- Rất nhạy cảm với các vấn đề chính trịxã hội, đơi khi cực đoan nếu
3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế
Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của Đảng, chính quyền, đồn thể và nhà trường đối với công tác giáo dục, rèn luyện phẩm chất, năng lực chính trị của sinh viên.
Trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường công tác sinh viên, đặc biệt là giáo dục niềm tin chính trị và lý tưởng cách mạng nhằm hình thành lớp người "có lý tưởng cao đẹp", "sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lịng u nước và tinh thần quốc tế chân chính", biết "ni dưỡng hồi bão lớn", "tự cường dân tộc” là yêu cầu cấp thiết. Văn kiện Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động; giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo về Tổ quốc" [19, tr.119-120].
Trước tiên, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội và nhà trường cần nhận thức sâu sắc về văn hóa chính trị của sinh viên và vai trị của nó đối với sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước để từ đó có sự tơn trọng và quan tâm đúng mức đến sinh viên.
Hồ Chí Minh đã từng căn dặn:
Giáo dục là nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta. Do đó các ngành, cấc cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới [56, tr.402 - 404]. Sinh viên cao đẳng Quảng Nam là một bộ phận của lao động trí tuệ Quảng Nam, Việt Nam trong tương lai, nguồn bổ sung lực lượng cách mạng trẻ, rất cần có sự quan tâm giáo dục, rèn luyện những phẩm chất chính trị cần thiết ngay khi cịn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội và nhà trường cần thấy được văn hóa chính trị của sinh viên hơm nay là hình ảnh của VHCT của Quảng Nam, Việt Nam trong tương lai. Những biểu hiện, thái độ, hành động chính trị của sinh viên hiện tại phải được nhìn nhận thơng qua biểu hiện, thái độ, hành động học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của sinh viên theo kiểu “hai trong một” bởi thời đại ngày nay đã khác so với thời trước nên cách đánh giá, phương thức giáo dục, rèn luyện cũng phải khác. Thái độ, hành động học tập tích cực ngồi việc mang lại cơ hội việc làm cho sinh viên, đồng thời cũng sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế vùng đất Quảng Nam nói riêng, cả nước nói chung. Hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh vừa đem lại sức khỏe vừa đảm bảo mơi trường văn hóa - xã hội an lành. Hoạt động đồn thể, phong trào của sinh viên là mơi trường thuận lợi để họ làm quen với nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng... Do đó, mọi hoạt động dạy học, phong trào của nhà trường cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội địa phương chứ khơng chỉ là của riêng trường học, hay
của riêng hội, đoàn thể nào. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội cần phối hợp xây dựng chương trình hành động gắn kết Đảng, Nhà nước với sinh viên thông qua nhiều hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, sâu sắc hơn. Sinh viên rất cần sự quan tâm động viên, cổ vũ của các cấp, các ngành, đặc biệt ở lãnh đạo, ở các thế hệ người đi trước.
Về phía cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội Quảng Nam cần có sự đầu tư, quan tâm đúng mức hơn đối với sinh viên. Hoạt động của các tổ chức này phải có chương trình, thời gian làm việc, tiếp xúc với sinh viên, để qua đó thơng tin về tình hình chính trị - xã hội, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất của sinh viên. Nguồn thông tin hai chiều giữa Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và sinh viên sẽ tạo cơ sở để hai bên hiểu biết về nhau, đóng góp ý kiến cho nhau để cả hai cùng hồn thiện. Mặt khác, thơng qua q trình giao lưu, tiếp xúc, hình ảnh về Đảng, Nhà nước, về người cộng sản mới có thể đi vào tâm trí của sinh viên để các em có ước mơ, hồi bão phấn đấu trở thành Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, trở thành cơng dân kiểu mẫu, đóng góp vào cơng cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.
Về phía nhà trường: Cấp ủy Đảng, chính quyền nhà trường phải thực hiện đúng chủ trương, chính sách giáo dục đại học theo hướng toàn diện mà Đảng, Nhà nước quy định. Theo đó, sản phẩm giáo dục mà các trường tạo ra phải đảm bảo có chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, có sức khỏe dồi dào và có lý tưởng cao đẹp. Những tình trạng thương mại hóa giáo dục - đào tạo, lệch chuẩn trong hoạt động dạy học phải được chấn chỉnh kịp thời, theo đó nhà trường cần phải thực hiện nghiêm túc những vấn đề: Nâng cao nhận thức trong tồn đội ngũ giảng viên, cán bộ cơng chức nhà trường về tầm quan trọng việc giáo dục tồn diện cả đức, trí, thể, mỹ trong sinh viên. Mỗi cán bộ, giảng viên ngồi việc giỏi chun mơn, nghiệp vụ, phải thực sự là tấm gương mẫu mực về phẩm chất, đạo đức, lối sống để sinh viên học tập và làm theo. Không nên tổ chức lớp
học ghép với hàng trăm sinh viên trong một lớp để giảng dạy lý luận chính trị mà nên tổ chức lớp học đơn để sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Ưu tiên phịng học rộng, bố trí phương tiện nghe nhìn hiện đại để tổ chức thảo luận, tọa đàm... cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa, đi thực tế... để tăng độ cuốn hút sinh viên u thích mơn học chính trị và tham gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị - xã hội.
