Những biểu hiện tích cực và hạn chế trong văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở Quảng Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 58 - 76)

- Rất nhạy cảm với các vấn đề chính trịxã hội, đơi khi cực đoan nếu

2.2.2. Những biểu hiện tích cực và hạn chế trong văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở Quảng Nam hiện nay

của sinh viên các trường cao đẳng ở Quảng Nam hiện nay

Văn hóa chính trị của sinh viên thể hiện ở thái độ, hành vi chính trị của họ thơng qua q trình học tập, sinh hoạt tập thể, hoạt động phong trào và ý thức chấp hành pháp luật. Để phản ánh đúng thực trạng văn hóa chính trị của sinh viên, trên cơ sở những nhân tố ảnh hưởng đã phân tích ở trên, qua điều tra, khảo sát thực tế tình hình sinh viên các trường cao đẳng trên địa bàn Quảng Nam, có thể nhận xét như sau:

* Những biểu hiện tích cực

Sinh viên cao đẳng ở tỉnh Quảng Nam là một bộ phận ưu tú trong tầng lớp thanh niên Quảng Nam, họ đang tiếp tục theo học các chuyên ngành khoa học cụ thể để nâng cao tri thức với mong muốn đóng góp sức mình vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Dưới góc độ văn hóa hóa chính trị, chúng ta có thể thấy rõ những biểu hiện rất đáng trân trọng mà sinh viên cao đẳng ở Quảng Nam đạt được:

Về trình độ lý luận chính trị

Dưới tác động của cơ chế trị trường, mặt tích cực mà sinh viên học hỏi được đó là sự năng động, sáng tạo, nhạy bén trong mọi hoạt động từ việc lựa chọn trường học, ngành học, mơn học, thậm chí cả thầy dạy đến việc lựa chọn chỗ làm, việc làm... tất cả phải tuân theo quy luật thị trường. Hầu hết, sinh viên đều có nhận thức muốn tìm được chỗ đứng trong xã hội trước hết phải học hành tử tế, học đến nơi đến chốn, do vậy, có khơng ít sinh viên cố gắng chăm chỉ, siêng năng học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm hành trang bước vào đời sống của “người trưởng thành”. Số lượng sinh viên theo học các trường cao đẳng ở Quảng Nam ngày càng tăng. Năm học 2010 - 2011 có số lượng sinh viên cao nhất là 20.093 sinh viên (Bảng 1).

Nhìn chung, sinh viên các trường cao đẳng ở Quảng Nam đã đạt trình độ lý luận chính trị ở một mức độ nhất định. Những bài học chính trị về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam được sinh viên tiếp thu một cách chính thống ở trường học. Những sinh viên là Đồn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đều được học sáu chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị về: (1) Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; (2) Đảng Cộng sản Việt Nam - người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại; (3) Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay; (4) Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - trường học XHCN của thanh niên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên Việt Nam; (5) Đoàn viên phấn đấu trở thành lực lượng xung kích cách mạng, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; (6) Thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đây là những kiến thức nền tảng rất cần thiết để sinh viên có thể nhận thức và định hướng hành vi trong đời sống chính trị một cách chủ động, tích cực, tự giác. Qua khảo sát thực tế, 80% sinh viên cho rằng họ cần phải học lý luận chính trị - một tỷ lệ khá cao. Kết quả rèn luyện và kết quả học tập các mơn học lý luận chính trị nhìn chung đạt yêu cầu. Chẳng hạn, sinh viên trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam có tỷ lệ giỏi, khá trên 70% (Phụ lục 3). Sinh viên các trường khảo sát đều có kết quả rèn luyện cao từ khá trở lên, khơng có yếu (Phụ lục 2). Số sinh viên phải học lại các mơn lý luận chính trị khơng nhiều so với các môn học khác.

