- Rất nhạy cảm với các vấn đề chính trịxã hội, đơi khi cực đoan nếu
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Nhìn chung, sinh viên cao đẳng Quảng Nam vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của sinh viên Việt Nam và những nét đặc thù của vùng đất Quảng: yêu quê hương, đất nước; năng động, sáng tạo; có tinh thần đồn kết, tính cố kết cộng đồng; ham học hỏi, giao lưu, tiếp xúc với bên ngồi; có ý chí tiến lên... Song, do tác động môi trường hết sức phức tạp mà bản thân sinh viên chưa thích nghi, chưa tự đề kháng các căn bệnh xã hội nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến thái độ, hành vi chính trị của sinh viên, như niềm tin, lý tưởng cách mạng chưa thật sâu sắc; ý thức chấp hành nội quy, quy chế học tập, sinh hoạt ở trường cịn hạn chế; có biểu hiện vi phạm pháp luật về nghiện game online, chơi cá độ, uống rượu bia; thiếu tri thức chính trị thực tiễn, thiếu thơng tin chính trị - xã hội... dẫn đến có nhận thức sai lầm về Đảng, về chế độ xã hội chủ nghĩa, về trường học, có hành động thiếu chuẩn mực... Để giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn về chính trị, góp phần nâng cao văn hóa chính trị của sinh viên cũng như của cả nước, cần quan tâm những vấn đề đặt ra sau đây:
Thứ nhất, công tác giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng trong
sinh viên chưa được coi là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị.
Sinh viên là một bộ phận ưu tú trong thanh niên, do vậy cơng tác sinh viên nói chung và giáo dục niềm tin, lý tưởng chính trị cho sinh viên nói riêng chưa được nhìn nhận dưới góc độ trách nhiệm trong sự vận hành đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Thực tế, ở đâu cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao thì ở đó cơng tác sinh viên và giáo dục niềm tin chính trị cho sinh viên có hiệu quả và ngược lại. Trước yêu cầu nhiệm vụ công tác giáo dục sinh viên hiện nay, rất cần được các cấp ủy, chính quyền,
đồn thể tiếp tục tin tưởng ở sinh viên, tạo điều kiện để họ rèn luyện, trưởng thành, cổ vũ sự hăng hái, nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao để tham gia vào thực hiện nhiệm vụ chính trị tại trường học và địa phương nơi sinh sống.
Công tác giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng trong sinh viên phải trở thành một bộ phận quan trọng trong các nghị quyết, trong chương trình cơng tác của cấp ủy Đảng, đồn thể, trong đó hạt nhân của cơng tác này là Đoàn Thanh niên.
Thứ hai, nội dung và phương thức giáo dục, rèn luyện văn hóa chính
trị cho sinh viên chưa được thực hiện một cách khoa học và phù hợp.
Những tiêu chí xây dựng và rèn luyện học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên mà Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Đồn Thanh niên quy định về yêu Tổ quốc, có niềm tin, lý tưởng cách mạng, có tri thức, có sức khỏe, có phẩm chất, đạo đức cách mạng,.. là những chuẩn mực cần thiết của sinh viên của một đất nước đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, để những tiêu chí đó đi vào cuộc sống, thì lộ trình, bước đi và giải pháp thực hiện cụ thể lại chưa được xây dựng một cách bài bản. Tri thức chính trị của sinh viên có thể hình thành thơng qua những giờ giảng trên lớp học, tại hội trường, hội nghị, còn niềm tin, lý tưởng chính trị phải gắn “nhịp đập của con tim”, của “hơi thở cuộc sống”. Vậy mà, cơng việc thiết kế nội dung giáo dục chính trị cho sinh viên lại chưa được xây dựng bắt nguồn từ nhu cầu, sở thích, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên; từ điều kiện, hoàn cảnh của đất nước và sự biến đổi của xu thế khách quan. Kiểu dạy kinh điển quá ôm đồm về nội dung như kiểu bắt trẻ em học thuộc lòng ca dao, tục ngữ... đã khơng cịn phù hợp với lứa tuổi sinh viên.
Nội dung, môi trường xã hội thay đổi, phương thức giáo dục lại chưa được thay đổi phù hợp. Ngày nay, phương thức giáo dục phải được chuyển tải bằng nhiều phương cách thông qua các phương tiện truyền thông theo hướng gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế, trong đó, chú trọng các phương thức tác động bằng trực quan sinh động phù hợp với tính
năng động, thiết thực của tuổi trẻ để hấp dẫn, lôi cuốn họ vào sinh hoạt, tham gia hoạt động chính trị tích cực.
Thứ ba, đội ngũ làm công tác giáo dục trong các trường học chưa
ngang tầm với nhiệm vụ cả về số lượng và chất lượng.
Công tác giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng cho sinh viên là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường, địi hỏi có sự chung tay góp sức của tồn thể đội ngũ giảng viên và cán bộ công nhân, viên chức ở các trường học, nơi sinh viên đang theo học. Thế nhưng, đội ngũ này ở các nhà trường chưa được chuẩn bị đầy đủ dẫn đến hệ quả: “Thầy chưa ra Thầy, Trò chưa ra Trò”, nhất là ở hệ thống trường tư thục. Qua khảo sát thực tế, trình độ VHCT của sinh viên phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giảng viên. Trường nào có đội ngũ làm cơng tác giáo dục sinh viên, giảng viên giảng dạy có ý thức, phẩm chất, đạo đức tốt, thì ở đó nề nếp, ý thức, đạo đức, tác phong của sinh viên cũng cao hơn so với những nơi mà đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý ít quan tâm cơng tác giáo dục tư tưởng, lý luận; có lối sống thực dụng; có thái độ, hành vi thiếu chuẩn mực.