Kiện tồn cơng tác cán bộ Đồn, cán bộ quản lý sinh viên. Hiện tại, cán bộ Đoàn, cán bộ quản lý sinh viên ở các trường cịn mỏng. Sở dĩ có tình trạng này do tác động của cơ chế thị trường, các trường không thể chi quá mức cho những hoạt động này trong “túi tài chính” thu được từ nguồn học phí của sinh viên. Hơn nữa, về mặt xã hội, hiện tại những người làm cơng tác Đồn, quản lý sinh viên rất vất vả nhưng ít được ghi nhận cơng lao của họ, khiến cho cơng tác tuyển chọn những người có năng lực vào làm cơng tác này gặp khơng ít khó khăn. Do vậy, để có được đội ngũ cán bộ Đồn, cán bộ quản lý sinh viên có đủ năng lực hoạt động, tỉnh Quảng Nam cần có chế độ, chính sách ưu đãi thêm cho đối tượng này. Việc định hướng giá trị con người mới xã hội chủ nghĩa khơng thể khơng có sự đầu tư của Đảng, Nhà nước XHCN, do vậy tỉnh Quảng Nam cần dành một tỷ lệ % nhất định trong quỹ ngân sách để chi cho hoạt động nâng cao VHCT sinh viên.
Thứ hai, gắn kết giữa nâng cao tri thức với xây dựng các quan hệ chính trị - xã hội lành mạnh, gắn đào tạo với sử dụng lao động góp phần hình thành động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên.
Khi người học đi học vì sức hấp dẫn, lơi cuốn của bản thân tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo và những phương pháp giành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ấy thì người học sẽ có thái độ, hành động học tập tích cực để nâng cao trí thức. Hình thức này của động cơ học tập được gọi là động cơ hoàn thiện tri thức. Khi người học đi học vì sự hấp dẫn, lơi cuốn của một cái khác ngồi các tri thức khoa học và các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, nhưng cái khác đó lại chỉ có thể đạt được trong điều kiện người học chiếm lĩnh được các tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo. Ví dụ như là việc làm, sự khâm phục của bạn bè, sự hài lòng của cha mẹ, địa vị xã hội... thì cái hiện thân ở đối tượng học tập là những mối quan hệ xã hội của cá nhân, nên hình thức này của động cơ học tập được gọi là quan hệ xã hội. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hồn thiện tri thức thường khơng chứa những xung đột bên trong. Ở đây có thể xuất hiện những trở ngại từ bên ngồi địi hỏi nỗ lực ý chí để đạt nguyện vọng nảy sinh chứ khơng phải đấu tranh với chính mình. Một thực tế rất dễ nhận thấy, những sinh viên có động cơ hồn thiện tri thức, thường có tinh thần, thái độ, ý thức học tập rất cao, phương pháp học chủ yếu là “tự học”, tính độc lập, tự chủ cao. Tình trạng tuyển dụng lao động theo kiểu chuộng bằng cấp không đi liền với kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống,... sẽ khiến sinh viên chỉ lo chạy đua với việc lấy “bằng cấp” để xin việc chứ ít lo học để có tri thức, kỹ năng, kỷ xảo phải được ngăn chặn kịp thời. Việc tồn tại cơ chế “xin - cho” trong tuyển dụng lao động, khiến cho người học chỉ chú trọng xây dựng các mối quan hệ xã hội, đặc biệt với người có chức vụ quyền hạn, thờ ơ với việc lĩnh hội tri thức khoa học phải giảm thiểu. Mặt trái của cơ chế thị trường làm cho sức mạnh của đồng tiền có ưu thế vượt trội, khiến cho sinh viên coi thường việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, có biểu hiện lờn luật, thiếu tôn trọng thầy cô... phải được chẩn chỉnh.
Như vậy, để đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng tương lai của Quảng Nam nói riêng, cả nước nói chung, cần phải có cơ chế, chính sách và những chủ trương đúng đắn, lành mạnh để người học hình thành và phát triển song hành cả hai động cơ: hoàn thiện tri thức khoa học và hình thành quan hệ xã hội tốt đẹp. Việc nâng cao trí thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt đẹp chỉ có ý nghĩa khi những tri thức, những phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt đẹp đó có đất “dụng võ”, mang lại ấm no, hạnh phúc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Việc gắn kết động lực tri thức và hình thành quan hệ xã hội tốt đẹp là trách nhiệm chung của tồn xã hội, khơng thể đỗ lỗi riêng mình ai, mà nó địi
hỏi bản thân sinh viên và cả gia đình, nhà trường và xã hội đều cộng đồng trách nhiệm. Bởi lẽ, sinh viên ở nhà gắn với cha mẹ, đến trường gắn với thầy cơ, ra ngồi gắn với xã hội. Để giáo dục, rèn luyện họ, cả gia đình, nhà trường và xã hội phải có phương pháp, nội dung, phương thức tác động đúng đắn và có quy chuẩn, có kiểm tra, quản lý, giám sát, đánh giá tồn diện. Trách nhiệm của sinh viên là gì; của gia đình đến đâu, nhà trường thế nào và xã hội ra sao? Mọi cái đều phải đưa vào văn bản Luật. Tổ chức, cá nhân nào thực hiện tốt thì được tuyên dương, khen thưởng; chấp hành khơng đúng phải phê bình, kiểm điểm, xử phạt.