Về niềm tin, lý tưởng chính trị

Đa số sinh viên Quảng Nam có quan điểm lập trường chính trị vững vàng. Vào đầu các khóa học, năm học, sinh viên tham gia đầy đủ tuần sinh hoạt chính trị cơng dân do nhà trường tổ chức; định kỳ được thơng tin về tình

hình kinh tế - xã hội Quảng Nam, của cả nước, tình hình tư tưởng chính trị trong sinh viên được ổn định. Các hoạt động chính trị trong sinh viên diễn ra theo đúng kế hoạch, chương trình của Đảng, Đồn thể và chính quyền thiết kế.

Niềm tin của sinh viên vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới đất nước khá cao, tất cả sinh viên được khảo sát đều có niềm tin đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng (60% tin tưởng tuyệt đối). Qua số liệu điều tra, 90% sinh viên cho rằng họ tham gia sinh hoạt tổ chức Đoàn Thanh niên là để rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng; tỷ lệ sinh viên ủng hộ các nhiệm vụ cách mạng Việt Nam khá cao: giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - 92,5%; chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế - 89,5%; giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội - 84,5%; xây dựng, chỉnh đốn Đảng - 80%; chống nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa - 78,5%; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN - 74%... (Phụ lục 1). So với các cuộc điều tra khác, niềm tin, lý tưởng cách mạng được hình thành và củng cố trong sinh viên cao hơn nhiều so với những thanh niên cùng trang lứa.

Khi được hỏi về mẫu người lý tưởng mà sinh viên phấn đấu. Kết quả cho thấy hầu hết các em cũng đã lựa chọn các tiêu chí về năng lực, phẩm chất cần thiết của một người thể hiện tài năng, đức độ như phải có trình độ học vấn cao; năng động, tháo vát, nhạy bén - 85%; có lương tâm, trách nhiệm - 75%; khiêm tốn, giản dị, trong sạch - 65%... Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là về các tiêu chí: địa vị xã hội cao; đồn kết, hợp tác, có tinh thần cộng đồng; nhân ái, khoan dung; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì sinh viên lựa chọn cịn thấp - 15% (Phụ lục 1).

Được hưởng chính sách của Nhà nước cho sinh viên nghèo vay vốn học tập, nhiều em đã có cơ hội tiếp tục học tập rất biết ơn Đảng, Nhà nước, có thêm niềm tin vào Đảng, vào chế độ. Một số sinh viên nghèo vượt khó, đạt thành tích cao trong học tập cũng đã nhận được các xuất học bổng, những phần quà từ phía các nhà tài trợ, các tổ chức đồn thể xã hội. Khi được hỏi về tính ưu việt của chính sách giáo dục Việt Nam, đa số các em cho rằng Đảng ta

đúng khi xác định: giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục con người mang tính tồn diện; thực hiện xã hội hóa giáo dục... Tuy nhiên, cái mà sinh viên cần hơn nữa là sự quan tâm, đầu tư có hiệu quả hơn của tồn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đối với sinh viên cao đẳng, để các em có điều kiện, cơ hội học tập, rèn luyện, làm việc, đóng góp sức mình cho q hương, đất nước.

Về tham gia hoạt động chính tr ị - xã hội

Số đơng sinh viên Quảng Nam đều có hồi bão lập thân, lập nghiệp, đa số các em đều mong muốn mình trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Trong mỗi sinh viên, lịng u q hương, đất nước, tự tơn dân tộc, ý chí quyết tâm đẩy lùi đói nghèo, tụt hậu ngày một nâng cao. Sinh viên ngày càng quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề thời cuộc, đến tình hình chính trị - kinh tế - xã hội, đến những thành tựu của công cuộc đổi mới... Qua điều tra, 60% sinh viên trả lời mục đích, động cơ học tập chính là việc làm, 30% là kiến thức, 5% là để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài việc học kiến thức chuyên ngành, 100% sinh viên được hỏi đều trả lời là họ cần phải quan tâm đến những vấn đề mang tính thời sự và chính trị của đất nước (Phụ lục 1).