Nghề đào tạo con người khơng cho phép tạo ra thứ phẩm, phế phẩm. Chính vì vậy người làm cơng tác giáo dục địi hỏi phải có nhân cách tốt, phải ln tự hồn thiện mình. Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 quy định các tiêu chuẩn đối với nhà giáo: có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng, là có căn cứ khoa học và đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, có những giảng viên giảng dạy ở các trường có tư tưởng hời hợt, lối sống thực dụng, làm ảnh hưởng tư tưởng, tâm lý sinh viên. Những trường hợp này chưa được xử lý nghiêm để đảm bảo môi trường sư phạm được trong sạch, lành mạnh. Hơn nữa, hầu như các trường cao đẳng đều ở tình trạng q tải: Trường, lớp khơng đủ chuẩn, Thầy phải dạy nhiều giờ, phải chạy sơ để có thu nhập thêm, lớp thường rất đông sinh viên, nhiều môn lại tổ chức theo kiểu học ghép lớp, nhất
là các môn đại cương thuộc khối kiến thức chung… chắc chắn không đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo.
Thứ tư, việc xây dựng niềm tin, lý tưởng chính trị cho sinh viên trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế còn lúng túng, bị động.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, việc xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng trong sinh viên chưa được xây dựng và tổ chức một cách khoa học và chủ động. Niềm tin, lý tưởng cách mạng chỉ được hình thành và phát triển vững chắc trên nền tảng tri thức khoa học và tình cảm cách mạng thông qua đời sống thực tiễn (giáo dục thông thường) và học vấn (giáo dục đại học). Đây là nhiệm vụ của tồn xã hội. Trong đó, việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử,... thuộc về trọng trách của gia đình và xã hội; nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học là lý luận chính trị thuộc về nhà trường. Dĩ nhiên cách phân chia này khơng mang tính tuyệt đối nhưng cần có sự lượng hóa và phân định trách nhiệm để có sự nhìn nhận, đánh giá hiệu quả cơng tác giáo dục mang tính tổng thể, toàn diện và cụ thể, làm căn cứ để vạch phương hướng, giải pháp thực hiện tốt hơn trong tương lai.
Nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH, đất nước vừa thoát khỏi nước kém phát triển năm 2010, còn đứng ở vị thế thấp so với các nước trên thế giới, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Do vậy, các thế lực thù địch thường moi móc những mặt yếu kém, tiêu cực, hạn chế trong chế độ ta, để tạo sự hoài nghi trong dư luận và đặc biệt là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình”. Do chưa chủ động (cả nội dung và phương pháp) trong giáo dục niềm tin cách mạng cho sinh viên, dẫn đến tình trạng một số sinh viên cịn thiếu niềm tin đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng XHCN, ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi của sinh viên. Tình hình này sẽ làm xã hội trở nên phức tạp hơn. Đây là một trong những thách thức lớn đối với hoạt động chung của công tác tư tưởng về xây dựng niềm tin, lý tưởng chính trị trong sinh viên.
Để khắc phục sự suy giảm về niềm tin, lý tưởng chính trị trong sinh viên, địi hỏi cơng tác giáo dục tư tưởng, lý luận của cả hệ thống chính trị, của
nhà trường phải xuất phát từ thực tiễn, sát thực thực tiễn. có như vậy mới củng cố và nâng cao niềm tin, lý tưởng cách mạng trong sinh viên.
Thứ năm, bản thân sinh viên chưa chủ động, tích cực, tự giác tự rèn
luyện phấn đấu nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị của mình.
Dưới tác động của cơ chế thị trường, của quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, sinh viên chưa tự nhận thức được việc mình được phép làm gì, khơng được phép làm gì, có những quyền lợi nào và trách nhiệm, nghĩa vụ ra sao... Sinh viên hay đổ lỗi do “hồn cảnh” mà khơng đối diện với thực tế để tự biết điều chỉnh mình phù hợp với hồn cảnh để có thể tham gia hoạt động chính trị - xã hội tự giác, tích cực nhất.
Sinh viên chưa tích cực rèn luyện, học hỏi để có đủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội. Đơn cử, việc tham gia bầu cử Đại hiểu HĐND các cấp, Ban chấp hành Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... sinh viên ít quan tâm tìm hiểu về các ứng cử viên, sử dụng quyền công dân thông qua lá phiếu của mình một cách hình thức, chiếu lệ. Sự bầu chọn có thể là sự bầu chọn của người khác. Hay như khi được mời tham gia ý kiến đóng góp giải quyết về những vấn đề nan giải, bức xúc trong xã hội thì các em cho là quá sức mình... Nhìn chung, ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm của sinh đối với hoạt động chính trị - xã hội có mặt cịn thấp.
Tóm lại, những vấn đề đặt ra trên đây yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện, góp phần nâng cao VHCT của sinh viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 3