- Rất nhạy cảm với các vấn đề chính trịxã hội, đơi khi cực đoan nếu
3.2.3. Nhóm giải pháp từ bản thân sinh viên
Sinh viên là những người đủ từ 18 tuổi trở lên, về mặt pháp lý, họ tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọ giá trị, hành vi, ứng xử và lối sống của mình. Để thu hút tầng lớp sinh viên đóng góp sức mình vào cơng cuộc xây dựng vào bảo vệ đất nước, cần phải đẩy mạnh tích cực hóa, cụ thể hóa nhiệm vụ chính trị của họ, để trên cơ sở đó có phương án, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực thi có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Muốn vậy cần:
Thứ nhất, cần nâng cao năng lực học tập, kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có một nghịch lý rất khó lý giải: Người Việt Nam thi các giải quốc tế (toán, vật lý, cờ vua, robotcom...) đều được đánh giá rất cao, thế nhưng lại chưa thành đạt nhiều trong công việc. Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc quốc tế - điều mà nhiều nước trong khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động Việt Nam thì chắc chắn chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Rõ ràng có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất kinh doanh. Việc nâng cao năng lực học tập để nắm vững tri thức khoa học, kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới tác động của kinh tế thị trường, giao lưu, hội nhập quốc tế là cần thiết.
Mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” mà UNESCO đề xướng thì các trường học của chúng ta hiện đang nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO mà thôi. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng. Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ lơgic) chỉ chiếm 15%. Chúng ta bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, thế mà
chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Trong khi: “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối
thủ”. Rõ ràng muốn tăng cường năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải
học nhanh mà phải học đúng. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Kỹ năng nào là cần thiết
cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”.
Kỹ năng là khả năng thực hiện một cơng việc nhất định, trong một hồn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng nghề nghiệp (các kỹ năng kỹ thuật cụ thể như hàn, tiện, đánh máy, lái xe, lãnh đạo, quản lý, giám sát…) và kỹ năng sống (các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư duy, giải quyết xung đột, hợp tác, chia sẻ…). Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng cần phải có. Theo đó các nước phát triển họ đã bỏ cơng đầu tư rất nhiều cho xây dựng kỹ năng trong giáo dục - đào tạo: Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành cơng trong công việc. Cuốn sách “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002) của Hội đồng Kinh doanh Úc và Phịng thương mại và cơng nghiệp Úc chỉ rõ: Kỹ năng hành nghề là các kỹ năng cần thiết không chỉ để
có được việc làm mà cịn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức bao
gồm có 8 kỹ năng. Bộ Phát triển nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 bao gồm 6 kỹ năng. Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng của Anh chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo dục nâng cao, kỹ năng, khoa học và đổi mới đưa ra chương trình đào tạo
với 6 kỹ năng. Cục phát triển lao động WDA, Singapore đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS gồm 10 kỹ năng…
Ở Việt Nam, các kỹ năng chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộc sống. Nền giáo dục của chúng ta vẫn đang dựa trên một giả định “người ta biết thì người ta sẽ làm được”. Và vì vậy sinh viên vẫn bị nhồi nhét thật nhiều kiến thức hòng làm được việc khi ra trường. Nhưng thực tế từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi ra trường biết nhiều kiến thức nhưng lại khơng có khả năng làm việc cụ thể. Vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng mềm”.
Học hỏi kinh nghiệm từ các nước công nghiệp tiên tiến, nhà nước cần phải xây dựng một chương trình quốc gia về kỹ năng mềm, thành lập một cơ quan chuyên trách xây dựng hệ thống kỹ năng, đào tạo và giám sát chất lượng năng lực của lực lượng lao động. Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức thì nguồn vốn con người là quan trọng nhất, “khơng thể giải quyết vấn đề mới bằng chuẩn mực cũ”, không thể ngồi hô hào về cải cách giáo dục mà phải có biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực của mỗi người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế Việt Nam, có lẽ 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:
1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn).
2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding).
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills). 4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills). 5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills).
7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills). 8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). 9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork).
10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).
