Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường giáo dục

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 94 - 105)

- Rất nhạy cảm với các vấn đề chính trịxã hội, đơi khi cực đoan nếu

3.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường giáo dục

Thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên học tập, sinh hoạt, rèn luyện.

Hiện nay, tại các trường cao đẳng trên địa bàn Quảng Nam, công tác giáo dục, rèn luyện lý tưởng, đạo đức cách mạng cho sinh viên đang đặt trọng trách lên vai của hai tổ chức chính đó là phịng Cơng tác học sinh, sinh viên và Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các hoạt động giáo dục chính trị đầu khóa học, tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể thao, sinh hoạt giáo dục truyền thống cách mạng mang tính hình thức, đại trà như hiện nay là chưa đủ. Dưới tác động của môi trường xã hội hiện đại trong xu thế hội nhập, mở cửa, đòi hỏi những nhà tổ chức, quản lý phải đa dạng hóa các loại hình hoạt động, sử dụng đa công

cụ, phương tiện quản lý, giáo dục sinh viên theo hướng vừa kết hợp truyền thống với hiện đại, vừa đảm bảo tính dân tộc và thời đại. Theo đó cần phải quan tâm:

- Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin vào công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện sinh viên. Thông qua cơng nghệ thơng tin, Đồn Thanh niên, phịng Cơng tác học sinh, sinh viên nên giao quyền tự chủ cho sinh viên đăng ký, tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị - xã hội, các hoạt động phong trào theo định hướng, gợi ý của mình. Làm được điều này sinh viên sẽ nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng hơn nhiều so với cái mà ta chỉ định, áp đặt cho họ như kiểu hiện đang làm.

- Mở đường dây nóng để sinh viên cung cấp thông tin về những sinh viên có biểu hiện vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế, lệch lạc trong học tập, sinh hoạt để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh.

- Tạo diễn đàn sinh hoạt truyền thống văn hóa chính trị thơng qua chun đề mang tính chính trị - xã hội của vùng đất Quảng cần có sự góp bàn của sinh viên. Các cấp lãnh đạo chính quyền, nhà trường nên tham dự các buổi sinh hoạt này; có cơ cấu giải thưởng trong giao lưu, sinh hoạt, vừa động viên, khích lệ tinh thần, vừa sâu sát tình hình, diễn biến trong tư tưởng sinh viên.

- Việc tham gia hoạt động chính trị - xã hội của sinh viên nên có đánh giá trong hồ sơ sinh viên và xã hội cần có sự ghi nhận trong cơ chế tuyển dụng cán bộ, lao động; phát triển đảng...

Thứ hai, khai thác mặt tích cực của các phương tiện truyền thông hiện đại.

Trong các xã hội hiện đại, truyền thơng hiện đại chính là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất đến định hướng tư tưởng, lối sống và hành vi, ứng xử của con người, đặc biệt là sinh viên. Giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các phương tiện truyền thông hiện đại nhằm nâng cao VHCT của sinh viên trong thời gian đến là:

(1) Nâng cao trình độ, năng lực nhận thức của sinh viên từ truyền thông hiện đại. Đây là giải pháp cơ bản, lâu dài và có thể mang lại hiệu quả tích cực,

bền vững nhất. Tuy nhiên, đây cũng là giải pháp đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, kiên trì của gia đình, nhà trường và xã hội. Cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp này được xác lập trên cơ sở nhận thức sau đây:

Ngày nay, sinh viên có thể tiếp xúc với tất cả các loại thông tin trên internet và các phương tiện truyền thơng hiện đại. Vì vậy, mỗi sinh viên phải tự xây dựng cho mình năng lực thơng tin đủ để tự xử lý những thông tin mà họ tiếp nhận được, tự biết cách lựa chọn, tiếp thu những thông tin lành mạnh, hữu ích, tránh xa hoặc có khả năng phê phán những thông tin không lệch chuẩn, độc hại. Làm được điều này, sinh viên sẽ tạo dựng được khả năng thích ứng tốt với xã hội thông tin.

Nhằm giúp sinh viên có cách tiếp cận và tiếp thu ảnh hưởng từ internet và các phương tiện truyền thông hiện đại, các trường học, các tổ chức và người lớn cần trang bị cho sinh viên, hội viên, đoàn viên, con em của mình những tri thức và kỹ năng cần thiết khi tiếp cận với các phương tiện này. Tuyệt đối khơng thể dùng hình thức cấm đốn, áp đặt. Nên chăng gia đình tập các em có thói quen xem chương trình thời sự trong nước và quốc tế, xem phim tư liệu lịch sử… từ nhỏ, bằng hành động của chính mình, tức là người lớn trước hết cũng phải xem các chương trình đó, để rồi tập các em có thói quen xem theo. Về phía nhà trường, nên bố trí các phương tiện truyền hình, đài phát thanh nơi cơng cộng, khu ký túc xá… giúp các em có điều kiện nắm thơng tin; khuyến khích sinh viên tham gia cơng tác xây dựng chính quyền thơng qua các diễn đàn riêng cho sinh viên; tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về văn hóa chính trị Quảng Nam theo chủ đề, theo năm học, khóa học để thu hút sinh viên vào hoạt động chính trị - xã hội Quảng Nam nhiều hơn. Về phía các cơ quan thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nên quan tâm nhiều hơn đến khách hàng sinh viên trong cơ cấu chương trình, nội dung, phương thức truyền tin...

(2) Cần nâng cao trách nhiệm xã hội và đề cao chức năng giáo dục của

truyền thông đại chúng. Thông tin trên các phương tiện truyền thơng đại chúng

có sức lan tỏa rất nhanh và rộng lớn. Do vậy, cần đề cao trách nhiệm xã hội của các phương tiện này đối với việc tôn vinh, tuyên truyền, cổ vũ cho những giá trị tốt đẹp của chế độ XHCN, về đường lối, chủ trương chính sách của tỉnh Quảng Nam và của cả nước. Điều này đặt ra yêu cầu, đòi hỏi về năng lực, đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của người cung cấp thông tin tới việc định hướng, xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng trong tồn xã hội nói chung và sinh viên nói riêng. Mặt khác, địi hỏi công tác quản lý của Nhà nước về nội dung, phương thức truyền tin phải đảm bảo tính minh bạch, trung thực. Trước những thông tin xuyên tạc, phản ánh sai lệch bản chất chế độ, thực trạng xã hội, chính quyền địa phương cần phải có phương cách ứng xử linh hoạt, kịp thời để sinh viên hiểu thấu đáo,đặt niềm tin vào Đảng, Nhà nước mình.

Các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, truyền thống cách mạng cần đi vào thực chất hơn, cụ thể hơn, sát với từng đối tượng hơn. Mỗi đợt tổ chức cho sinh viên tham dự các cuộc thi tìm hiểu, điều mấu chót là phải làm sao cho người dự thi có được tri thức, rút ra ý nghĩa học tập thiết thực. Cách làm hiện nay rất hình thức, khơng hiệu quả, vừa vất vả cho Ban tổ chức và vừa tốn kém cho thí sinh và xã hội. Nhiều thí sinh dự thi chỉ chép bài của người khác chứ khơng tự tìm hiểu nên vừa mới nộp bài dự thi xong đã không nhớ câu hỏi dự thi chứ chưa nói đến câu trả lời. Do vậy, nội dung thi phải sát với từng đối tượng, phải được cụ thể hóa ở từng đơn vị, gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi người dự thi. Sinh viên Quảng Nam trước hết phải hiểu rõ về đất Quảng Nam.

Hiện tại các chương trình thời sự, các diễn đàn chính trị - xã hội trên các kênh Quảng Nam chưa thu hút, hấp dẫn đối với sinh viên. Vấn đề này cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn để thu hút sinh viên tiếp nhận kiến thức xã hội qua kênh chính thống này. Những nhân chứng, vật chứng văn hóa chính trị Quảng Nam cần được chú trọng tuyên truyền thường xuyên hơn, thiết thực và gần gũi với

sinh viên hơn. Quảng Nam chắc chắn không thiếu những nhà giáo, cán bộ, công dân, sinh viên ưu tú, chuẩn mực rất đáng và cần được tôn vinh kịp thời.

Thứ ba, xây dựng trường học theo tiêu chí “kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”.

K.Đ.Ushinski nhấn mạnh: “Trong việc giáo dục tất phải dựa trên nhân cách của nhà giáo dục, khơng có điều lệ và chương trình nào có thể thay thế nhân cách người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục”. Triết lý phương Đông cho rằng: Một hành động thiết thực có giá trị gấp hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền. Những phẩm chất đạo đức mình vì mọi người, lịng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức, thiện ý, đức hy sinh... là những phẩm chất đạo đức không thể thiếu đối với người làm công tác giáo dục. Người giảng viên phải là đại diện cho những chuẩn mực đạo đức của xã hội, hình tượng trực quan của những giá trị đạo đức tiêu biểu của thời đại. Đạo đức tốt đẹp là một trong những cơ sở đảm bảo uy tín cao của người giảng viên và có tác dụng quyết định đến việc hình thành nhân cách sinh viên. Vì vậy, địi hỏi người giảng viên phải khơng ngừng rèn luyện mình trở thành con người mẫu mực, có lý tưởng cao đẹp, lương tâm trong sáng, gây ấn tượng đẹp đẽ trong lòng người học và những người xung quanh.

Sản phẩm của nền giáo dục đại học Việt Nam phải phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước theo định hướng CNXH. Do vậy, xã hội yêu cầu cả người học lẫn người dạy phải hội đủ cả đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên, do nhiều nhân tố của mơi trường tác động nên trong q trình thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình, cả thầy - trị - nhà trường đã có những biểu hiện khiếm khuyết về tiêu chí này, phẩm chất nọ. Do vậy, để chấn chỉnh công tác giáo dục - đào tạo, xây dựng nhà trường với tiêu chí “kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”, cần chú trọng những giải pháp sau:

- Kiên quyết đưa ra khỏi bục giảng những giảng viên khơng đủ năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức, sức khỏe, có những biểu hiện, hành động tiêu cực, thối hóa, biến chất, làm “méo mó” hình ảnh nhà giáo.

- Kiên quyết buộc thơi học, đình chỉ học đối với sinh viên có thái độ, hành vi gian lận trong học tập, vi phạm pháp luật để đưa đi cải tạo, cảm hóa. Phải làm sạch mơi trường học tập để sinh viên có động cơ, ý thức, thái độ học tập, rèn luyện đúng đắn.

- Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo từ phía các cơ quan chức năng của Nhà nước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các trường trong việc giáo dục, rèn luyện sinh viên. Hiện nay tình trạng chất lượng đào tạo giữa các trường cịn chênh lệch lớn, trong khi căn bệnh “bằng cấp” chưa được chữa trị và ngăn chặn kịp thời. Do vậy, khâu kiểm định chất lượng gắn liền với chế tài xử lý vi phạm pháp luật phải đảm bảo tính răn đe và ngăn ngừa tái phát để làm lành mạnh hóa mơi trường giáo dục và xã hội.

- Nâng cao nhận thức của người làm công tác giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng của sản phẩm đào tạo do chính mình làm ra. Vì sự phát triển bền vững của đất nước khơng cho phép giáo dục tạo ra phế phẩm, vì vậy, người làm công tác giáo dục hơn ai hết phải hiểu thấu đáo, cặn kẽ việc đánh giá, xếp loại người học là cả một quy trình mang tính khách quan, khoa học, khơng thể làm tùy tiện, cảm tính, cá nhân... Khơng thể vì cả nể, quen biết hay vì thành tích... mà dễ dãi trong việc đánh giá chất lượng, trình độ, ý thức, thái độ của người học, dẫn đến tình trạng người học “ngồi nhầm chỗ”, “nhầm lớp”, “có bằng cấp nhưng khơng có nghề nghiệp”... khiến cho nhà giáo dục, nhà sản xuất, nhà quản lý đều phải khổ sở vì sản phẩm của giáo dục. Nếu ranh giới giữa học với không học không rõ ràng; tuyển dụng coi năng lực nghề nghiệp chưa phải là tiêu chí hàng đầu; sống giữ mình, sống có chuẩn mực lại khó sống; tình trạng học đối phó, copy, gian lận trong thi cử, kiểm tra càng ngày càng phổ biến... dẫn đến tâm lý bất mãn, chán nản, lười học tập, rèn luyện trong sinh viên. Để khắc phục tình trạng này, người làm cơng tác giáo dục phải cơng tâm, có lương tâm, trách nhiệm và tận tụy với nghề, để sản phẩm

mình đào tạo phải là những sinh viên có năng lực, có chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt đẹp.

