II. PHẦN NỘI DUNG
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc của độ
đội ngũ công chức cấp xã
1.5.1. Yếu tố khách quan
- Yếu tố pháp luật: Luật Cán bộ, CC 2008 đã quy định nguyên tắc quản lý CC là kết hợp tiêu chuẩn chức danh với chỉ tiêu biên chế và vị trí việc làm, tuy nhiên hiện nay, việc xác định vị trí việc làm đang gặp khó khăn, lúng túng; một số chức danh có nhiệm vụ chun mơn cịn chồng chéo; cơ cấu số lượng CBCC khơng phù hợp với vị trí việc làm. Vì vậy gây ra khó khăn cho người đứng đầu cơ quan trong phân công nhiệm vụ cũng như đánh giá kết quả thực hiện công việc.
- Yếu tố học vấn: Cán bộ cấp xã chủ yếu là những người được phát triển từ cơ sở (thôn, khu phố), thông qua các hoạt động Đảng, đồn thể, kinh nghiệm cơng tác hoặc do bầu cử vào các vị trí; nhiều cán bộ tham gia cơng tác rồi mới được cử đi học tại chức về chuyên môn hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ ngắn hạn nên trình độ chun mơn, nghiệp vụ không đồng đều, năng lực hạn chế và bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cục bộ. Vì
26
vậy, cần có sự đánh giá phù hợp giữa người có trình độ cao đẳng, đại học với người có trình độ cao học, trên cao học để có sự khách quan và cơng bằng.
- Yếu tố môi trường làm việc: Môi trường làm việc công bằng, công khai sẽ tạo động lực cho CC làm việc tận tâm, tận lịng, cống hiến hết mình vì cơng việc. Bên cạnh đó, ở mỗi nơi, mỗi vùng miền đều có những đặc trưng riêng về mặt văn hóa, xã hội, tính cách con người và những điều này đều ảnh hưởng đến ĐGTHCV của đội ngũ CC. Song song với đó là những vấn đề về cơ hội thăng tiến, tầm ảnh hưởng của lãnh đạo, cấp trên trong cơ quan cũng là yếu tố tác động đến kết quả đánh giá.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
- Yếu tố chủ thể đánh giá: Ngồi chủ thể đánh giá chính thức theo quy định của pháp luật cịn có chủ thể khác tham gia vào quy trình đánh giá CC. Những đặc điểm thuộc về tính cách, năng lực, phẩm chất, quyền lực, uy tín, tính khách quan, trung thực… của chủ thể đánh giá có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả đánh giá. Ngồi ra, trong q trình tiếp xúc, trao đổi, đánh giá, mỗi cá nhân sẽ có cách nhìn nhận, thu thập và phản hồi thơng tin khác nhau nên cũng khó có kết quả đánh giá giống nhau.
- Yếu tố phương pháp đánh giá: Hiện nay các phương thức đánh giá kết quả thực hiện công việc trong khu vực cơng cịn hạn chế, sử dụng các phương thức cũ, lạc hậu, tốn thời gian và công sức. Họ chưa cởi mở đến tiếp thu những cái mởi, phương pháp cách làm cách đánh giá tiên tiến và hiện đại kết hợp với khoa học công nghệ vào trong đánh giá. Chỉ có những tỉnh thành lớn, khu đơ thị trung tâm đang dần tiếp cận với công nghệ thông tin vào trong đánh giá tuy nhiên những người tham gia học tập để ứng dụng vào trong cơ quan lại là những người có tuổi nên khả năng tiếp thu và học hỏi cịn chậm và thấp.
27
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tơi đã trình bày và làm rõ về cơ sở lý luận chung và cơ sở pháp lý về ĐGTHCV của đội ngũ CC cấp xã. Trong đó tơi đã đưa ra một số khái niệm cơ bản như: CC, CC cấp xã, đánh giá, ĐGTHCV. Đồng thời, tơi đã nêu ra Vai trị và nguyên tắc của ĐGTHCV; Cơ sở pháp lý của ĐGTHCV đối với CC cấp xã; Quy trình ĐGTHCV đội ngũ CC cấp xã và cuối cùng là Những yếu tố ảnh hưởng đến ĐGTHCV của đội ngũ CC cấp xã. Từ đó, tơi cung cấp cho người đọc cái nhìn tồn diện về mặt lý luận và pháp lý của ĐGTHCV của đội ngũ CC cấp xã. Việc tìm hiểu những vấn đề cơ bản về ĐGTHCV của đội ngũ CC cấp xã giúp tơi có cơ sở cho việc thu thập thơng tin, dữ liệu cũng như tình hình thực thế đem lại tính khả thi cho đề tài, làm cơ sở để nghiên cứu thực tiễn công tác ĐGTHCV của đội ngũ CC cấp xã tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ở chương 2.
28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG