II. PHẦN NỘI DUNG
2.4. Nhận xét công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của đội ngũ
ngũ công chức cấp xã tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng
2.4.1. Ưu điểm
Một là, Cơng tác ĐGTHCV đã chấp hành đúng theo quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành, đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng các nguyên tắc trong cơng tác đánh giá. Trong q trình thực hiện, huyện Thủy Nguyên đã không ngừng đổi mới, nâng cao và hồn thiện hơn cơng tác ĐGTHCV để phù hợp hơn với tình hình thực tế tại từng địa phương. Phần lớn các CC đã nắm chắc được nội dung của công tác đánh giá và sự cần thiết của ĐGTHCV.
Hai là, Việc đánh giá CC đã dần khắc phục được những hạn chế và
thiếu sót của CC và tập thể; theo dõi sát sao và phản hồi liên tục để CC có thể điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong cơng việc để có thể hồn thành cơng việc đúng tiến độ, đạt hiệu quả tốt hơn. Công tác đánh giá giúp CC thấy được điểm mạnh và thiếu sót, hạn chế của bản thân để kịp thời khắc phục. Hơn hết, ĐGTHCV cịn là động lực để họ nâng cao trình độ, khả năng, kỹ năng, bước đầu đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc và sự phát triển chung của địa phương.
Ba là, Huyện Thủy Nguyên đã sử dụng kết quả ĐGTHCV của công
chức cấp xã vào các hoạt động khác trong công tác quản lý rất linh hoạt, như khen thưởng kịp thời công chức đạt kết quả tốt, khắc phục những hạn chế của cơng chức, hồn thiện cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cơng chức. Qua đó, chất
49
lượng cơng chức ngày càng được cải thiện rõ rệt giúp cho kết quả thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn.
2.4.2. Nhược điểm
Một là, việc đổi mới công tác đánh giá đã dần cải tiến hơn, nhưng chưa
tồn diện. Việc phân quyền hạn, trách nhiệm trong cơng tác đánh giá cũng vẫn đang phụ thuộc vào người đứng đầu, với quan điểm người giao nhiệm vụ là người thực hiện đánh giá. Chính điều này đã gây nên áp lực cho người đứng đầu, họ phải làm nhiều nhiệm vụ một lúc và có thể dẫn đến họ làm khơng thực chất, chưa nghiêm túc và mất cân đối giữa các đơn vị khi thực hiện đánh giá. Công tác ĐGTHCV của đội ngũ CC cấp xã của huyện hiện nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các cấp chính quyền, thiếu những quy định pháp lý cụ thể, chi tiết về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, cũng như từng CC.
Hai là, các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng CC đã được cải tiến
nhưng một số tiêu chí vẫn cịn chung chung, chỉ mới định tính mà chưa định lượng, chưa lượng hóa và đo lường được nên sẽ dẫn đến đánh giá xếp loại CC chưa sát với thực tế chất lượng của CC.
Ba là, phương pháp đánh giá cịn cũ, chưa có sự đổi mới, linh hoạt,
sáng tạo kết hợp các phương pháp đánh giá khác nhau với hệ thống công nghệ thông tin, vẫn theo mơ típ cũ. Việc áp dụng phương pháp đánh giá khi có sự tham gia đóng góp ý kiến của tập thể chỉ mang tính hình thức, cấp dưới khơng dám nói thẳng, nói thật; cấp trên bao che nội bộ để được thành tích cơ quan, khơng cơng tâm, sâu sát trong đánh giá CC, dẫn đến kết quả đánh giá không phản ánh được thực tế của CC.
Bốn là, công tác ĐGTHCV chỉ bó hẹp trong phạm vi nội bộ tổ chức,
khép kín, chưa có sự hướng dẫn, giám sát của CC có trình độ chun mơn về cơng tác đánh giá và chưa có sự tham gia của người dân, những người sử dụng dịch vụ cơng nên khơng có sự kiểm định. Bên cạnh đó, kinh nghiệm
50
đánh giá CC cấp xã cịn nhiều hạn chế. Bị động trong quy trình triển khai, đánh giá không sáng tạo, nhận thức của CC về đánh giá còn hạn chế, chỉ làm cho xong nhiệm vụ.