Biểu hiện rõ nét nhất là sinh viên các trường cao đẳng tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động chính trị - xã hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Chẳng hạn, sinh viên trường cao đẳng điện lực miền Trung, hàng năm đều thăm và tặng quà nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi, rằm Trung Thu tháng Tám âm lịch cho các em nhỏ tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật và trẻ lang thang cơ nhỡ ở Hội An; thăm và tặng quà cho người già cô đơn tại Hội chữ thập đỏ thành phố Hội An; tham gia các hoạt động do thành đoàn Hội An tổ chức như“Hội trại truyền thống”,“Ngày hội thanh niên tình nguyện”,

toạ đàm “Đảng với thanh niên - Thanh niên với Đảng”. Hơn 200 lượt sinh

viên của Trường đã tham gia giúp bà con nông dân gặt lúa, dọn vệ sinh mơi trường sau cơn bão số 6 năm 2009; qun góp 8 triệu đồng “chia sẻ cái lạnh

2011, sinh viên Đoàn trường này đã hiến 534 đơn vị máu và 4 sinh viên hiến máu sống tại bệnh viện Hội An. Năm 2009, xây dựng được cơng trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thôn A Chir, xã A Tiêng, Tây Giang, Quảng Nam với kinh phí đóng góp của cụm 3 trường là 43.000.000 đồng và 144 ngày công lao động. Năm học 2011 - 2012, đội sinh viên tình nguyện tổ chức dạy kèm cho 52 cháu tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và tàn tật tỉnh Quảng Nam; hoạt động hè tình nguyện tại xã Ch’ơm, huyện Tây Giang, Quảng Nam đã tặng 60 tập vở, sách giáo khoa lớp 1 - 12, quần áo và 2 triệu đồng tiền mặt cho học sinh nghèo và 50 bóng đèn compact cho 2 trường học; hơn 100 sinh viên tham gia tình nguyện “tiếp xúc mùa thi” đã tận tình hướng dẫn các thí sinh về chỗ ăn ở, đi lại, tư vấn chọn ngành nghề dự thi... để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng dân chúng.

Tỷ lệ sinh viên tham gia vào tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng tăng. Năm học 2008 – 2009, có tỷ lệ cao nhất là 88% (phụ lục 4). Nhiều hoạt động phong trào do tỉnh Đoàn tổ chức đã được sinh viên các trường hưởng ứng tích cực. Phong trào “Tuổi trẻ Quảng Nam học tập và làm theo lời Bác” đã được sinh viên hưởng ứng bằng những việc làm thiết thực như: tham gia các lớp học chuyên đề về “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí, quan liêu”, “Sửa đổi lối làm việc”, “Nâng cao ý thức trách nhiệm hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Một số Đoàn trường đã xây dựng tủ sách “Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác”, “Sổ vàng làm theo lời Bác”... Thành tích của những tập thể, cá nhân đã được ghi nhận rất đáng trân trọng và phát huy, như phong trào của Đoàn trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam, trường cao đẳng công nghệ - kinh tế - thủy lợi miền Trung, Cao đẳng Điện lực miền Trung... Phong trào “Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” được sinh viên tham gia nhiệt tình với nhiều cơng trình có ý nghĩa thiết thực như làm đường giao thơng nơng thơn, bắt điện vào thơn xóm, xây nhà tình nghĩa... Phong trào “Vì nghĩa tình biên giới hải đảo”, “Vì Trường Sa thân yêu” cũng

