Tác động từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, từ truyền thống văn hóa chính trị của Quảng Nam

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 46 - 53)

thống văn hóa chính trị của Quảng Nam

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía

Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và tỉnh Sêkơng của nước cộng hịa dân chủ nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 10.438 km2, dân số trung bình năm 2011 là 1.435.000 người, trong đó hơn 93% là dân tộc kinh. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đơng, hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn núi cao trên 2.000 mét như núi Lum Heo, núi Tiên, núi Ngọc Linh. Khí hậu nhiệt đới, chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khơ. Nhiệt độ trung bình 25,40C, với nhiệt độ cao và lượng mưa nhiều, độ ẩm trong khơng khí cao, đây là điều kiện phát triển thảm thực vật phong phú (gỗ quý hiếm - lim, dỗi, kiền kiền, trầm hương, quế, sâm... ). Hệ thống sơng ngịi khá dày, thuận lợi giao thông đường thủy nội địa. Hệ thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sơng lớn của cả nước với tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km2. Sơng Tam Kỳ với diện tích lưu vực 800 km2 là sơng lớn thứ hai. Hệ thống lưu vực ở thượng nguồn các dịng sơng này có giá trị thủy điện lớn, hiện có nhà máy thủy điện sơng Tranh I, sơng Tranh II, A Vương đang hoạt động. Có nguồn tài ngun khống sản phong phú như vàng sa khoáng ở Bồng Miêu, Phu Nếp, Hiệp Đức, Bắc Trà My, Phước Sơn.

Quảng Nam có đường sắt xuyên Việt, các quốc lộ 1A, 14B, 14D, 14E và đường Hồ Chí Minh đi qua. Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường chiến lược nối quốc lộ 1A với các tuyến giao thông trong tỉnh, tạo thành mạng lưới giao thông rộng khắp nối giữa đồng bằng và miền núi, các trung tâm thành phố đến thị trấn, vùng nơng thơn... Có cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai. Với mạng lưới giao thông khá đa dạng tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế của địa phương, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Về kinh tế, đa số dân cư Quảng Nam đã từng sống bằng nghề trồng lúa nước, hoa màu, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, đánh bắt thủy hải sản. Đến nay, Quảng Nam đã xây dựng được nhiều làng nghề nổi tiếng như mộc Kim Bồng, đúc đồng Phước Kiều, dệt lụa Mã Châu, gốm Thanh Hà, chiếu

Bàn Thạch, mía đường Bảo An. Kể từ sau năm 1997, tỉnh Quảng Nam tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), cơ cấu kinh tế Quảng Nam đã có sự chuyển dịch hợp lý. Tính đến 9 tháng đầu năm 2012, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 56%, dịch vụ là 33% và nông - lâm - ngư nghiệp là 11%. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên.

Quảng Nam cũng là lưu giữ hàng trăm cơng trình kiến trúc Việt cổ như đình, chùa, văn miếu, lăng miếu... Có hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn; có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như đảo Cù Lao Chàm, biển Cửa Đại, hồ Phú Ninh... và nhiều bãi biển đẹp.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, Quảng Nam cịn rất nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương. Đây là địa phương chịu nhiều đau thương mất mát qua 2 cuộc chiến tranh. Tái lập tỉnh từ năm 1997 với điều kiện về kinh tế - xã hội ở mức xuất phát điểm thấp, cư dân cho đến nay sống chủ yếu bằng nông nghiệp, thu nhập thấp, các huyện miền núi nơi có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn nằm trong số những huyện nghèo của cả nước, kết cấu hạ tầng dù đã được từng bước đầu tư song vẫn còn nhiều lạc hậu, yếu kém, nhất là khu vực trung du, miền núi và một số huyện đồng bằng; trình độ dân trí, cơ cấu lao động và chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn những hạn chế nhất định, một bộ phận không nhỏ người lao động phải rời quê hương làm cơng nhân ở các đơ thị phía Nam; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là phát triển cơng nghiệp, dịch vụ (trừ du lịch) gặp khơng ít khó khăn do kết cấu hạ tầng hạn chế, do chất lượng nguồn nhân lực chưa thể đáp ứng, do vị trí địa lý khơng phù hợp để thu hút đầu tư; nông nghiệp do đất đai nhỏ lẻ, manh mún nên khó áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, hiệu quả kinh tế thấp, chỉ đáp ứng được nhu cầu an ninh lương thực. Mặt khác, nơi này chịu ảnh hưởng của đa số các cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đơng; do có địa hình dốc từ Tây sang Đơng nên lũ lụt hàng năm gây ra rất nhiều thiệt hại, làm ảnh hưởng đến đời sống và q trình tích lũy, sản xuất, phát triển của một bộ phận không nhỏ người dân, của xã hội ở địa phương.