Năm là, cơng tác đánh giá cịn xảy ra tình trạng nể nang, xu hướng bình
qn hóa và mang tính hình thức. Vẫn cịn tình trạng CC sáng cắp ơ đi, tối cắp ô về những cuối năm vẫn đạt loại đánh giá hồn thành tốt nhiệm vụ. Những người có thẩm quyền đánh giá có suy nghĩ sợ mất lịng nên có thể đánh giá chưa thực chất và chưa coi việc ĐGTHCV là một nhiệm vụ quan trọng. Có thể thấy, kết quả của công tác đánh giá chưa thực sự đạt hiệu quả, chính xác, chưa phản ánh được thực tế làm việc và công sức bỏ ra.
Sáu là, một số trường hợp CC chưa có sự tự kiểm điểm bản thân cao.
Khi đánh giá và làm báo cáo đánh giá, một số CC có xu hướng che giấu khuyết điểm của mình, khơng dám nói thẳng nói thật. Điều này làm ảnh hưởng đến tính trung thực và cơng bằng của ĐGTHCV.
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
Một là, thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền như
UBND huyện, thanh tra tỉnh đối với quá trình thực hiện kế hoạch đánh giá, vì vậy tồn tại trường hợp một vài địa phương tiến hành qua loa mà không căn cứ vào thực tế, không bám sát kế hoạch;
Hai là, thiếu tính sáng tạo khi sử dụng các phương pháp đánh giá, tư
tưởng cứng nhắc, khuôn mẫu tồn tại trong suy nghĩ của người triển khai công tác đánh giá thực hiện cơng việc. Những tiêu chí đã được nêu ra trong văn bản hướng dẫn hay nghị định chính phủ được áp dụng trực tiếp và rập khn thay vì cân nhắc xem tình hình đánh cán bộ tại địa phương nên căn cứ, tập trung những tiêu chí cụ thể nào để có kết quả chính xác nhất;
Ba là, năng lực của đội ngũ quản lý còn hạn chế, chưa thể ứng dụng kết
quả đánh giá một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Hơn nữa một số lãnh đạo cấp ủy còn chậm đổi mới tư duy về công tác ĐGTHCV trong điều kiện mới,
51
chưa đầu tư đúng mức thời gian, cơng sức cho cơng tác đánh giá. Khơng ít người lãnh đạo nắm khơng chắc quy trình đánh giá, thực hiện đánh giá sai lệch, thiếu khách quan và có định kiến, vẫn diễn ra tình trạng bè phái, vụ lợi;
Bốn là, tư tưởng của một số công chức là chạy theo danh hiệu mà
không quan tâm đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, mặt khác họ không nhận thức được tầm quan trọng và hệ quả của kết quả đánh giá nếu có sự sai lệch, tinh thần phê bình và tự phê bình chưa cao;
Năm là, nhận thức của người dân chưa cao về vai trị của cơng tác đánh
giá đội ngũ công chức cấp xã. Người dân sử dụng dịch vụ cơng nhưng khơng đánh giá chính xác, khách quan mà nâng đỡ cho người quen, người thân để được họ thành tích.
52
Tiểu kết chương 2
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý chung ở chương 1 là tiền đề cho nội dung thực tiễn về công tác ĐGTHCV của đội ngũ CC cấp xã tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Trước tiên, ở đầu chương 2, giới thiệu về huyện Thủy Nguyên với những đặc điểm về tự nhiên và điều kiện kinh tế, văn hóa-xã hội. Bên cạnh những đặc điểm về tự nhiên, tôi đã thống kê đặc điểm của đội ngũ CC cấp xã tại huyện Thủy Nguyên thông qua những số liệu thu thập được từ Phịng Nội vụ Huyện. Đồng thời, tơi đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác ĐGTHCV của đội ngũ CC cấp xã huyện Thủy Nguyên trong thời gian vừa qua về thực trạng xác định mục tiêu đánh giá, lựa chọn tiêu chí và phương pháp đánh giá, lựa chọn chu kỳ đánh giá, lựa chọn người đánh giá, tiếp xúc đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá. Từ những phân tích thực trạng, tôi đánh giá hiệu quả công tác ĐGTHCV của đội ngũ CC cấp xã tại huyện Thủy Nguyên qua mặt ưu điểm và nhược điểm. Dựa trên cơ sở đó, tơi đề xuất giải pháp ở chương 3.
53
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÁNH
GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ CƠNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THỦY NGUN, THÀNH
PHỐ HẢI PHỊNG