Để hình thành ở sinh viên cả động cơ tri thức khoa học và hình thành quan hệ xã hội lành mạnh, tồn xã hội phải thiết kế chương trình học tập của sinh viên phù hợp, gắn kết giữa học với hành, lý luận với thực tiễn. Theo đó, nhà trường đảm nhận khâu trọng yếu là tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo; chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội đảm nhận khâu tạo mơi trường hoạt động chính trị thực tiễn; gia đình là “hậu phương vững chắc” về cung ứng nguồn vật chất và tinh thần; là cầu nối giữa sinh viên với nhà trường và xã hội. Cả ba đều là những nhà tổ chức, nhà quản lý, giám sát mọi hoạt động của sinh viên một cách bài bản, có khoa học và nghệ thuật. Có như vậy, mới tạo được lớp sinh viên ưu tú, bổ sung nguồn lao động có trí tuệ, có phẩm chất, đạo đức phục vụ nước nhà. Theo đó:
- Tỉnh Quảng Nam nên có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng nguồn lao động đã qua đào tạo. Thứ tự ưu tiên trong công tác tuyển dụng lao động, ngồi yếu tố chun mơn, chun ngành, kế đến phải quá trình rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống lúc trước đó. Làm được điều này sẽ tác động trở lại nhiều mặt: nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; củng cố, xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng trong sinh viên; tạo công bằng xã hội. Các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cần ưu tiên tuyển dụng đối với sinh viên là Đảng viên. Làm được điều này, sinh viên tự ý thức phải nâng cao VHCT bản thân sẽ gia tăng.
- Kiên quyết loại trừ cơ chế “xin - cho” trong công tác tuyển dụng lao động nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành lạnh, tạo cơ hội công bằng cho sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm kiếm việc làm. Tổ chức, cá nhân nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai quy định trong công tác tuyển dụng lao động phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
- Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Nam theo hướng gắn kết giữa nhà tuyển dụng, nhà trường và sinh viên tốt nghiệp ra trường đang xin việc làm. Có cơ chế ưu tiên giới thiệu việc làm cho những sinh viên có phẩm chất, năng lực, đạo đức tốt, đạt nhiều thành tích trong các hoạt động chính trị - xã hội. Hoạt động của Trung tâm không dừng lại ở thị trường Quảng Nam mà mở rộng ra các trung tâm, khu cơng nghiệp cả nước và nước ngồi để tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho sinh viên tốt nghiệp.
Thứ ba, làm tốt công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong việc giáo dục, rèn luyện và quản lý sinh viên.
Thái độ, hành động chính trị của sinh viên có ảnh hưởng nhiều từ kỷ cương, nề nếp của “người lớn”. Những biểu hiện của tệ quan liêu, tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ làm cho sinh viên có tư tưởng dao động, hồi nghi, thờ ơ với chính trị, ít hoặc ngại quan tâm đến hoạt động của chính quyền. Thực tế đó địi hỏi cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải không ngừng tu dưỡng đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực công tác thật tốt hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu, ước vọng của sinh viên. Một khi sinh viên đã tin, đã yêu Đảng, chính quyền, chế độ, chắc chắn khơng có một trở ngại nào cho những hành động tích cực của họ trong sự nghiệp chung. Theo đó, tỉnh Quảng Nam cần chú trọng: Đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu và hiệu quả thiết thực, khơng nên làm theo kiểu khởi động cho có, đánh trống bỏ dùi, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng hoạt động của Đảng. Tỉnh Quảng Nam nên xây dựng một chương trình hành động về nâng cao văn hóa chính trị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay,
để qua đó cuốn hút những người có tâm – tầm – tài tham gia hoạt động chính trị tích cực hơn.
Giữa chính quyền địa phương và nhà trường cần tăng cường cơng tác quản lý sinh viên chặt chẽ hơn. Tính nghiêm minh của pháp luật thể hiện ở tính nghiêm minh của người thi hành luật pháp. Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm. Những tệ nạn trong sinh viên như cờ bạc, nghiện game, gian lận trong thi cử... phải được ngăn chặn và phát hiện kịp thời. Phải triệt tận gốc cả người tổ chức dịch vụ và người tham gia dịch vụ. Nên nghiên cứu kỹ cách nhìn nhận, đánh giá văn hóa cơng sở, văn hóa địa phương theo hướng mở. Tức trong điều kiện cơ chế thị trường, hội nhập, giao lưu quốc tế,