* Tác động từ truyền thống văn hóa chính trị của Quảng Nam

Là lớp người đang hình thành nhân cách, muốn sớm khẳng định mình, khi tiếp xúc với mơi trường xã hội, sinh viên ln có xu hướng noi gương, kế tục các thế hệ đi trước về tư tưởng, đạo đức, lối sống..., vì vậy, năng lực, phẩm chất, đạo đức của các thế hệ đi trước có tác động khơng nhỏ, thẩm thấu đến sự hình thành văn hóa chính trị của sinh viên.

Quảng Nam, mảnh đất trù phú bên bờ sông Thu Bồn, là nơi đã từng in dấu chân của ông cha ta từ 700 năm trước, kể từ sau bước vu quy của Huyền Trân công chúa (1306). Các sự kiện lớn cùng các danh nhân xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Quảng Nam bắt đầu từ năm 1471 - thời điểm vua Lê Thánh Tông đặt tên Quảng Nam thừa tuyên đến đầu thế kỷ 21. Quảng Nam trong tổng thể dòng chảy của lịch sử nước nhà mà vẫn có được những “điểm nhấn” về vai trò của một vùng đất và con người Quảng Nam: nơi sớm nhất của sự hình thành chữ Quốc ngữ; nơi đầu tiên nổ súng đánh Pháp mở đầu giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam; nơi quân Mỹ đổ bộ đầu tiên trong chiến lược chiến tranh cục bộ; nơi có nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất; nơi trước nhất vận dụng tư tưởng canh tân nước nhà đầu thế kỷ 20; nơi ra đời của Duy Tân hội; nơi sản sinh nhiều danh nhân Việt Nam như Hoàng Diệu, Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, các nhà văn nhà báo danh tiếng như Phan Khôi, Bùi Giáng, Lưu Quý Kỳ, Nguyễn Văn Xuân...

Trải qua khoảng thời gian dài bảy thế kỷ ấy, người dân xứ Quảng còn tồn tại được trên vùng đất lắm phen trở thành nơi đầu sóng ngọn gió này là nhờ biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu. Nhưng điều quan trọng nhất mà ngày nay con người ở đây được thừa hưởng của ơng cha chính là cái sức mạnh quật cường, sự nhạy bén trí tuệ để kịp thời chuyển hóa những tư tưởng từ bên ngồi thành cái nội lực tự thân. Đó chính là tính cách của con người xứ Quảng, được kế thừa tính cách của dân tộc và đó cũng chính là sự ưu việt của những người Việt đi mở nước.

Phần đóng góp của người dân xứ Quảng vào q trình phát triển của dân tộc chính là đã khơng rời xa truyền thống giàu sức sống của dân tộc, để

tới lượt mình, tác động đến sự phát triển của các vùng văn hóa khác ở phía Nam. Nói một cách hình tượng hơn, từ những cơng thức truyền thống, văn hóa chính trị đất Quảng đã có một cuộc vận hành khơng ngừng nghỉ để biến cải về chất và tăng trưởng lớn về lượng. Và trong q trình vận hành đó đã tiếp thu những yếu tố tích cực của các vùng văn hóa khác, như dịng sơng mãnh liệt cuộn chảy, khơng ngừng đón nhận phù sa từ mọi nguồn sông suối khác, cuối cùng vẫn hịa vào với biển cả văn hóa dân tộc, nhưng mạch phù sa nơi cửa biển này đã kịp làm giàu cho chính sự tồn tại và phát triển của mảnh đất nơi nó đi qua, từ đó đã tạo nên hương sắc của văn hóa chính trị xứ Quảng.

Có một nét khá thú vị “Quảng Nam hay cãi”, một thành ngữ quen thuộc đến độ khơng cần bàn cãi gì nhiều về độ xác thực của nó. Lối nói bộc trực, "xóc hơng", hay lý sự của người Quảng Nam mang trong nó cả cái hay lẫn cái dở. Nhiều người cho rằng tính cách của người Quảng Nam xét ra lại phù hợp với nghề làm báo. Năm 1927, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập báo Tiếng Dân, tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Trung Kỳ. Nhà thơ Phan Khôi, người khởi xướng phong trào Thơ Mới cũng là một nhà báo tiêu biểu. Và hiện tại, nhiều nhà báo nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh là người Quảng Nam chính gốc. Khơng chỉ có vậy, người xứ Quảng còn vốn nổi tiếng với tiếng cười, từ tiếng cười trào phúng, thâm thúy đến lối chửi xéo, nói xiên. Và người Quảng Nam là thế, khơng thiếu mâu thuẫn trong cá tính nhưng cũng hết sức "đặc sệt, thuần nhất" đến độ không thể lẫn vào đâu được, tạo nét văn hóa “thắm đượm tình”: Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, vùng đất Quảng Nam ln được lịch sử chọn là điểm thử thách đầu tiên trong các cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Thế hệ người Quảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã vô cùng anh dũng, kiên cường, buất khuất, vượt qua nhiều tổn thất, hy sinh, lập được nhiều chiến công giành lại độc lập, tự do cho quê hương, đất nước xứng đáng danh hiệu “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”.