Như vậy ngồi những kiến thức chun mơn, sinh viên cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để sau khi ra trường đảm bảo có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thơng qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mười kỹ năng mềm thiết yếu trên là sự cụ thể hóa chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo theo hướng tích cực hố, cụ thể hóa nhiệm vụ chính trị của sinh viên trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Nó khơng những giúp sinh viên sau này khi tham gia thị trường lao động có khả năng nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà cịn giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạch cuộc sống ở gia đình, ngồi xã hội, tại cơng sở, nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống và văn hóa xã hội, góp phần thay đổi diện mạo con người Việt Nam.
So với các thế thệ trước, nhìn chung sinh viên hiện nay được trang bị một nền học vấn cao hơn và toàn diện hơn. Một số trường như Cao đẳng Điện lực miền Trung, Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam... đã đưa vào giảng dạy một số môn học kỹ năng. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của thế giới, so với yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong bối cảnh thời đại đang chuyển sang nền kinh tế tri thức thì trình độ học vấn của sinh viên cao đẳng chưa phải ở thứ bậc cao. Do vậy, sinh viên cao đẳng Quảng Nam phải nỗ lực phấn đấu học tập nhiều hơn nữa để nâng cao trình độ học vấn; trau dồi kỹ năng sống để có sức đề kháng, ngăn ngừa, đề phịng các căn bệnh xã hội thẩm thấu vào mình.
Thứ hai, nâng cao năng lực hội nhập với xã hội và với thế giới.
Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mặc dù những định hướng về một xã hội tương lai tốt đẹp đã sớm hình thành trong
học sinh, sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ, bên cạnh những mặt tích cực của một xã hội có chế độ chính trị ổn định, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có nhiều chuyển biến theo hướng phát triển đi lên, thì mặt trái của cơ chế thị trường, của quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế cũng đã gây ra khơng ít xáo trộn về những giá trị truyền thống với hiện đại, về giàu - nghèo, tốt - xấu... khiến cho sinh viên hoang mang, dao động về tư tưởng, niềm tin, lý tưởng cách mạng. Đứng trước bối cảnh đó, xã hội đặt ra yêu cầu mới đối với sinh viên phải tự nâng cao năng lực hội nhập với xã hội và thế giới để bước vào đời sống với tư cách của một cơng dân chính trị, hồn thành tốt nhiệm vụ của mình đối với xã hội.
Hội nhập là phải cạnh tranh, khơng đề cao tính cạnh tranh khơng thể nói đến hội nhập. Vấn đề hội nhập liên quan rất lớn đến năng lực cạnh tranh. Nếu xác định năng lực hội nhập khơng có sự cạnh tranh là sai về phương pháp. Bản thân sinh viên cần năng cao khả năng cạnh tranh của mình với các sinh viên khác trong địa phương, cả nước và quốc tế. Bản thân sinh viên cần luôn đối chiếu những chỉ số xếp hạng của mình về tất cả các mặt rèn luyện, học tập trong nhà trường. Có thể lấy chính những tiêu chí thi đua của nhà trường hay Đoàn thanh niên làm mục tiêu rèn luyện của mình. Ví dụ 5 tiêu chí thi đua “học tập tốt, đạo đức tốt, rèn luyện tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt” mà Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đưa ra. Thứ hạng sẽ cho mọi người thấy những điểm mạnh yếu cụ thể. Tự mỗi sinh viên phải tìm ra ngun nhân của vị trí xếp hạng đó để có phương hướng phấn đấu tốt hơn. Việc xếp hạng phải khách quan. Để chỉ số hội nhập có chất lượng và chính xác hơn, cần bám sát những tiêu chí then chốt trong hội nhập. Đó là những chỉ số liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, chuẩn mực đạo đức mới, sự quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội của địa phương và cả nước, sự tham gia các phong trào thi đua chung trong sinh viên, kỹ năng mềm...Theo đó, sinh viên tốt nghiệp ra trường phải đảm bảo:
(2) Có khả năng cạnh tranh ở thị trường lao động cả trong và ngoài nước. (3) Có lý tưởng, lối sống trong sáng, lành mạnh, gắn kết giữa quyền và trách nhiệm, lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, dân tộc.
