* Tri thức chính trị
Tri thức chính trị là tồn bộ sự hiểu biết về chính trị của sinh viên. Đó là những sự hiểu biết về thế giới, về đời sống chính trị, được trang bị hệ thống
kiến thức về các quan điểm chính trị, hệ tư tưởng chính trị, lý luận xây dựng các thể chế, các lý thuyết về cơng nghệ chính trị... của xã hội lồi người. Nhờ có tri thức chính trị, con người mới xác định được lý tưởng chính trị đúng đắn, có tình cảm, niềm tin hướng tới hành động chính trị mạnh mẽ, phù hợp yêu cầu xã hội.
Sự hiểu biết về chính trị của sinh viên thể hiện chủ yếu thơng qua học vấn chính trị, cịn về kinh nghiệm chính trị có nhưng rất hạn chế do tính đặc thù của sinh viên với nhiệm vụ trọng yếu ở trường học lúc này là tri thức chuyên môn.
Hầu như ở các trường đại học, cao đẳng trên thế giới đều đưa vào chương trình giảng dạy bắt buộc một số mơn học chính trị cho sinh viên theo quy định của nhà nước. Đây là một chủ trương đào tạo mang tính định hướng giá trị chính trị cho sinh viên của mỗi nước. Tuy nhiên, sẽ là khiếm khuyết nếu nội dung, chương trình đào tạo khơng hướng cho người học tiếp cận đến những tri thức chính trị mang tính khoa học và cách mạng để mở đường cho việc nâng cao văn hóa chính trị nước nhà lên tầm cao hơn.
Ngày nay, với nhiều cổng thông tin cung cấp tin tức mọi mặt, mọi lĩnh vực hiện tồn trong một “thế giới phẳng”, mọi sinh viên trên hành tinh này đều có thể tự tìm hiểu về các hệ tư tưởng chính trị, thể chế, các lý thuyết về cơng nghệ chính trị hiện đại trên thế giới để trang bị tri thức chính trị cho mình. Cách học này sẽ giúp sinh viên có kiến thức tổng qt, tồn diện và sâu sắc hơn chính trị. Đây sẽ là nền tảng vững chắc cho con đường đi vào hoạt động chính trị thực tiễn.
Tuy nhiên, các sinh viên cũng cần phải hiểu rằng, những tri thức chính trị có được trong mơi trường học thuật mới chỉ là nền tảng lý luận chứ chưa có sự trải nghiệm thực tiễn. Bởi có một thực tế cho thấy là khơng phải cứ có học vấn chính trị cao là có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề thực tiễn chính trị phức tạp đặt ra. Để khắc phục bệnh giáo điều, bệnh lý thuyết suông trong sinh viên, khơng có cách nào khác hơn là phải tạo mơi trường sinh hoạt, hoạt động chính trị thuận lợi hơn để sinh viên tiếp xúc với hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng
thêm tri thức kinh nghiệm chính trị, làm trịn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
* Lý tưởng, tình cảm, niềm tin chính trị - Lý tưởng chính trị
Lý tưởng chính trị là hình ảnh hồn mỹ, mục đích cao đẹp mà chủ thể chính trị vươn tới và là mục tiêu chính trị cao nhất của chủ thể chính trị.
Đối với nhà lãnh đạo, quản lý ln mong muốn tầng lớp sinh viên hình thành một lý tưởng chính trị theo định hướng của họ và đó là mục tiêu chính trị cao nhất nhà cầm quyền đặt ra và yêu cầu hệ thống giáo dục phải thực hiện. Bởi một khi sinh viên đã hình thành được lý tưởng chính trị thì nó khơng chỉ là động lực kích thích sinh viên tham gia hoạt động chính trị mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn phương thức, phương tiện hoạt động chính trị. Liên quan đến vấn đề này, Mác đã từng chỉ ra rằng: mục tiêu nhân bản không thể sử dụng những biện pháp phi nhân tính. Sinh viên có lý tưởng chính trị đúng là cơ sở tạo nên VHCT bền vững. Lý tưởng chính trị đúng là lý tưởng vì sự phát triển - tiến bộ con người. Lý tưởng chính trị do tri thức chính trị quy định, tri thức chính trị đúng dẫn đến lý tưởng chính trị đúng. Đến lượt mình, lý tưởng chính trị có tác dụng định hướng tư tưởng, tình cảm, ý chí chính trị và hoạt động chính trị.
