Ý thức chính trị, thực tiễn chính trị và nhân cách của chủ thể chính trị, cả ba vấn đề cơ bản đó đều liên quan đến VHCT, đều là sự thể hiện một trình độ văn hố nhất định của một xã hội. Vấn đề cịn lại ở chỗ các lực lượng xã hội, các giai cấp thống trị sử dụng các giá trị văn hố đó như thế nào. Ở đây, vai trò của VHCT ngày càng được khẳng định như là các yếu tố quan trọng góp phần vào thúc đẩy sự phát triển của đất nước, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Muốn giải quyết tốt những vấn đề chính trị cần phải có tư duy chính trị đúng, có nền tảng tinh thần trong sạch và vững chắc và truyền thống văn hoá tốt đẹp. Những yếu tố cơ bản đó phải được ln ln chú ý trong hoạt động chính trị, phải làm cho các giá trị văn hoá từ các yếu tố đó in dấu ấn vào chế độ chính trị. Điều đó cũng có nghĩa là đổi mới, hội nhập, phát triển phải gắn với các giá trị văn hoá và phải định hướng chính trị bằng cách nâng cao trình độ VHCT, văn hố dân chủ cho quần chúng nhân dân. Có thể nói rằng: khi
nào đường lối chính trị biết dựa trên nền tảng văn hoá tinh thần phù hợp với truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phản ánh đúng khát vọng chính trị theo lý tưởng thẩm mỹ xã hội tiên tiến, tạo thành niềm tin chính trị, từ đó, chính văn hóa chính trị cá nhân sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội phát triển và sự ổn định chính trị mới có một cơ sở, một tiền đề vững chắc. VHCT của sinh viên góp một phần quan trọng trong việc thể hiện vai trị đó.
- VHCT của sinh viên góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội.
VHCT là một bộ phận, một phương diện của văn hóa trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Vì VHCT là một bộ phận của đời sống xã hội nên VHCT góp phần điều chỉnh quan hệ xã hội. Sinh viên hành động chính trị có văn hóa sẽ góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước, ngược lại, sẽ làm mối quan hệ giữa sinh viên và nhà nước, giữa sinh viên và nhà trường, giữa sinh viên với tổ chức Đồn... có thể có xung đột, ảnh hưởng đến tình hình chính trị đất nước. Hành động chính trị của sinh viên trong trường học biểu hiện rõ nét nhất ở các hoạt động phong trào của Trường, của Đoàn Thanh niên tổ chức, dưới hình thức chủ yếu là vận động xã hội. C.Mác cho rằng: “Đừng nói rằng vận động xã hội loại trừ vận động chính trị. Khơng bao giờ có một cuộc vận động chính trị mà khơng đồng thời là vận động xã hội” [47, tr.256]. VHCT của sinh viên đạt tới một trình độ nhất định sẽ đóng góp rất hữu hiệu vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng tích cực hơn, đảm bảo đem lại cơng bằng, bình đẳng cho con người. Ngược lại, sẽ làm cho các quan hệ xã hội trở nên căng thẳng, phức tạp hơn.
Một trong những đặc điểm VHCT trong sinh viên là có niềm tin, lý tưởng chính trị trong sáng. Để niềm tin, lý tưởng đó trở thành hành động cần có mơi trường, điều kiện thực hiện. Điều đó địi hỏi thể chế chính trị, thiết chế chính trị và chủ thể chính trị phải tạo điều kiện sinh viên tham gia hoạt động chính trị - xã hội một cách chính quy, thường xuyên, liên tục.
- VHCT của sinh viên góp phần đẩy mạnh q trình xã hội hóa chính trị. Lênin nhấn mạnh: “Quần chúng có hàng triệu, mà chính trị thì bắt đầu ở
nơi nào có hàng triệu người; khơng phải ở nơi có hàng nghìn người, mà ở đâu có hàng triệu người thì ở đó mới có một chính trị nghiêm túc” [44, tr.20]. VHCT đạt tới trình độ cao nhất khi cá nhân tham gia một cách tích cực, tự giác, sáng tạo với động cơ trong sáng vào đời sống chính trị đất nước. Hoạt động chính trị có vai trị thúc đẩy trở lại q trình phát triển kinh tế đất nước, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Sự thâm nhập của VHCT vào trong sinh viên sẽ làm nảy sinh ở họ nhu cầu và khả năng tham gia tích cực vào các q trình chính trị như: hiện thực hóa nhiệm vụ chính trị của sinh viên; tham gia bầu cử; đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, Nhà nước... Nhờ đó thúc đẩy q trình xã hội hóa chính trị mang tính tích cực, tự giác cao, góp phần hồn thành thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong mỗi đời người, sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình, sơi nổi ở thời “trai trẻ” rất sung. Hoạt động chính trị chân chính là hoạt động địi hỏi tính tích cực, sáng tạo cao, vì vậy các chủ thể chính trị đương thời khơng được bỏ qua vai trị chính trị của lực lượng trẻ trong sinh viên hiện nay.
- VHCT của sinh viên góp phần quan trọng trong q trình tiếp biến chính trị CNXH ở Việt Nam.
Sinh viên là lớp người giữ vai trị quan trọng trong cơng cuộc kế tục sự nghiệp cách mạng nước nhà, họ là chủ nhân tương lai của đất nước, ý thức, thái độ, hành động chính trị có văn hóa của sinh viên hơm nay góp phần rèn luyện, đào tạo những nhà chính trị tương lai của đất nước. Việt Nam là nước đi theo chế độ XHCN, VHCT Việt nam là VHCT dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, VHCT truyền thống của sinh viên Việt Nam thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn; hăng hái lên đường “tòng quân đánh giặc”; nhiệt tình tham gia phong trào cách mạng; tinh thần hy sinh thân mình vì nghĩa lớn;... VHCT thời hiện đại của sinh viên Việt Nam thể hiện ở tri thức chính trị, niềm tin, lý tưởng, bản lĩnh và hành động chính trị cách mạng, hồn thành
thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước bối cảnh hội nhập, giao lưu quốc tế theo quy luật thị trường. Với ý nghĩa đó, VHCT của sinh viên giữ vai trị quan trọng trong q trình tiếp biến chính trị XHCN ở Việt Nam.