VHCT sinh viên là một tiểu VHCT của mỗi quốc gia, dân tộc. Cả văn hóa chính trị của quốc gia hay văn hóa chính trị trong các tiểu văn hóa, vẫn có một yếu tố chung, đó là sự tham gia của các cơng dân vào đời sống chính trị. Người dân tham gia vào đời sống chính trị ở những mức độ khác nhau với những thiên hướng chính trị khác nhau. Để lý giải điều này, các nhà khoa học chính trị đã đưa ra nhiều lý thuyết và mơ hình khác nhau, nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau liên quan đến điều kiện sống của con người theo hướng VHCT công dân và VHCT nhóm. Vận dụng cách tiếp cận này để nói về VHCT của sinh viên như sau:
* Xét ở góc độ nhóm
Nhóm là một bộ phận chủ yếu trong đời sống hàng ngày của con người. Hầu hết thời gian, con người làm việc trong các nhóm, xã hội hóa trong các nhóm. Trong lĩnh vực chính trị, các ý kiến và những lựa chọn của con người thường tạo ra được tiếng nói lớn hơn thơng qua các hành động tập thể.
VHCT nhóm có thể hiểu là thái độ, định hướng và các kì vọng của một
tập hợp các cá nhân có chung một số đặc điểm và mục tiêu trong lĩnh vực chính trị. Tham gia vào các nhóm cũng đồng nghĩa với việc sinh viên phải
chấp nhận tuân thủ các quy định, các chuẩn mực của nhóm. Giới hạn mà các cá nhân được chấp nhận hay bị từ chối trở thành một thành viên của một nhóm nào đó chính là mức độ sẵn sàng chấp nhận hay vi phạm các chuẩn mực của nhóm hay các kì vọng của nhóm đó về hành vi của các cá nhân.
Có nhiều cách phân chia văn hóa nhóm và mỗi cá nhân cũng có thể tham gia vào nhiều nhóm khác nhau. Ví dụ, sinh viên Quảng Nam, họ có thể vừa là thành viên của Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, vừa là thành viên của Hội sinh viên Quảng Nam.
Khi bàn về VHCT nhóm, người ta thường đề cập đến hai yếu tố: (1) nhận thức nhóm; (2) đặc trưng và các chuẩn mực của nhóm.
Nhận thức nhóm là yếu tố quan trọng trong văn hóa chính trị của sinh viên vì: (1) giúp các thành viên trong nhóm phân biệt được mình với các thành viên của nhóm khác và giúp những người bên ngồi xác định và phân biệt được các nhóm với nhau; (2) góp phần hướng dẫn, định hướng cho các hành vi chính trị của sinh viên; (3) giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên.
Nhận thức nhóm của sinh viên chịu sự tác động mạnh mẽ từ các thế hệ người đi trước, từ gia đình, nhà trường, và xã hội, đặc biệt là những có chức vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến hoạt động sống, học tập và rèn luyện của sinh viên.
Đối với sinh viên Việt Nam, hai hoạt động nhóm có tính chính trị - xã hội nổi trội hiện nay là hoạt động của Đồn Thanh niên và của Hội sinh viên. Cịn các nhóm khác như nhóm có cùng sở thích, năng khiếu,... chủ yếu là hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Nhìn chung, hai tổ chức hoạt động nhóm có tính chính trị - xã hội là Đồn Thanh niên và Hội sinh viên rất có ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ trong hoạt động nhóm của mình, mọi thành viên khi tham gia vào nhóm phải đạt trình độ nhận thức, có phẩm chất, đạo đức trong sáng, lành mạnh. Mục tiêu hoạt động của nhóm khơng ngồi định hướng nâng cao năng lực, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống theo định hướng tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
Xã hội tác động tới các cá nhân thơng qua nhóm. Vì vậy, cần phải xem xét những ảnh hưởng của nhóm với tư cách là người trung gian giữa cá nhân và xã hội. Cần phải xem xét nhóm như là một tập hợp, một tiểu hệ thống của xã hội trong một bối cảnh xã hội rộng lớn. Hoạt động xã hội, dạng cụ thể và những hình thức của nó là yếu tố liên kết cơ bản và là dấu hiệu chính của
nhóm xã hội. Sự tham dự của các thành viên nhóm vào trong một hoạt động chung phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của nhóm. Ngược lại, cơ cấu xã hội, tiểu văn hóa nhóm cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các thành viên.
Về chuẩn mực VHCT sinh viên (các tiêu chuẩn có tính quy tắc): Chuẩn
mực VHCT của sinh viên là các tiêu chuẩn hành vi được hình thành dựa trên quy định pháp lý hiện hành. Chúng ta không thể quan sát được trực tiếp các chuẩn, mà chỉ có thể nhận thức được thơng qua những ý kiến và hành động cụ thể. Chuẩn mực được hình thành khi các thành viên trong nhóm bắt đầu phản ứng và có hình thức trừng phạt nào đó mỗi khi có sai phạm.
Trong một nhóm sinh viên, sự trung thành với những chuẩn mực là không đồng đều; khơng phải tất cả các thành viên của nhóm đều bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực nhóm ở mức độ như nhau. Những sinh viên có xu hướng hành động theo các chuẩn mực nhóm là những sinh viên mà đối với họ sự tham gia nhóm là quan trọng và đáng chú ý nhất. Họ cũng là những người có sự đồng cảm cao với nhóm sinh viên cùng chung quyền lợi.
Các chuẩn mực VHCT của sinh viên ln có sự thay đổi. Tất nhiên sự thay đổi đó phụ thuộc vào sự biến đổi từ phía mơi trường hoạt động chính trị của sinh viên. Chẳng hạn, chuẩn VHCT của sinh viên thời xưa mang tính “phục tùng mệnh lệnh” thì thời nay mang tính tích cực hơn, thể hiện ở sự “chủ động thực hiện”.
Đối với những người lãnh đạo, quản lý, nâng cao VHCT của các đối tượng chịu sự lãnh đạo, quản lý là một trong những giải pháp thực thi quyền lực chính trị hữu hiệu nhất. Do vậy, họ rất quan tâm đến việc quy định chuẩn mực VHCT nhóm, VHCT cơng dân. Họ ý thức rõ rằng, những sinh viên có ý thức trong nhóm chỉ nên được khuyến khích tích cực về mặt chính trị theo những cách thức phù hợp với những chuẩn mực của sinh viên nhằm thuận lợi trong việc thực thi quyền lực của chính mình.
* Xét ở góc độ cá nhân
Những hành vi chính trị của nhóm sinh viên dù được coi là “hoạt động tập thể” thì cũng ln ln được hiện thực hóa thơng qua hành vi và sự tham
dự của cá nhân. Trong q trình đó, mỗi cá nhân đều khơng hịa tan các đặc tính cá nhân của mình vào hoạt động tập thể, mà ngược lại, tính tập thể của hành vi ln ln được hiện thực hóa thơng qua hành động của từng cá nhân theo những quy tắc chung nào đó. Mặt khác, khơng phải tất các cá nhân đều có vai trị và vị trí giống nhau trong hoạt động chính trị. Hiển nhiên là có một số cá nhân, do đứng ở vị trí lãnh đạo, hay nắm giữ những vị trí then chốt trong nhóm, sẽ bộc lộ vai trị và ý nghĩa quan trọng hơn, hoặc họ chính là những phần tử tiêu biểu hơn cho định hướng giá trị của cả nhóm. Vì vậy, việc thừa nhận bình diện cá nhân là việc làm cần thiết.
Biểu hiện VHCT của cá nhân thể hiện ở sự tham gia chính trị của sinh viên với tư cách là một cơng dân. Các hoạt động chính trong sự tham gia chính trị của sinh viên được đo bằng nhiều biến số: tham gia các buổi sinh hoạt chính trị cộng đồng; đóng góp tiền ủng hộ các hoạt động chính trị - xã hội; tham gia bầu cử; ký tên vào đơn kiến nghị;...
Từ lý thuyết chính trị tự do, người ta đưa ra “mẫu người hoạt động duy lý” của công dân trong một xã hội dân chủ. Mẫu hình của một nền dân chủ thực sự địi hỏi tất cả các cơng dân phải tham gia một cách tích cực vào các q trình chính trị. Sự tham gia này của cơng dân dựa trên cơ sở thông tin được cung cấp một cách đầy đủ, có sự phân tích và mang tính duy lý của các công dân trong một xã hội dân chủ là một yếu tố của văn hóa cơng dân, nhưng khơng phải là yếu tố duy nhất. Trên thực tế, bản thân mẫu hình cơng dân hoạt động duy lý trong một xã hội dân chủ, về mặt lôgic, sẽ không thể đem đến một nền chính trị ổn định. Theo một nghĩa nào đó, chỉ khi mẫu hình cơng dân này được kết hợp với những mặt đối lập của nó như: tính thụ động, niềm tin và sự tơn trọng đối với quyền lực, thì một nền dân chủ hiện thực và ổn định mới có thể tồn tại. Nói cách khác, mọi nhà nước đều hướng cơng dân tham gia một cách tích cực vào các q trình chính trị theo chuẩn mực nhất định.
Cách tiếp cận mang tính cá nhân nghiên cứu các giá trị và quan điểm của các cá nhân thông qua các cuộc khảo sát. Vì VHCT khơng thể đo lường một
cách trực tiếp, những người tham gia vào quá trình khảo sát sẽ trả lời các câu hỏi được thiết kế để làm rõ quan điểm của họ về VHCT.
Tóm lại, VHCT của một quốc gia được cấu tạo từ một hệ thống tiểu VHCT hiện tồn. Đó khơng thể là sản phẩm của một con người duy nhất, mà là kết quả tổng hợp của mọi con tim - khối óc, nhiều giai tầng trong xã hội. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu Đảng, Nhà nước muốn đề cao VHCT cộng đồng nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tham gia hoạt động chính trị mà lại bỏ quên một lực lượng chiếm tỷ trọng ngày càng đơng đảo được học hành một cách có bài bản, mang tính lý luận cao - đó chính là sinh viên.
Văn hóa chính trị của sinh viên, các đặc trưng và các chuẩn mực của nhóm sinh viên được hình thành và được duy trì chính là nhờ sự nỗ lực của từng thành viên của nhóm mong muốn nét VHCT riêng trong cộng đồng mình được tồn tại và phát triển. Việc thay đổi VHCT của sinh viên là cơng việc khó, nhưng tác động đến văn hóa nhóm là điều có thể làm được thơng qua việc gây ảnh hướng đến người đứng đầu hay các thành viên tích cực của nhóm để điều chỉnh các chuẩn mực nhóm và tạo ra các chuẩn mực nhóm mới. Nhóm chính là nơi mỗi sinh viên tham gia nhiều nhất và cũng là nơi sinh viên chịu ảnh hưởng nhất. Sự tham gia chính trị của sinh viên sẽ đóng góp vào sự thành cơng của một nền chính trị dân chủ và đó là một giá trị mà nhiều quốc gia dân tộc luôn hướng tới.
Vậy, VHCT của sinh viên là một tiểu VHCT của quốc gia, dân tộc. VHCT của sinh viên thể hiện thơng qua hành động chính trị của tập thể, của từng cá nhân sinh viên. VHCT của sinh viên phản ánh trình độ, năng lực và hành động chính trị của sinh viên đóng góp vào sự nghiệp phát triển đi lên của xã hội.