Thực trạng lựa chọn người đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc của đội ngũ công chức cấp xã tại huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 56 - 57)

II. PHẦN NỘI DUNG

2.3. Tình hình cơng tác đánh giá thực hiện cơng việc của đội ngũ công

2.3.5. Thực trạng lựa chọn người đánh giá

Các chủ thể tham gia vào công tác đánh giá CC cấp xã tại huyện Thủy Nguyên hiện nay gồm: cá nhân, tập thể CC và người đứng đầu cơ quan.

Công chức cấp xã đánh giá bản thân theo phương pháp tự đánh giá. Hàng năm, CC sẽ nhận được mẫu phiếu đánh giá và họ tự đánh giá kết quả rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ được giao, ưu nhược điểm và tự xếp loại bản thân theo các mức độ theo quy định hiện hành. Hiện nay, các địa phương đều triểu khai cho CC tự đánh giá vào mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng AC với những nội dung, tiêu chí đã được quy định. Tuy nhiên, công tác tự đánh giá như hiện nay cịn chung chung, chỉ mang tính chất hình thức, chưa phản ánh đầy đủ, trung thực và chính xác trong q trình cơng tác.

* Người đứng đầu cơ quan

Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền trong việc đánh giá CC cấp xã. Bên cạnh việc phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu một cơ quan, Chủ tịch UBND phải có cái nhìn bao qt, tổng thể về từng CC làm việc trong đơn vị của mình để có thể đánh giá một cách cơng tâm nhất. Tuy nhiên, hiện nay, ở một số xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, xuất hiện một số những hạn chế khi để người đứng đầu cơ quan đánh giá như: tâm lý ngại cấp trên, nể nang, chạy theo thành tích, tâm lý họ hàng, người nhà, hàng xóm láng giềng,... Chính những hạn chế này khiến người dân mất lòng tin vào CC, đồng nghiệp nghi ngờ lẫn nhau gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc.

* Tập thể công chức

Hàng năm, các xã, thị trấn trong huyện đều tổ chức cuộc họp để đánh giá CC, cán bộ và xếp loại chất lượng cuối năm. Các thành viên tham dự cuộc họp nêu lên ý kiến, nhận xét của mình đối với CC được đánh giá đó và thư ký phải ghi đồng thời vào biên bản cuộc họp và được thông qua tại cuộc họp. Khi đưa tập thể CC vào cùng đánh giá sẽ phát huy được tính dân chủ trong tồn hệ thống, thu hút được nhiều ý kiến về mọi mặt, tuy nhiên vẫn không

44

tránh khỏi những tiêu cực. Ý kiến nhận xét đơi khi cịn chủ quan, cịn bị nặng về định kiến cá nhân, nể nang, sợ mất lịng đồng nghiệp, người thân.

Cơng tác lựa chọn người đánh giá đã đề cao được tính dân chủ, cơng khai, minh bạch, bên cạnh đó giúp CC tiếp nhận được những ý kiến khác nhau của đồng nghiệp, cấp trên, điều này đã giúp cho việc ĐGTHCV trở nên khách quan hơn. Đồng thời, giúp CC nhìn nhận được những mặt được và chưa được để trau dồi và hoàn thiện bản thân tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy việc lựa chọn người đánh giá này cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như: một số CC vẫn cịn tâm lý nể nang, nên khơng dám đóng góp, phê bình thẳng thắn, khơng dám nói thẳng, nói thật... Việc lựa chọn đánh giá trong công tác đánh giá CC cấp xã ở huyện Thủy Nguyên hiện nay còn hạn chế về mặt chủ thể. Để có cái nhìn đánh giá khách quan và cơng tâm hơn, ngoài sự trung thực của các cán bộ, CC trong cơ quan, cần hơn nữa sự quan tâm, chia sẻ, đánh giá của người dân, của cán bộ các phòng chuyên môn, các cơ quan, đơn vị ngành dọc cấp trên, để công tác đánh giá thực sự đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc của đội ngũ công chức cấp xã tại huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w