Sau ngày giải phóng, bước sang thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam - Đà nẵng đã sát cánh hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, an ninh, quốc phòng... những năm gần đây đã thể hiện quyết tâm và ý chí vươn lên của các tầng lớp nhân dân trên mảnh đất Quảng Nam kiên cường. Hiện tại, Quảng Nam đang nỗ lực phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Ngày nay, con người đất Quảng được sống trong cảnh hịa bình, tự do, hạnh phúc. Hai lớp người sinh ra thời chiến tranh và sau chiến tranh cùng chung sống hạnh phúc trong nền hịa bình, độc lập và đi lên CNXH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế hệ cách mạng nối tiếp nhau thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước trên con đường tiến lên CNXH với biết bao thành tựu nổi bật, như đẩy lùi nạn đói, nạn dốt; thốt khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội... Tuy nhiên, dưới tác động của kinh tế thị trường, của giao lưu, hội nhập quốc tế, mảnh đất, con người xứ Quảng cũng có những thay đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Những truyền thống đáng tự hào của quê hương, mẫu hình lý tưởng về người cộng sản thời có phần lu mờ, phai nhạt dần, thậm chí khó tưởng tượng trong đầu óc của một số sinh viên.

2.1.3. Tác động từ môi trường trường học

VHCT của sinh viên chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường trường học. Thông qua giáo dục ở nhà trường, sinh viên hình thành và xây dựng tri thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng chính trị của mình. Nhìn chung, các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều chấp hành những chủ trương, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam, trong đó có cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên theo như mục tiêu, phương hướng của Đảng, Nhà nước đề ra. Tuy nhiên cách làm cịn mang tính áp đặt, hành chính, bầu khơng khí thiếu cởi mở, thân thiện, chưa thật sự văn minh và khoa học, tính dân chủ cịn hạn chế. Kiểu làm khá giống nhau giữa các trường thể hiện rất rõ điều này. Cụ thể là:

(1) Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” đầu khóa, đầu năm học

để phổ biến, tuyên truyền pháp luật; thơng tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước; phổ biến nội quy, quy chế học tập, nghiên cứu khoa học; các chính sách có liên quan đến sinh viên để họ biết quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.

(2) Tổ chức dạy và học các mơn lý luận chính trị được tiến hành thường

xuyên, tác động khơng nhỏ đến văn hóa chính trị của sinh viên.

Việc tổ chức giảng dạy các mơn lý luận chính trị cho sinh viên các trường cao đẳng Quảng Nam đều được thực hiện theo chương trình khung và Giáo trình của Bộ giáo dục - đào tạo phát hành. Hàng năm, đội ngũ giảng viên các mơn lý luận chính trị được tập huấn quán triệt về quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như cập nhật những vấn đề mới trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận vào nội dung, chương trình giảng dạy ở các trường. Các đợt tập huấn ngày càng đi vào làm rõ những vấn đề thực tiễn, bức xúc đặt ra nhằm giúp ban tổ chức thu thập, trao đổi thơng tin và tổng hợp xin ý kiến cấp có thẩm quyền chỉ đạo điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy xác hợp, thực tế hơn. Điều này thể hiện hoạt động giáo dục lý luận ở nhà trường ngày càng nhận được sự quan tâm hơn của Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và sự cố gắng vươn lên của toàn bộ đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong hoạt động giáo dục.

Các mơn học lý luận chính trị: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là các mơn học bắt buộc. Sinh viên chỉ có đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp khi đảm bảo đạt kết quả kỳ thi tốt nghiệp mơn lý luận chính trị từ điểm 5 trở lên. Rõ ràng việc đẩy mạnh giáo dục lý luận chính trị được xem là con đường ngắn nhất và có hiệu quả nhất làm cho người học đạt trình độ chuẩn nhất định về lý luận chính trị.

(3) Cơng tác đồn thể và các hoạt động phong trào trong nhà trường là

Những năm qua, các tổ chức Đoàn, Hội đã hướng hoạt động của sinh viên vào việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống. Các phong trào như xây dựng nề nếp, kỷ cương học tập, rèn luyện cho sinh viên lý tưởng cách mạng XHCN, của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tham gia chỉ đạo phong trào sinh viên tình nguyện được coi là một hoạt động quan trọng, có định hướng trong việc phấn đấu và rèn luyện phẩm chất chính trị cho sinh viên. Hiệu quả cơng tác rèn luyện phẩm chất cách mạng qua hoạt động tình nguyện phát huy hiệu quả rất rõ. Qua các đợt tình nguyện, các em có sự trưởng thành nhất định về tình u q hương, đất nước, về bảo vệ mơi trường, về giá trị của lao động...

(4) Tác động của giảng viên đến sự hình thành nhân cách, xây dựng niềm

tin, lý tưởng cách mạng của sinh viên.

Trong trường học, vai trị của đội ngũ các thầy, cơ giáo và cán bộ công nhân viên chức đối với việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tạo dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên là rất quan trọng. Trong mối quan hệ với thầy cô, sinh viên luôn xem thầy cơ là thế hệ đi trước mình cần phải

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w