- Tình cảm chính trị
Quan điểm của chủ nghĩa Mác, tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ [26, tr.54]. Theo đó, tình cảm chính trị là sự rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ chính trị. Tình cảm chính trị của sinh viên biểu hiện ở sự tham gia hoạt động chính trị của họ. Nó có thể mang tính chủ động, chứa đựng sắc thái cảm xúc tích cực, cũng như trở thành thụ động, chứa đựng sắc thái cảm xúc tiêu cực. Tình cảm chính trị tích cực là một trong những động lực nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của con người. Tình cảm chính trị chân chính đó là: Lịng u nước, u nhân dân, yêu nhân loại, yêu chủ nghĩa xã hội; đồng cam cộng khổ,
biết hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích tập thể, dân tộc; đấu tranh với cái xấu, tệ nạn xã hội…
Tình cảm chính trị có vai trị to lớn trong nhận thức chính trị và hoạt động chính trị của sinh viên. Tình cảm chính trị thúc đẩy sinh viên hoạt động, giúp họ khắc phục những khó khăn, trở ngại gặp phải trong đời sống chính trị và thực tiễn chính trị. Nó làm tăng nghị lực, tăng sức mạnh, củng cố niềm tin trong hoạt động. Tình cảm có ý nghĩa đặc biệt trong cơng tác sáng tạo. Các nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, người họa sĩ… sáng tạo ra tác phẩm mới, cơng trình mới đều trên cơ sở “cảm hứng dâng trào” niềm say mê khoa học và tình u cuộc sống. Tình cảm có vai trị quan trọng đối với quá trình nhận thức của con người: “Nếu khơng có những cảm xúc của con người thì trước
đây, hiện nay và mãi sau này sẽ khơng có và khơng thể có sự tìm kiếm của con người về chân lý” [27, tr.149].
Trong công tác giáo dục xây dựng niềm tin chính trị, tình cảm chính trị giữ một vị trí vơ cùng quan trọng: nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện giáo dục,
đồng thời cũng là nội dung giáo dục. Nhà tâm lý học người Nga A.X.Macarencô
nhấn mạnh rằng: “Giáo dục tính Bơnsêvích chân chính là giáo dục tình cảm con
người. Tơi tin rằng nếu chúng ta khơng giáo dục tình cảm một cách đúng mức, thì cũng có nghĩa là chúng ta chẳng giáo dục gì cả” [27, tr.149].
- Niềm tin chính trị
Niềm tin chính trị là sự tin tưởng về sự đúng đắn của một lý tưởng chính trị. Niềm tin chính trị nếu chỉ dựa vào cảm tính chủ quan, kinh nghiệm có thể chưa vững chắc. Để có niềm tin chính trị đúng, phải dựa vào lý tính và khoa học. Niềm tin chính trị khi được hình thành trên cơ sở khoa học và qua bao trải nghiệm cá nhân sẽ mang tính tự giác cao, trở thành bản tính chính trị, “linh khiếu chính trị” (Lênin) giúp con người định hướng đúng đắn trước những sự kiện, những q trình chính trị phức tạp, thường xun biến đổi, thúc đẩy con người hành động phù hợp với lý tưởng chính trị đã lựa chọn. Niềm tin chính trị giúp thơi thúc bên trong q trình tự giáo dục và tu dưỡng
cá nhân, tự giác và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ vì mục tiêu lý tưởng của giai cấp thống trị. Thiếu niềm tin, con người dễ dao động trước những biến đổi lớn của hiện thực chính trị, mất phương hướng khi xuất hiện tình huống chính trị phức tạp và mất động lực khi thực hiện những nhiệm vụ chính trị khó khăn mà xã hội cần giải quyết.
Niềm tin chính trị của sinh viên chủ yếu được hình thành từ thông qua con đường học tập, giáo dục, các kênh thông tin truyền thông đại chúng, giao lưu, sinh hoạt nhóm, cộng đồng... Niềm tin chính trị là một hiện tượng tâm lý đặc biệt của con người, nếu chính quyền đương thời nắm vững khoa học tâm lý để tác động đến sinh viên thì sẽ cuốn hút mạnh mẽ sinh viên tham gia hoạt động chính trị phục vụ nước nhà.
Như vậy, niềm tin chính trị được hình thành khơng chỉ do nắm vững những tri thức chính trị được trang bị, mà cịn là sự kết hợp những tri thức đó với tình cảm và ý chí cách mạng; khơng chỉ là kết quả của q trình hoạt động chính trị thực tiễn, của sự tham gia vào đời sống chính trị đất nước, vào việc quản lý nhà nước và xã hội mà cịn là kết quả của q trình giáo dục, tự giáo dục của mỗi cá nhân. Nó được củng cố vững chắc khi được ni dưỡng trong mơi trường chính trị lành mạnh và đặc biệt khi được trải qua thử thách tơi luyện trong những hồn cảnh đấu tranh gay go, quyết liệt, được kiểm nghiệm thường xuyên trong thực tiễn và thể hiện thơng qua hoạt động chính trị hàng ngày. Niềm tin chính trị trong sinh viên là nguồn sức mạnh rất đáng được “gieo trồng”, “bồi dưỡng’, “tưới chăm” của mỗi quốc gia. Niềm tin chính trị mà chúng ta cần xây dựng và củng cố trong sinh viên hiện nay là niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nó chính là thước đo, chỗ dựa của sức mạnh chế độ ta và của Đảng ta.
