Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa chính trị của sinh viên

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 40 - 44)

Nhìn từ góc độ nhóm xã hội, mơi trường xã hội, VHCT của sinh viên chịu ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản sau:

* Từ gia đình

Mọi sinh viên đều sinh ra và lớn lên trong gia đình. Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hóa, tiểu văn hóa này được xây dựng trên một nền tảng văn hóa chung, nhưng với những đặc thù riêng của từng gia đình nên những đứa trẻ tiếp nhận quan điểm giáo dục khơng giống nhau. Gia đình này quan niệm làm như thế này là đúng, như bắt con phải học để mai sau làm quan, muốn vậy phải sớm làm quen với các hoạt động chính trị, gia đình kia thì dạy con tránh xa các hoạt động chính trị mà hãy chú tâm vào việc học chuyên ngành để trở thành người giàu có. Như vậy, sinh viên đã được thừa hưởng những yếu tố về giai cấp, dân tộc, tơn giáo,... từ phía gia đình. Định hướng thái độ đối với quyền lực, với các quy tắc xã hội từ phía gia đình có thể được thực hiện một cách khơng chính thức và khơng có chủ đích nhưng có ảnh hưởng sâu sắc trong tâm trí sinh viên. Quan điểm chính trị của sinh viên tiếp thu từ gia đình khơng đơn thuần thơng qua những lời răn dạy bằng lời nói, mà có ảnh hưởng rất sâu sắc từ sự quan sát hành vi của những người thân trong gia đình. Đơi khi cái mà sinh viên học hỏi từ gia đình cịn nhiều hơn cái mà gia đình hình dung cho con em mình, đặc biệt là những người có quyền uy trong gia đình. Thành ngữ của Trung Quốc: “hổ phụ sinh hổ tử”; ở Việt Nam: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”... thể hiện khá rõ qua các thời đại. Thông thường các sinh viên là con em của gia đình có nhiều người hoạt động chính trị thì yếu tố di truyền “chính trị” trong sinh viên đó thường trội hơn so với các sinh viên là con của người dân lao động bình thường. Do vậy, ở chế độ xã hội nào mà có sự

gắn kết hài hịa giữa giáo dục gia đình với giáo dục ý thức cơng dân chắc chắn sẽ tạo ra lớp cơng dân chính trị tương lai tích cực, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chế độ đó ngày một đi lên.

* Từ nhà trường

Giáo dục chính trị là một trong những hoạt động có chủ đích của chủ thể cầm quyền đối với mọi đối tượng cầm quyền, trong đó có lực lượng sinh viên. Mục tiêu, phương thức, nội dung giáo dục như thế nào sẽ tạo ra sản phẩm giáo dục như thế ấy. Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, sản phẩm của giáo dục chính trị là những “cơng dân thần phục” - nhất nhất tuân lệnh triều đình; ở chế độ dân chủ tư sản, cho ra sản phẩm là “cơng dân tự do” - làm gì tùy thích trong khn khổ pháp luật khơng cấm; ở chế độ xã hội chủ nghĩa, sản phẩm hình thành phải là một “cơng dân xã hội chủ nghĩa” có đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức cách mạng và sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phương thức giáo dục chính trị ở nhà trường chủ yếu thông qua việc truyền dạy các mơn học lý luận chính trị bắt buộc; thơng qua hành vi chuẩn mực của giảng viên, cán bộ viên chức trường học; thông qua các hoạt động tuyên truyền và thực thi những chủ trương, chính sách pháp luật của đảng, nhà nước. Giáo dục chính trị ở nhà trường giữ vai trò định hướng, uốn nắn những hành vi của sinh viên theo chuẩn mực giá trị chung của xã hội; xã hội hố tình u đối với quê hương, đất nước thông qua các câu chuyện về lịch sử, các biểu tượng, các bài ca, các nghi thức… Giáo dục chính trị ở trường học trang bị cho sinh viên những kiến thức về cách tổ chức và vận hành các thể chế xã hội; đạt được những kiến thức cần thiết về chính trị để đảm bảo tính liên tục giữa các thế hệ trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Mức độ được đào tạo của sinh viên thường tương quan với mức độ tham gia vào đời sống chính trị và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng. Các sinh viên có trình độ học vấn, ý thức càng cao thì càng có xu hướng tích cực tham gia vào đời sống chính trị; ngược lại, các sinh viên có trình độ học vấn, ý thức thấp thường có xu hướng thờ ơ chính trị. Thơng qua niềm tin, lý tưởng và

hành động chính trị của sinh viên sẽ phản ánh hoạt động giáo dục chính trị của trường học.