(4) Biết giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Quảng Nam nói riêng do được trang bị tri thức lý luận chính trị dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam nên hầu hết đều có niềm tin vào chế độ, lý tưởng cộng sản, tuy nhiên, hạn chế của sinh viên là khả năng hội nhập với xã hội và quốc tề cịn rất hạn chế bởi tình trạng phổ biến rơi vào dạng thiếu tri thức thực tiễn, chưa gắn kết giữa lý luận với thực tiễn, học không đi đôi với hành. Do vậy, sinh viên cần phải chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng thực hành nhiều hơn. Thôi kiểu học, cách học để lấy “bằng, chứng chỉ” vì những cái ấy chỉ là “tờ giấy” thì chẳng doanh nghiệp nào, cá nhân nào dám nhận về để phải tốn chi phí kinh doanh cho những món “hàng dỏm”, trong khi thị trường khơng thiếu “hàng xịn”.
Sinh viên Quảng Nam cần tôn trọng sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nâng cao năng lực hội nhập xã hội và quốc tế. Về phía gia đình, người lớn phải hướng dẫn, chủ yếu là “nâng cánh ước mơ” cho con em mình để họ chủ động tìm cách hịa nhập với xã hội sớm hơn; hãy để các em quen dần với tính tự lập. Bản thân sinh viên phải biết tự vun đắp những ước mơ, định hướng những giá trị đúng đắn cho mình. Các em phải gắn kết các loại hoạt động trong trường, học chữ đi đôi với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống; tiếp cận nhiều hơn với các hoạt động thực tiễn, đó là cơ hội trải nghiệm cuộc đời, tham gia đời sống chính trị - xã hội một cách thiết thực, thường xuyên. Cần chủ động tham gia các loại hình sinh hoạt chính trị, sinh hoạt cộng đồng mang tính dân chủ, cơng khai trong nhà trường, xã hội để có điều kiện tiếp xúc mơi trường bên ngồi, qua đó nâng cao năng lực hội nhập xã hội và quốc tế. Có như vậy bản thân sinh viên mới đủ
hành trang về tri thức lẫn kỹ năng, kinh nghiệm để tham gia mọi hoạt động xã hội với tinh thần, trách nhiệm cao hơn.
Tóm lại: Việc đầu tư, quan tâm nâng cao VHCT của sinh viên Quảng Nam hơm nay có ý nghĩa đầu tư trực tiếp cho sự phát triển Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung trong tương lai. Những giải pháp nêu trên có mối quan hệ tác động biện chứng qua lại lẫn nhau, cần phải được tiến hành đồng bộ. Tuy nhiên, trước và trên hết, về phía Đảng, chính quyền Quảng Nam phải đánh giá đúng vị trí, tầm quan trọng của VHCT nói chung và VHCT trong sinh viên nói riêng để có sự quan tâm, đầu tư đúng mức hơn. Dưới tác động của kinh tế thị trường, mọi hoạt động đầu tư đều quy về hiệu quả kinh tế, do vậy, việc đầu tư cho VHCT của sinh viên cũng phải tính đến hiệu quả kinh tế nhưng khơng thể tính theo kiểu chi phí đầu tư cho một sinh viên và kinh phí thu về từ sinh viên qua việc thu học phí, mà phải thấy sự đầu tư ở đây là đầu tư cho sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước, của một chế độ xã hội và hiệu quả kinh tế của nó chỉ có tương lai mới kiểm nghiệm thực tế. Tuy nhiên, điều chắc chắn là ở đâu có VHCT, ở đó trật tự, an tồn xã hội được đảm bảo, chế độ chính trị được giữ vững và phát triển. Do vậy, cả về phía Đảng, Nhà nước, nhà trường và gia đình đều phải chung vai gánh vác trách nhiệm bồi dưỡng, nâng cao VHCT cho sinh viên. Mặt khác, sinh viên là những công dân đã đủ tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi của mình, do đó, họ phải tự trang bị cho mình tri thức chính trị, năng lực chính trị, hành vi chính trị đúng đắn. Họ không thể đổ lỗi cho môi trường, cho nhà trường, gia đình hay xã hội về những hành vi thiếu văn hóa, mà bản thân họ phải tự học hỏi và nâng cao ý thức chính trị để vừa bảo vệ lợi ích chính đáng của mình vừa gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với cộng đồng, quê hương, đất nước.