Tác động từ chính sách giáo dục đại học của Đảng, Nhà nước

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 44 - 46)

Cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước năm 1986 chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung sang cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Theo đó, sự nghiệp giáo dục đại học cũng có những đổi mới dựa trên bốn tiền đề cơ bản: (1) giáo dục đại học không chỉ đáp ứng nhu cầu của biên chế nhà nước và kinh tế quốc doanh mà còn phải đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế khác và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; (2) giáo dục đại học không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà dựa vào cả các nguồn đầu tư kinh phí khác có thể huy động được. Các nguồn lực có thể từ sự đóng góp của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, sự đóng góp của người học, các nguồn vốn tự lực của nhà trường từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, hoạt động dịch vụ và nguồn vốn do hoạt động xúc tiến đầu tư mang lại; (3) giáo dục đại học không chỉ theo chỉ tiêu kế hoạch tập trung như những bộ phận của kế hoạch nhà nước, mà còn phải làm kế hoạch theo những đơn đặt hàng, những xu thế dự báo, những yêu cầu học tập từ nhiều phía trong xã hội; (4) giáo dục đại học không cần phải gắn chặt với việc phân công công tác cho người tốt nghiệp theo cơ chế hành chính bao cấp. Người tốt nghiệp có trách nhiệm tự lo lấy việc làm của mình, tự tạo ra việc làm trong mọi thành phần kinh tế. Những nơi sử dụng lao động được đào tạo sẽ tuyển dụng theo cơ chế chọn lọc.

Đường lối, quan điểm, chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam thời đổi mới đã tiếp thu tinh hoa của các triết lý giáo dục thế giới, như triết lý giáo dục nhân văn (coi trọng con người, quan hệ người - người tốt đẹp, giáo

dục vì sự phát triển bền vững con người); 4 cột trụ giáo dục thế kỷ XXI do Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề ra: học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để tồn tại; giáo dục kỹ thuật - công nghệ: tay nghề và lương tâm nghề, đạo đức nghề... Giáo dục đại học Việt Nam luôn được định hướng trên quan điểm nền tảng triết lý giáo dục mácxít: giáo dục tồn diện, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, triết lý học suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Đồng thời, kế thừa và phát triển các giá trị của dân tộc: tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, hiếu học, cần cù lao động, tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, Tổ quốc. Đặc biệt, triết lý giáo dục Việt Nam thời đổi mới cũng được quán triệt bởi triết lý giáo dục Hồ Chí Minh.

Với cách tiếp cận có kế thừa những giá trị truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và phát triển sáng tạo, giáo dục đại học Việt Nam đã chuyển từ giáo dục “tinh hoa” sang giáo dục “đại chúng”, đáp ứng nhu cầu học tập rất lớn của xã hội. Chủ trương này đã đưa đến những thay đổi lớn về số lượng, loại hình, ngành nghề đào tạo... nâng chất lượng nguồn lao động trong xã hội. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường ngày càng thể hiện rõ vai trò lực lượng lao động nòng cốt của xã hội, tham gia tích cực vào hoạt động chính trị - xã hội.

Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường, của sự xâm nhập văn hóa “ngoại lai” cũng đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, quan điểm, thái độ chính trị của sinh viên đối với xã hội đương thời. Nạn thương mại hóa trong giáo dục bộc lộ ngày càng rõ: Chủ trương xã hội hóa giáo dục theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường thiếu gắn kết chặt chẽ với công tác thanh tra, kiểm tra dẫn đến vì “lợi ích kinh tế” làm lu mờ các chuẩn về giá trị xã hội, hạn chế về công tác giáo dục tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, học phí ngày càng trở thành gánh nặng cho người học và gia đình, nhất là đối với những hộ gia đình có mức thu

nhập thấp. Mục tiêu hàng đầu sinh viên hướng tới là kiếm được việc làm sau khi ra trường và muốn có đời sống cao hơn so với hiện tại, cịn các mục tiêu chính trị, khoa học, giáo dục... khơng cao. Tình trạng thiếu việc làm sau khi tốt nghiệp; việc lựa chọn ngành học khơng phải vì sở thích, vì tâm huyết nghề,... đã làm cho sản phẩm giáo dục bị “bóp méo”.

Đảng ta đề ra triết lý giáo dục theo hướng trên là phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại đồng thời phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Con người được đào tạo phải là con người tồn diện “đức, trí, thể, mỹ”. Để thực hiện được địi hỏi kinh phí đầu tư cho giáo dục là rất lớn, cần có đầu tư của cả gia đình và xã hội. Vấn đề đặt ra là, việc phân cơng trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội cũng phải đảm bảo tính khoa học và cách mạng để sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu “ích nước - lợi nhà”. Theo đó, Đảng, Nhà nước phải tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh chính sách, kế hoạch và giải pháp xác thực hơn, làm cầu nối giữa “ý Đảng - lòng dân”, gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục lý tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng với đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để sinh viên - thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng Việt Nam có “đủ đức, vẹn tài”.

Nhìn chung, VHCT của sinh viên dưới tác động của chính sách giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới đã phát huy tính năng động đầy sáng tạo, nhiệt huyết tuổi trẻ của sinh viên trong cơ chế thị trường với tính chun mơn cao, nghiệp vụ vững vàng. Đồng thời, với chủ trương giáo dục con người phát triển một cách tồn diện cả về “đức, trí, thể, mỹ” cũng đã khơi dậy những nguồn động lực tinh thần to lớn trong sinh viên trên nền tảng những giá trị truyền thống của con người Việt Nam nói chung, người dân xứ Quảng nói riêng giàu lịng u nước, thương dân, tôn trọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên.

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w