* Từ các phương tiện truyền thông đại chúng

Ngồi những thơng tin chính trị - xã hội cập nhật được ở trường học, qua sinh hoạt nhóm, gia đình, những thơng tin cịn lại thường có được từ các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là Internet. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các thơng điệp chính trị được chuyển tới người xem một cách nhanh chóng. Nó cuốn hút người xem vào những vấn đề quan trọng của quốc gia, cộng đồng và góp phần định hướng giá trị cũng như sự tham gia vào đời sống chính trị của sinh viên. Tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến xã hội hóa chính trị có thể diễn ra theo những chiều hướng khác nhau. Nếu các phương tiện truyền thông chỉ đưa ra các thơng điệp một chiều, thì việc đo lường sự tác động tương đối rõ, cịn nếu khác đi thì tình hình khơng đơn thuần là vậy. Nếu q trình xã hội hóa chính trị ở trường học cung cấp một bức tranh lý tưởng về sự vận hành của hệ thống chính trị, thì truyền hình và báo chí lại nhấn mạnh “cái gì đang thực sự diễn ra”, thường là tiết lộ những thực tế xung đột với các giá trị mà mỗi người đang có.

Như vậy, bất kỳ ai khi muốn tham gia hoạt động chính trị, trước hết phải có thơng tin. Trình độ thơng tin và mức độ dân chủ hóa thơng tin là một yếu tố chế định VHCT. Một hành động chính trị với đầy đủ thơng tin khách quan chắc chắn sẽ có độ chuẩn xác cao hơn hành động chính trị “mù mờ”, thiếu thơng tin.

* Mơi trường văn hóa chính trị - xã hội

Sống trong mơi trường xã hội, mỗi cá nhân luôn chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, hơn nữa, sinh viên lại là những người khơng cịn nhỏ nhưng chưa phải là “người lớn” nên chắc chắn chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường. Với tâm lý của lứa tuổi sinh viên còn nhiều bồng bột và nông nổi nên qua tiếp xúc với mơi trường chính trị - xã hội họ thường có xu hướng bắt chước những “người lớn”. Tác động của “người lớn” đối với sinh viên là vơ

cùng lớn, nó giống như sức mạnh “vơ hình”. Một mơi trường chính trị - xã hội tốt góp phần nâng cao VHCT sinh viên, ngược lại, sinh viên có thể đánh mất niềm tin, lý tưởng chính trị, hoặc có thể thờ ơ với hoạt động chính trị... Vấn đề đặt ra là xây dựng mẫu người chính trị lý tưởng ra sao để khơi dậy ở sinh viên lịng nhiệt huyết, sức sáng tạo để họ đóng góp tài năng, cơng sức vào sự nghiệp chính trị chung của quốc gia dân tộc.

* Bản thân sinh viên

Sinh viên là những người đã từ đủ 18 tuổi trở lên, họ phải tự chịu trách

nhiệm về những hành vi, thái độ của mình trước pháp luật. Cho dù những nhân tố mang tính khách quan về mơi trường, thể chế, con người,... tác động, ảnh hưởng thế nào đi chăng nữa cũng khơng mang tính quyết định hành vi của sinh viên bằng chính bản thân sinh viên. Văn hóa chính trị của sinh viên là do sinh viên hình thành, xây dựng nên. Thực tế cho thấy, có những sinh viên có lối ứng xử, hành xử trên lĩnh vực hoạt động chính trị rất có văn hóa. Họ ln có ý thức, tinh thần tự giác cao trong học tập cũng như sinh hoạt và trở thành thói quen của mình. Rõ ràng, nhân tố nội sinh này khơng phải tự nhiên mà có, mà do quá trình giáo dục, rèn luyện hình thành.

Vì vậy, để có cái nhìn khách quan về VHCT của sinh viên, chúng ta cần phải xem xét tất cả các nhân tố tác động đến sinh viên từ khách quan đến chủ quan, từ trực tiếp đến gián tiếp để qua đó tìm hiểu những ngun tắc động tích cực, tiêu cực, đề xuất hướng tác động hiệu quả hơn trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đời sống chính trị, tác động trở lại kinh tế, văn hóa... thỏa mãn nhu cầu đời sống ngày càng cao hơn của con người.

Chương 2

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w