Lý tưởng, niềm tin, mục đích chính trị của sinh viên được biểu hiện tự giác, có hướng đích trong thực tiễn hoạt động chính trị thì đó chính là ý thức chính trị. Ý thức chính trị có vai trị to lớn trong hoạt động chính trị: giúp sinh
viên biết nhận thức, lựa chọn đúng sai từ đó đi đến hành động chính trị có văn hóa. Ý thức chính trị của sinh viên khơng phải tự nhiên mà có. Nó được hình thành một cách tự giác thông qua con đường giáo dục và tự giáo dục. Ý thức chính trị của sinh viên khơng tách rời với mơi trường chính trị, điều kiện, hồn cảnh kinh tế - xã hội nơi sinh viên học tập và sinh sống. Tuy nhiên, với tính năng động, sơi nổi đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục tốt, sinh viên có thể vượt qua những trở ngại của cuộc đời để tham gia hoạt động chính trị một cách mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất; ngược lại, nếu mơi trường giáo dục bị ơ nhiễm, thì sự bồng bột, nơng nổi của tuổi trẻ sẽ làm cho sinh viên bi quan, chán nản, mất niềm tin, lý lưởng chính trị. Do vậy, giáo dục ý thức chính trị sinh viên khơng thể bằng những lời “sáo rỗng”, lý tưởng “cao siêu” xa rời thực tế mà phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, nói đi đơi với làm, có như vậy hoạt động giáo dục mới đem lại hiệu quả thiết thực.
* Hành động chính trị
Từ tri thức, lý tưởng, tình cảm, niềm tin chính trị đã hình thành, sinh viên sẽ biểu hiện ra bên ngồi bằng hành động chính trị của mình. Hành động chính trị của sinh viên mang tính quyết định VHCT của sinh viên. Để có hành động chính trị đúng, sinh viên phải có năng lực chính trị. Năng lực chính trị của sinh viên thể hiện khả năng hoạt động chính trị, bao gồm: khả năng hoạt động lý luận và khả năng hoạt động thực tiễn. Hoạt động lý luận chính trị thể hiện qua sự nhận thức, phân tích, đánh giá tình hình chính trị; tham gia góp bàn về lựa chọn mục tiêu, phương hướng, giải pháp có liên quan hoạt động chính trị đúng đắn. Hoạt động chính trị thực tiễn thể hiện ở sự vận dụng tri thức chính trị đã có vào việc xử lý tình huống chính trị một cách khéo léo, góp phần đem lại kết quả hoạt động chính trị có văn hóa.
Ở trường học, năng lực chính trị của sinh viên thể hiện chủ yếu qua kết quả học tập các mơn lý luận chính trị (cả lý thuyết lẫn thực hành); kết quả tham gia các cuộc thi tìm hiểu về chính trị thể hiện khả năng đề xuất những ý
kiến thiết thực mà thực tiễn đặt ra. Ngồi trường học, năng lực chính trị của sinh viên thể hiện qua kết quả tham gia hoạt động chính trị - xã hội, thể hiện sự gánh vác, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc... Chẳng hạn như ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, sinh viên xuống đường biểu tình chống chế độ thực dân, đế quốc xâm lược; tham gia lên đường tòng quân đánh giặc, cứu nước; vừa học vừa tham gia giúp đồng bào tăng gia sản xuất phục vụ chiến trường...
Tóm lại: VHCT của sinh viên được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản: tri thức chính trị; tình cảm - niềm tin - lý tưởng chính trị; hành động chính trị. Ba bộ phận này có quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Tri thức chính trị là tiền đề, cơ sở mang tính nền tảng quan trọng để xây dựng tình cảm, lý tưởng, niềm tin chính trị và từ tình cảm, lý tưởng, niềm tin chính trị đó sẽ dẫn đến hành động chính trị. Ngược lại, hành động chính trị tích cực sẽ góp phần nâng cao tri thức, bồi dưỡng tình cảm, nâng tầm lý tưởng, niềm tin chính trị ở
mức cao hơn. Q trình đó liên tục tiếp diễn sẽ làm cho VHCT của sinh viên ngày càng cao hơn.