- Hiện nay, quỹ học bổng đến với các trường cao đẳng rất hạn chế, trong khi đó sinh viên cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phần lớn là con em gia đình, vùng miền khó khăn, do vậy nên có sự ưu tiên, quan tâm của chính quyền địa phương và xã hội đến với đối tượng này. Tỉnh Quảng Nam nên trích thêm % ngân sách nhà nước và vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ cho sinh viên giỏi, sinh viên gia đình khó khăn có ý chí vượt khó vươn lên trong học tập nhiều hơn.

- Kiên quyết đấu tranh phòng, chống những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường. Muốn vậy, cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ những yêu cầu

sau: nhận thức đúng tầm quan trọng của cuộc đấu tranh phịng chống các biểu hiện tiêu cực trong mơi trường giáo dục; xác định đúng đắn quan điểm và thái độ đấu tranh đối với căn bệnh này một cách kiên quyết, liên tục, không hoang mang, dao động, bối rối mà cũng khơng làm nửa vời, chiếu lệ, hình thức; đánh giá đúng thực trạng và kết quả đấu tranh với những tiêu cực nảy sinh trong nhà trường, từ đó tìm ra những ngun nhân chính xác để có những biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả; triển khai đồng bộ chủ trương, biện pháp chống tiêu cực trong giáo dục... một cách thường xuyên, rộng khắp để tránh được các nguy cơ tha hoá, biến chất của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt; huy động sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, của các bậc phụ huynh kể cả của sinh viên trong việc giám sát, phát hiện những mầm mống tiêu cực để kịp thời khắc phục một cách hiệu quả.

Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên tức là chúng ta đã từng bước tạo lập và hồn thiện các điều kiện cần thiết để có một mơi trường giáo dục lành mạnh cho sinh viên tu dưỡng, trưởng thành.

Thứ tư, nâng cao chất lượng giảng viên là một trong những nhân tố bức bách quyết định việc nâng cao chất lượng dạy và học trong giáo dục đại học Quảng Nam hiện nay.

Để có thể phát triển được đội ngũ giảng viên, điều cần được xác định là xây dựng một bộ năng lực tối thiểu cần thiết cho giảng viên. Trên cơ sở bộ năng lực này, các cơ sở đào tạo xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ của mình bằng cách kết hợp các loại hình đào tạo khác nhau để phát triển đội ngũ: (1) Đào tạo dài hạn, chính quy (tiến sỹ, thạc sỹ), (2) Đào tạo và bồi dưỡng liên tục cho phù hợp với nhu cầu phát triển của từng trường, khoa; (3) Các giảng viên tự học tập và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực của bản thân; (4) Tạo ra các môi trường và điều kiện để giảng viên phát triển các năng lực của mình. Để phát triển năng lực giảng dạy, giảng viên cần xác định: (1) những đặc điểm chun mơn do mình phụ trách; (2) các phương pháp phù hợp với chun mơn đó; (3) các đặc tính, sở thích và khả năng của cá nhân với những phương pháp giảng dạy khác nhau; (4) những xu thế của thời đại trong học tập và phát triển; (5) công nghệ học tập, giáo dục, và đào tạo...

Trong việc phát triển các năng lực giảng dạy cho giảng viên, cần chú trọng đến các năng lực sau:

1. Xây dựng chương trình giảng dạy ở cấp độ môn học (viết một chương trình mơn học): (1) Xác định mục tiêu học tập của môn học và từng đơn vị học tập của sinh viên; (2) Xác định những nội dung phù hợp để đạt tới

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 94 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w