được sinh viên rất quan tâm. Nổi bật nhất là phong trào “sinh viên tình nguyện” với nhiều chiến dịch ra quân rầm rộ, như “mùa hè xanh”, “hiến máu nhân đạo”, “tiếp sức mùa thi”... Có thể minh họa một trong rất nhiều hoạt động kể trên để thấy sự ảnh hưởng tích cực từ những phong trào này đến sinh viên và xã hội đó là “tiếp sức mùa thi”. Năm 2012, điểm mới trong chương trình tiếp sức mùa thi đại học - cao đẳng là trường Đại học Quảng Nam tổ chức ba chương trình miễn phí: ở trọ, gửi xe và suất ăn. 70 thành viên của Đội Thanh niên tình nguyện Đại học Quảng Nam đã huy động được hơn 30 chỗ trọ miễn phí xung quanh các điểm thi. Ký túc xá Đại học Quảng Nam với sức chứa hơn 1.400 người cũng được dành để phục vụ chỗ ở miễn phí cho thí sinh. Ngồi ra, cịn có hàng trăm chỗ trọ giá rẻ với giá dao động từ 10.000 - 20.000 đồng/người/ngày tại nhà dân. Thí sinh khi đến dự thi tại các điểm thi sẽ được giữ xe miễn phí. Huy động hỗ trợ từ các đơn vị, cá nhân hảo tâm tổ chức hàng trăm suất cơm miễn phí. Chùa Trường Thọ (phường Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ) ủng hộ 500 suất cơm cho thí sinh và người nhà. Chùa Hòa An ( phường An Xuân, thành phố Tam Kỳ) ủng hộ cơm miễn phí cho các tình nguyện viên. Đội tình nguyện của Đại học Quảng Nam phát hàng ngàn cẩm nang hỗ trợ cho thí sinh, tổ chức đội xe máy lưu động để đưa đón thí sinh... đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lịng dân chúng, góp phần tơ thắm những giá trị truyền thống cách mạng của người dân xứ Quảng.

Các trường cao đẳng đều tổ chức phong trào thi đua trong sinh viên nội trú, việc thực hiện tốt nội quy góp phần xây dựng ký túc xá “An tồn - kỷ cương - nề nếp”; thi đua xây dựng ký túc xá “xanh - sạch - đẹp”; xây dựng môi trường học tập qua phong trào tự học; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho sinh viên và phong trào tình nguyện hướng sinh viên vào những hoạt động cộng đồng, từ thiện.

Tác động của quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, thơng qua các phương tiện truyền thông hiện đại, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao mang tính chính trị - xã hội diễn ra sơi nổi với nội dung, quy mơ, hình thức

ngày càng phong phú, đa dạng, thu hút hàng ngàn lượt sinh viên tham dự. Nhiều sinh viên nhiệt tình, tự giác tham gia các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng, về Đảng, Đồn, về luật pháp... qua các kênh thơng tin báo, đài. Đây là cách khai thác tính cởi mở, hiện đại của sinh viên tham gia vào hoạt động chính trị khơng phải tốn nhiều nhân lực, của cải và thời gian cần được nhân rộng.

Thông qua hoạt động phong trào của sinh viên, có thể nhận thấy những đóng góp của sinh viên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ mơi trường là rất đáng trân trọng. Có những sinh viên con nhà nghèo, ăn chưa đủ no, sách vở chưa đủ học, biết rằng sau khi hiến máu nhân đạo sẽ mất nhiều sức nhưng vẫn vui vẻ tình nguyện tham gia. Mỗi năm, hàng ngàn đơn vị máu từ sinh viên các trường đã được hiến tặng cho các bệnh viện. Các em cảm thấy vui, hãnh diện khi làm được điều có ý nghĩa này. Có em học xa nhà nhưng vẫn đăng ký tham gia “mùa hè xanh” giúp đồng bào vùng sâu, vùng xa đắp mương, bắt điện, trồng rừng... xong việc mới về q nghỉ hè. Có em ngồi giờ học phải đi làm thêm để kiếm tiền ăn học vẫn tích cực tham gia dạy kèm miễn phí cho những trẻ em sống ở trại mồ côi. Các hoạt động này có tác dụng rõ rệt đối với việc giáo dục và rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng trong sinh viên. Tuy nhiên, do giới hạn về mặt kinh phí, về cán bộ chuyên trách nên hoạt động này chưa mang tính thường xuyên, chưa mở rộng đến mọi đối tượng trong sinh viên. Một bộ phận sinh viên cịn “đứng ngồi” tổ chức, chưa tham gia vào phong trào rất cần được vận động, giáo dục đưa vào

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 58 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w