ động phịng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, vơ hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thể lực thù địch, phản động lợi dụng du lịch để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Các cơ quan tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự an tồn xã hội tại các khu, điểm du lịch; phòng, chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế, rửa tiền, ô nhiễm môi trường; xử lý dứt điểm các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội tại các địa bàn trọng điểm về du lịch, tạo môi trường lành mạnh, an tồn góp

44

phần phát triển du lịch bền vững; triển khai các giải pháp về bảo đảm an ninh du lịch từ khâu lập quy hoạch phát triển du lịch bền vững đến nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình phát triển du lịch tại địa phương.

Tăng cường cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hoạt động của nước ngoài tác động vào nội bộ ta qua đường du lịch; phịng, chống tình trạng tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm trong lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng điển hình tiên tiến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học về du lịch. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân về âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm trong lĩnh vực du lịch, tạo thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Chủ động phát hiện, kịp thời giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót và xử lý nghiêm sai phạm gây cản trở sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam, trong đó có người Việt Nam ra nước ngoài du lịch, đồng thời rà sốt, hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan trong lĩnh vực du lịch theo hướng vừa tạo điều kiện thơng thống, thuận lợi thu hút đầu tư và khách nước ngồi vào Việt Nam, vừa góp phần bịt kín "kẽ hở", khơng để các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm lợi dụng du lịch hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Bảo đảm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, nhất là đội ngũ lãnh đạo, cán bộ tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật về du lịch, nhân viên điều hành, hướng dẫn viên du lịch... Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng, ý thức bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an tồn xã hội và chuẩn hóa chất lượng nguồn nhân lực du lịch ngay từ trong các cơ sở đào tạo.

Phát triển du lịch với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn là một hướng chiến 45

lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước hiện nay. Trong phát triển du lịch cần kiên trì quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là phát triển du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quốc phịng -an ninh, trật tự an tồn xã hội. Để làm được điều đó, cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý có hiệu quả và hiệu lực của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân trong kết hợp phát triển du lịch với tăng cường quốc phòng - an ninh. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các vùng có điều kiện phát triển du lịch và các bộ ngành liên quan cần nghiên cứu ra nghị quyết, chỉ thị về phát triển du lịch, trong đó cần đề cập đến nhiệm vụ tăng cường quốc phòng - an ninh trong các khu du lịch, trong hoạt động du lịch, trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trong phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường du lịch vừa đáp ứng được mục tiêu phát triển du lịch vừa góp phần củng cố, tăng cường quốc phịng - an ninh kể cả trong thời bình hoặc chuyển từ trạng thái thời bình sang thời chiến.

Hai là, ngành du lịch làm nịng cốt dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự điều phối của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp triển khai thực hiện chiến lược phát triển du lịch một cách hiệu quả. Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an cần cụ thể hóa các nội dung, chương trình và những quy định cụ thể trong việc kết hợp phát triển du lịch với củng cố quốc phòng - an ninh phù hợp với từng vùng, từng địa bàn và địa phương để làm căn cứ kết hợp trong quá trình hoạt động du lịch.

Ba là, tiếp tục nâng cao nhận thức về mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển du lịch với tăng cường quốc phòng - an ninh và chuyển hóa thành hành động cụ thể trong sự nghiệp phát triển du lịch. Cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về hiệu quả nhiều mặt do ngành du lịch mang lại và mối quan hệ biện chứng giữa phát triển du lịch và tăng cường quốc phịng - an ninh, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội và làm rõ mối quan hệ tương hỗ mang tính biện chứng này trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

46

Tăng cường giáo dục toàn dân về du lịch; về tiềm năng, vai trị, vị trí và hiệu quả nhiều mặt do du lịch mang lại; về những mặt trái, những hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh trong q trình phát triển du lịch (du nhập văn hóa đồi trụy vi phạm thuần phong mỹ tục, hoạt động gián điệp, thu thập thơng tin).

Bốn là, bổ sung, hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về kết hợp phát triển du lịch với tăng cường quốc phòng - an ninh. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động du lịch phù hợp với thông lệ quốc tế và tăng cường hội nhập như chính sách xuất cảnh, nhập cảnh và quản lý người nước ngoài, các quy định về hải quan, chính sách tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế. Cần xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành (Du lịch, Công an, Bộ đội biên phòng, Ngoại giao) để giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trong đầu tư phát triển sản phẩm, trong khai thác các tài nguyên du lịch, trong xác định địa điểm và phương thức đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trong tuyên truyền và quảng bá du lịch, trong bảo vệ và tôn tạo môi trường tự nhiên, xã hội, trong đào tạo cán bộ và xây dựng điều lệ hoạt động doanh nghiệp du lịch vừa đảm bảo kịp thời cho phát triển du lịch, vừa đáp ứng được yêu cầu củng cố và tăng cường quốc phòng - an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH TRÀNG AN NINH BÌNH (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w